Tội đánh bạc là gì? Tại ngoại là gì? Điều kiện để được xin tại ngoại? Tội đánh bạc có được bảo lãnh tại ngoại không?
Tệ nạn đánh bạc không phải bây giờ mới xuất hiện mà nó đã tồn tại từ nhiều năm trước đây, tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã hội thì hành vi đánh bạc ngày càng có nhiều biểu hiện tinh vi với nhiều hình thức, mức độ khác nhau và quy mô ngày một lớn hơn.
Căn cứ pháp lý:
–
–
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Tội đánh bạc là gì?
Đánh bạc là hành vi một hay nhiều người cùng nhau tham gia cá độ dưới bất kì hình thức nào như xóc đĩa, bầu tôm, chọi gà, đua xe… mà sau đó người thắng sẽ nhận được của người thua một khoản tiền có thể là tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ hay hiện vật như ô tô, xe máy,….
Thực chất tệ nạn cờ bạc xảy ra thường xuyên là do con người ảo tưởng về sức mạnh của đồng tiền, tin tưởng vào những trò chơi may rủi và mong muốn kiếm tiền một cách dễ dàng mà không cần phải lao động hay đổ mồ hôi công sức.
1.1. Nguyên nhân dẫn đến tội đánh bạc:
– Xuất phát từ những người chơi: Cờ bạc đánh vào lòng tham, khiến cho con người ảo tưởng về sức mạnh của đồng tiền với mong muốn nhàn hạ không cần làm việc, bỏ sức lao động, bỏ mồ hôi công sức mà vẫn có tiền để chi tiêu, phó mặc cho sự may rủi và nghĩ rằng chỉ cần chơi thôi cũng kiếm được tiền.
– Xuất phát từ truyền thống từ lâu đời của Việt Nam: Trong những lễ hội hay lễ tết người dân Việt Nam hay tổ chức những trò chơi như chọi gà, xóc đĩa, ba cây, tú lơ khơ để giải khuây coi đây là một trò chơi mang lại niềm vui không thể thiếu trong những dịp này dần dần nó trở thành truyền thống và thói quen.
– Xuất phát từ khâu quản lí Nhà nước: Chưa có chế tài xử phạt rõ ràng giữa xử phạt hành chính; và hình sự gây khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền xử lí. Công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong việc phòng, chống tệ nạn cờ bạc vẫn chưa chặt chẽ và triệt để.
1.2. Biện pháp phòng chống tệ nạn cờ bạc:
– Mỗi người cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hiểu rõ những tác hại về kinh tế cũng như đời sống mà tệ nạn cờ bạc đem đến, đồng thời cần phải chia sẻ và phân tích cho người thân của mình để tránh xa những tệ nạn xã hội về cơ bạc, giúp cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
– Nhà nước cần có những chính sách phát triển kinh tế phù hợp tùy từng vùng miền để mang lại sự phát triển cần bằng, giảm thiểu sự phân hóa giàu nghèo. Bên cạnh đó cần có những biện pháp để tuyên truyền nâng cao kiến thức và sự hiểu biết cho người dân về pháp luật đặc biệt là liên quan đến vấn đề tệ nạn cờ bạc. Đồng thời nhà nước cũng cần tạo thêm nhiều công ăn việc làm, khuyến khích người dân tham gia vào thị trường lao động, tang gia sản xuất giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tránh tình trạng người dân không có việc làm dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội như cờ bac, trộm cắp, …
– Bên cạnh việc nâng cao hiểu biết của người dân Nhà nước cũng cần phải hoàn thiện hệ thống các khung pháp lý về tệ nạn cờ bạc, có những văn bản hướng dẫn và phân định rõ nhiệm vụ, chức năng của các cơ quan trong công tác phòng, chống tệ nạn cờ bạc. Ngoài ra, cần có những biện pháp răn de, xử lý nghiêm minh đối với những đối tượng tham gia đánh bạc cũng như tổ chức đánh bạc để làm gương cho người dân.
2. Tại ngoại là gì? Điều kiện để được xin tại ngoại:
Khi một người bị khởi tố và có quyết định khởi tố của Viện Kiểm Sát thì Cơ quan điều tra sẽ tiến hành tạm giam để tránh trường hợp bỏ trốn, xóa dấu vết phạm tội, …Tuy nhiên trong một số trường hợp tùy từng tính chất và mức độ phạm tội, người thân có quyền bảo lãnh cho bị can và Cơ quan công an sẽ xem xét để bị can không phải tạm giam, đó là tại ngoại.
Tại ngoại là một hình thức thể hiện sự khoan hồng của pháp luật đối với bị can và cơ quan sẽ xem xét mức độ vi phạm của bi can mà cho bị can không cần phải tạm giam trong quá trình điều tra. Trong quá trình điều tra vụ án, bị can được tại ngoại vẫn cần phải đến Tòa án hoặc Cơ quan điều tra khi có lệnh triệu tập
Căn cứ vào Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về điều kiện để được bảo lãnh bao gồm:
“1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
2. Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.
Trong giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
3. Bị can, bị cáo được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
b) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
c) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.
4. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định bảo lĩnh. Quyết định của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
5. Thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh để bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của pháp luật.”
3. Tội đánh bạc có được bảo lãnh tại ngoại không?
Theo quy định của
Khoản 2 Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về tạm giam đối với tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng như sau:
“2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:
a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.”
Như vậy, trường hợp với tội đánh bạc mà không thuộc một trong các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 119 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 thì người thân của người phạm tội có quyền bảo lãnh cho người phạm tội tại ngoại.