Để được giải quyết ly hôn, hai bên vợ chồng phải có đơn xin ly hôn gửi TAND cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. Vậy, các câu hỏi Toà án hay hỏi trong phiên hoà giải ly hôn như thế nào? Những câu hỏi thường gặp khi ra Tòa ly hôn như thế nào? Nên trả lời thế nào trong phiên Tòa ly hôn?
Mục lục bài viết
1. Các câu hỏi Toà hay hỏi khi tiến hành hoà giải ly hôn:
Hòa giải là việc bên thứ ba tiến hành thuyết phục, hỗ trợ cho các bên trong thỏa thuận, thương lượng để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bất đồng với nhau. Hòa giải có thể được tiến hành tại cơ sở, tòa án hoặc trung tâm trọng tài thương mại,… để giải quyết các tranh chấp về ly hôn, lao động, thương mại,…
Giải quyết yêu cầu ly hôn bằng phương thức hòa giải có ý nghĩa to lớn trong việc hàn gắn mối quan hệ, giải quyết xung đột vợ chồng, hướng tới giải quyết vụ việc một cách hài hòa, nhanh chóng. Theo đó nên việc tiến hành Hòa giải tại Tòa án đối với trường hợp ly hôn thuận tình được áp dụng theo quy định tại Điều 397
Khi tiến hành hòa giải trước ly hôn thường Tòa sẽ hỏi các câu sau:
- Hoàn cảnh gia đình;
- Nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn giữa vợ chồng là gì?
- Nguyện vọng của vợ, chồng ra sao?
- Hướng giải quyết con chung ra sao?
Mục đích Tòa hỏi những câu hỏi đó khi ly hôn để làm rõ tình hình để từ đó có hướng hòa giải cho phù hợp.
2. Những câu hỏi thường gặp khi ra Tòa ly hôn:
2.1. Những câu hỏi về tình cảm:
Đầu tiên, trong quá trình ly hôn Tòa sẽ hỏi những câu hỏi mang tính chất tình cảm, điển hình như:
– Cả hai bên kết hôn có trải qua tìm hiểu không?
– Đăng ký kết hôn ngày tháng năm nào, ở đâu? có đúng thủ tục theo quy định của pháp luật hay không?
– Sau khi kết hôn, vợ chồng chung sống ở đâu?
– Còn sống chung với nhau hay đã ly thân?
– Ly thân bao lâu?
– Tình cảm vợ chồng mâu thuẫn ra sao?
– Có thực sự trầm trọng đến mức không thể hòa giải không?
– Hai vợ, chồng đã cân nhắc kỹ trước khi yêu cầu ly hôn chưa?
– Vợ chồng yêu cầu Tòa án giải quyết thế nào?
– Hai vợ, chồng đã lường trước tương lai sau khi ly hôn sẽ nảy sinh vấn đề gì chưa?
– Gia đình hai bên có biết về ly hôn không? Phản ứng, ý kiến như thế nào?
– Vợ chồng có tài sản chung không?
– Vợ chồng có bao nhiêu người con chung?
– Hai vợ chồng có thỏa thuận được về vấn đề tài sản, con cái chung không?
– Vợ chồng có tài sản chung không?
– Hai vợ chồng có cần thêm thời gian suy nghĩ lại vấn đề ly hôn không?
2.2. Những câu hỏi về tài sản:
Việc chia tài sản khi ly hôn của vợ chồng là một vấn đề hết sức phức tạp và thường xảy ra rất nhiều tranh chấp. Để đảm bảo chia tài sản công bằng và hợp lý Tòa án sẽ hỏi vợ, chồng những câu hỏi sau để đưa ra quyết định về tài sản khi ly hôn:
+ Hai vợ, chồng đã thỏa thuận và đạt được thống nhất việc phân chia tài sản chung khi ly hôn chưa?
+Trước khi kết hôn hai vợ chồng có xác lập thỏa thuận về mặt tài sản không?
+ Hai vợ chồng có tài sản chung không? Gồm những gì?
+ Trong quá trình chung sống vợ chồng có nợ chung không? Có cầm cố, thế chấp, hay đang trong nghĩa vụ tài sản với ai không? Nếu có thì chủ nợ là ai? Giá trị bao nhiêu?
+ Khoản nợ của vợ chồng đã phân chia chưa? Phân chia như thế nào? Có yêu cầu Tòa công nhận không
+ Vợ, chồng có tranh chấp về tài sản riêng không?
2.3. Những câu hỏi về con cái:
Bên cạnh vấn đề ly hôn, chia tài sản thì vấn đề con cái cũng thường hay xảy ra tranh chấp giữa vợ, chồng. Để xác định ai là người có quyền và nghĩa vụ nuôi con sau khi ly hôn Tòa án có thể đưa ra những câu hỏi như sau:
+ Vợ chồng có bao nhiêu người con chung? Có con riêng không?
+ Con cái tên gì? Sinh năm bao nhiêu? Giới tính?
+ Vợ chồng đã thỏa thuận về việc ai sẽ là người nuôi con sau khi ly hôn chưa? Ai sẽ là người nuôi con?
+ Hỏi bên còn lại có cấp dưỡng nuôi con không?
+ Cấp dưỡng nuôi con bao nhiêu?
3. Trả lời thế nào trong phiên Tòa ly hôn?
Thứ nhất, bạn phải trả lời trung thực các câu hỏi của Tòa, nói đúng trọng tâm câu hỏi và nêu lên ý muốn của mình. Trong phiên hòa giải khi ly hôn nêu rõ mong muốn ly hôn hoặc mong muốn hàn gắn lại tình cảm gia đình để Tòa án xem xét có thể cứu vãn được cuộc hôn nhân này không
Thứ hai, nói rõ quan điểm của mình về vấn đề tài sản chung của hai vợ, chồng có muốn Tòa án giải quyết không hay tự thỏa thuận với nhau. Nếu có tranh chấp về tài sản chung thì cần chuẩn bị những bằng chứng, chứng minh để bảo vệ cho quan điểm của mình. Tòa án sẽ dựa vào đó và những nguyên tắc quy định của pháp luật để chia tài sản chung của vợ chồng một cách công bằng nhất. Trường hợp tranh chấp về tài sản riêng của vợ chồng thì người có tài sản riêng phải chứng minh được đó là tài sản riêng của mình. Việc chứng minh có thể bằng sự công nhận của bên kia hoặc bằng các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu riêng của mình. Trong trường hợp không chứng minh được đó là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó sẽ là tài sản chung của vợ chồng.
Thứ ba, trong trường hợp bạn muốn giành quyền nuôi con, bạn cần nắm rõ và chỉ ra lợi thế của bản thân trong tranh chấp này. Ví dụ như những ưu thế của mình về điều kiện vật chất, môi trường sống cho con, nêu ra mong muốn của con,…. Tòa sẽ dựa trên những điều này để giao quyền chăm con cho bố hoặc mẹ để đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho con.
Thứ tư, nêu ra những chứng cứ bất lợi của đối phương nếu đối phương có hành vi sai phạm như ngoại tình, bạo lực gia đình, nghiện ngập,… khi nêu ra những điều này sẽ giúp bạn giành được những lợi thế hơn so với đối phương. Tuy nhiên, khi mình nêu ra những hành vi này cần phải kèm theo những chứng cứ xác thực để chứng minh hành vi này. Và khi thu thập bằng chứng bạn phải đảm bảo được tính hợp pháp của chứng cứ này.
4. Những kiến thức pháp luật cần biết trước khi ra Toà ly hôn:
Quy trình ly hôn thuận tình
Để tiến hành thủ tục ly hôn thuận tình, trước tiên, các bên phải nộp đơn đề nghị ly hôn tại
Tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm phải được nộp tại Chi cục thi hành án quận/huyện và sau đó biên lai của khoản tiền này phải được trình cho Tòa án. Khi Tòa án đã tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, trong khoảng thời gian 15 ngày, một thẩm phán được phân công nhiệm vụ tiến hành mở phiên hòa giải.
Nếu trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày mở phiên hòa giải mà các bên không thay đổi quan điểm, Tòa án sẽ công nhận việc thuận tình ly hôn và ban hành quyết định ly hôn. Quyết định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày Tòa án ban hành
Quy trình ly hôn đơn phương
Nộp hồ sơ về việc xin thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền
+ Tòa án kiểm tra đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ trong vòng 03 ngày làm việc;
+ Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án
Thời hạn chuẩn bị xét xử với vụ án về hôn nhân gia đình tối đa là 04 tháng. Trong thời gian chuẩn bị xét xử, tòa án sẽ gửi thông báo mời các đương sự có mặt tại tòa để tiến hành đánh giá chứng cứ, tài liệu và hòa giải cho các bên. Hết thời hạn chuẩn bị xét xử, nếu không hòa giải được cho các bên thì thẩm phán ra quyết định mở phiên tòa xét xử vụ việc. Trường hợp bị đơn không có mặt tại phiên tòa mà không có đơn xin vắng mặt thì thẩm phán sẽ hoãn phiên tòa và ấn định ngày xét xử lần 2. Nếu bị đơn vắng mặt ở phiên xét xử lần 2 thì tòa án sẽ xem xét bằng chứng mà nguyên đơn cung cấp, nếu có đủ căn cứ để giải quyết vụ việc thì phiên xét xử vẫn được tiến hành. Ngược lại, nếu không có đủ căn cứ để giải quyết, tòa án sẽ trả lại hồ sơ cho nguyên đơn
Khi tiến hành ly hôn đơn phương cần chú ý:
+ Đương sự trong vụ án ly hôn được ủy quyền cho người khác thực hiện hồ sơ, thủ tục, không ủy quyền tham gia tố tụng.
+ Nguyên đơn phải có mặt tại phiên tòa, nếu có lý do chính đáng không có mặt được tại phiên tòa khi tòa án triệu tập phải có đơn đề nghị hoãn phiên tòa.
+ Nguyên đơn không có mặt tại phiên xét xử và không có lý do chính đáng thuộc trường hợp từ bỏ quyền khởi kiện, tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết và trả hồ sơ cho người nộp.
Thẩm quyền của Tòa án giải quyết ly hôn:
Tòa án có quyền quyết định xử cho ly hôn hay bác đơn yêu cầu ly hôn. Tòa án giải quyết trên căn cứ cơ sở pháp luật và tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận các bên:
Nếu thuận tình ly hôn, các bên có thể nộp đơn ly hôn thuận tình tại Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi vợ/chồng cư trú hoặc một trong hai bên đang làm việc hoặc theo sự thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết để thuận tiện cho việc ly hôn.
Nếu ly hôn đơn phương thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc. Ví dụ: nếu vợ có đơn yêu cầu ly hôn thì phải nộp đơn ly hôn tại nơi chồng cư trú hoặc làm việc.
Quan hệ về con chung:
– Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn:
Pháp luật quy định sau ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Một bên trực tiếp nuôi con và một bên có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Vợ, chồng có thể tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Nếu không đạt thỏa thuận được thì Tòa án xem xét và quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi (căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con), nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Con dưới ba sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu như các bên không có thỏa thuận khác.
– Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con vì lợi ích của con hoặc theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên. Việc thay đổi này sẽ được thực hiện trong trường hợp người con không được bảo đảm quyền lợi về mọi mặt và có nguyện vọng nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.
Quan hệ về tài sản:
– Chia tài sản chung khi ly hôn:
Việc phân chia tài sản khi ly hôn do các bên có thể tự thoả thuận. Trường hợp các bên không thể đat thoả thuận, Toà án sẽ giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
– Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, bên cạnh đó Tòa có thể xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này.
– Vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình sẽ được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp;
– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
– Tài sản chung có thể được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.