Giáo viên/Giảng viên có được kết hôn với học sinh/ sinh viên không? Giáo viên/ giảng viên kết hôn với học sinh/ sinh viên có bị kỷ luật không?
Giáo viên, giảng viên là bộ phận những người trong ngành giáo dục, đi đầu với trọng trách hướng dẫn, dạy dỗ và giáo dục một bộ phận học sinh, sinh viên. Thời gian gần đây có không ít những vấn đề liên quan đến việc quen biết và kết hôn giữa hai bộ phân này nên vấn đề được quan tâm hơn hết là liệu giáo viên, giảng viên có được phép kết hôn với học sinh, sinh viên hay không?
Căn cứ pháp lý:
–
–
– Bộ luật Hình sự 2015;
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Giáo viên/Giảng viên có được kết hôn với học sinh/ sinh viên không?
Trước hết, giáo viên, giảng viên là những người giảng dạy, giáo dục cho học viên, lên kế hoạch tiến hành và phát triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy trong phạm vi nhà trường, còn học sinh, sinh viên là những người trực tiếp tiếp nhận sự giảng dạy, giáo dục đó.
Khi giáo viên/ giảng viên công tác tại cơ sở giáo dục thì có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ giảng dạy theo mục tiêu giáo dục và thực hiện một cách đầy đủ, có chất lượng chương trình giáo dục đã được phê duyệt. Tiếp đến là người giảng dạy kiến thức cho học sinh, sinh viên, nhà giáo phải là tấm gương trong việc thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử nhà giáo. Ngoài ra, giáo viên phải giữ gìn uy tín, danh dự của nhà giáo, tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học. Thêm vào đó, giáo viên phải thường xuyên học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất, đạo đức, tư tưởng chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới và tìm kiếm các phương pháp giảng dạy phù hợp với người học.
Với truyền thống, phong tục tập quán lâu đời thì thầy và trò là một mối quan hệ rất được tôn trọng. dựa trên nền tảng sự biết ơn, tôn kính.
Thứ hai, căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định điều kiện kết hôn như sau:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nghiêm cấm các hành vi như sau:
“a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.”
Có thể thấy, quy định pháp luật đã nêu trên thì không có quy định nào nghiêm cấm việc giáo viên, giảng viên kết hôn với học sinh sinh viên. Tuy nhiên, những nhóm đối tượng trên muốn kết hôn phải đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, như điều kiện về việc đăng ký kết hôn và hơn hết là kết hôn không thuộc hành vi pháp luật nghiêm cấm.
2. Giáo viên/ giảng viên kết hôn với học sinh/ sinh viên có bị kỷ luật không?
Giáo viên/ giảng viên kết hôn với học sinh/ sinh viên không thuộc điều cấm của luật. Tuy nhiên, khi không đáp ứng đủ điều kiện để kết hôn theo đúng quy định của pháp luật thì căn cứ theo Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức, thì hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với hành vi vi phạm lần đầu và gây hậu quả ít nghiêm trọng, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
“1. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;
2. Vi phạm quy định của pháp luật về: thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức; kỷ luật lao động; quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;
3. Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;
4. Không chấp hành quyết định phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong đơn vị;
5. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
6. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
7. Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
8. Vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình hoạt động nghề nghiệp;
9. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.”
Theo đó, nếu giáo viên/ giảng viên kết hôn với học sinh/ sinh viên nhưng không đáp ứng được các điều kiện kết hôn theo đúng quy định của pháp luật thì có thể bị kỷ luật với hình thức như khiển trách, hình thức kỷ luật sa thải,… phụ thuộc vào hậu quả gây ra.
Cụ thể, với hình thức xử lý kỷ luật sa thải, giáo viên/ giảng viên nếu phạm vào các trường hợp như:
“1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;
3. Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;
4. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
5. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.”
Căn cứ theo quy định tại điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức như trên thì áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc cho giáo viên/giảng viên với các trường hợp như đã bị xử lý kỷ luật nhưng vẫn tái phạm, có hành vi vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Trong nhiều trường hợp, giáo viên/giảng viên có hành vi ngoại tình với học sinh/sinh viên. Khi giáo viên có hành vi ngoại tình thì chưa đủ căn cứ để áp dụng hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc nêu trên. Tuy nhiên, với trường hợp này, giáo viên sẽ vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể:
“Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng:
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”
Theo đó, khi hành vi ngoại tình mà bị xử phạt theo Điều 182 của Bộ luật hình sự 2015 thì mới đủ căn cứ để áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với giáo viên.
Như vậy, giáo viên/giảng viên có thể kết hôn với học sinh/sinh viên, chỉ khi đảm bảo đầy đủ điều kiện kết hôn theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với thuần phong mỹ tục của quốc gia.