Cùng với sự phát triển về nền kinh tế của nước ta hiện nay thì nghề đấu giá viên cũng đang được xem là một “ nghề hót”. Vậy, Đấu giá viên là gì? Các hình thức hành nghề của đấu giá viên được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1.Đấu giá viên là gì?
Căn cứ theo các quy định tại Luật Đấu giá tài sản 2016 và các văn bản hướng dẫn luật thì hiện tại vẫn chưa có văn bản nào quy định về khái niệm đấu giá viên là gì. Tuy nhiên, dựa vào các quy định liên quan về tiêu chuẩn, điều kiện, các công việc mà đấu giá viên được thực hiện thì ta có thể hiểu đấu giá viên là người hoạt động trong lĩnh vực pháp lý và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá khi đạt những tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
Vậy để trở thành một đấu giá viên bạn cần phải làm gì? Tiêu chuẩn để trở thành đấu giá viên được quy định rõ tại điều 10 Luật Đấu giá tài sản 2016, theo đó, một người muốn trở thành đấu giá viên phải đáp ứng được các tiêu chuẩn như sau:
Thứ nhất, người muốn trở thành đấu giá viên phải là công dân Việt Nam (người có quốc tịch Việt Nam) và thường trú tại Việt Nam. Bên cạnh đó, pháp luật cũng yêu cầu đấu giá viên phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; Do đó, có thể hiểu, nếu bạn là người có quốc tịch nước ngoài bạn không thể trở thành một đấu giá viên tại Việt Nam.
Thứ hai, để trở thành đấu giá viên thì phải có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật hoặc kinh tế hoặc kế toán hoặc tài chính, ngân hàng. Như vậy, không phải học bất kỳ đại học nào hoặc bất kỳ chuyên ngành nào cũng có thể trở thành đấu giá viên. Chỉ một số ngành học mà pháp luật quy định nêu trên mới có thể trở thành đấu giá viên.
Thứ ba, nếu muốn trở thành đấu giá viên bạn cần phải tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá trừ trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, để trở thành đấu giá viên thì bạn phải đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.sau đó bạn nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá tới Bộ Tư pháp để được cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá theo quy định pháp luật.
Như vậy, có thể thấy, không phải ai cũng có thể trở thành đấu giá viên và con đường để trở thành một đấu giá viên cũng yêu cầu, đòi hỏi bạn phải trải qua nhiều bước. Nếu muốn trở thành một đấu giá viên trước hết bạn cần đáp ứng đủ các điều kiện như đã nêu trên.
2. Quyền và nghĩa vụ của đấu giá viên:
Mỗi một ngành nghề đều có những nguyên tắc riêng, người hoạt động trong lĩnh vực đấu giá cũng có những quyền lợi được đảm bảo và luôn đi kèm theo những nghĩa vụ cần phải thực hiện. Cụ thể về quyền và nghĩa vụ của đấu giá viên được quy định rất rõ tại điều 19,
– Đấu giá viên được phép hành nghề trên toàn lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt về nơi cư trú của đấu giá viên để phân vùng hoạt động, hành nghề của đấu giá viên;
– Đấu giá viên được trực tiếp điều hành cuộc đấu giá;
– Khi phát hiện người tham gia đấu giá có hành vi vi phạm đấu giá viên có quyền truất quyền tham dự cuộc đấu giá của người tham gia đấu giá
– Được quyền yêu cầu dừng cuộc đấu giá khi phát hiện có hành vi thông đồng, dìm giá hoặc gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá và
– Đấu giá viên có quyền điều hành cuộc đấu giá theo hợp đồng giữa Hội đồng đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản nơi đấu giá viên hành nghề trong trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng thực hiện hoặc tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng trong trường hợp tổ chức tự đấu giá;
– Đấu giá viên thực hiện quyền hướng dẫn, giám sát việc tập sự của người tập sự hành nghề đấu giá;
Bên cạnh các quyền thì Đấu giá viên sẽ có các nghĩa vụ sau đây:
– Tuân thủ nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản. Khi thực hiện điều hành cuộc đấu giá tài sản, các đấu giá viên phải luôn tuân thủ theo các quy định về nguyên tắc, trình tự và thủ tục đấu giá tài sản. Trường hợp nếu vi phạm đấu giá viên sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
– Đấu giá viên phải tuân theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên. Mỗi ngành nghề đều có những quy tắc đạo đức nghề nghiệp riêng, những quy tắc này quy định các chuẩn mực đạo đức, hành vi ứng xử của đấu giá viên trong hành nghề đấu giá, từ những quy tắc này các đấu giá viên sẽ có căn cứ để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức khi hành nghề từ đó nâng cao uy tín của đấu giá viên trong hoạt động đấu giá tài sản. Vì vậy, các đấu giá viên phải luôn tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
– Đấu giá viên phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước tổ chức đấu giá tài sản về cuộc đấu giá do mình thực hiện.
– Khi nhận hướng dẫn, giám sát cho các tập sự thì đấu giá viên phải chịu trách nhiệm về các công việc do người tập sự hành nghề đấu giá mà mình hướng dẫn thực hiện
– Tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Việc tham gia bảo hiểm vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của đấu giá viên. Nó góp phần đảm bảo trách nhiệm cũng như bảo vệ quyền lợi của đấu giá viên khi hành nghề
3. Các hình thức hành nghề của đấu giá viên?
Đấu giá viên, có thể hành nghề dưới nhiều hình thức, cụ thể tại khoản 1 Điều 18, Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định hình thức hành nghề đấu giá viên như sau :
– Hành nghề tại Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản;
– Hành nghề tại doanh nghiệp đấu giá tài sản;
– Hành nghề tại tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.
Theo đó, có thể thấy, đấu giá viên có hình thức hành nghề khá đa dạng, không bị bó buộc trong một tổ chức nhất định nào. Đấu giá viên có thể lựa chọn hình thức hành nghề phù hợp với khả năng, trình độ của mình để phát triển.
Tuy nhiên, khi hành nghề theo một trong các hình thức nêu trên thì đấu giá viên phải tuân theo các quy định như:
Khi hành nghề đấu giá tại Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản đấu giá viên phải thực hiện theo quy định của Luật Đấu giá tài sản, pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về viên chức.
Khi hành nghề đấu giá tại doanh nghiệp đấu giá tài sản thì đấu giá viên phải thực hiện thông qua hình thức thành lập doanh nghiệp hoặc tham gia thành lập hoặc đấu giá viên làm việc theo
Khi hành nghề đấu giá tại tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng thì các đấu giá viên phải thực hiện theo quy định của Luật Đấu giá tài sản và pháp luật về lao động.
4. Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá:
Như đã nêu ở trên, để trở thành một đấu giá viên, các cá nhân khi đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn của một đấu giá viên thì cá nhân phải nộp hồ sơ để xin cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá. Việc cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá cho đấu giá viên được thực hiện theo quy định tại điều 14,
Về hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá: Các cá nhân cần chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu sau đây:
Một là, Giấy đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá theo mẫu
Hai là, Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;
Ba là, Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá;
Bốn là, Văn bản xác nhận đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá;
Năm là, Phiếu lý lịch tư pháp;
Sáu là, Một ảnh màu cỡ 3cm x 4cm.
Về trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá: Việc cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá được thực hiện theo trình tự như sau:
Bước 1: Người có yêu cầu xin cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá nộp 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ đã liệt kê ở trên gửi đến Bộ Tư Pháp. Khi gửi hồ sơ phải kèm theo lệ phí theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ và trả kết quả: Các cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá thực hiện quy trình cụ thể như sau:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá;
Trường hợp nếu hồ sơ của cá nhân yêu cầu cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá bị thiếu giấy tờ hoặc không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có quyền từ chối nhận hồ sơ của cá nhân đó, tuy nhiên cán bộ từ chối phải thực hiện việc
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật đấu giá tài sản 2016