Đặc điểm của súng mô hình, súng giả? Sử dụng súng giả có bị xử phạt không?
Hiện nay, việc sản xuất súng mô hình, súng giả đang có dấu hiệu gia tăng. Các loại súng mô hình, súng giả xuất hiện ngày càng tràn lan trên thị trường. Số lượng người sử dụng các loại súng này ngày càng lớn. Một câu hỏi được rất nhiều người đặt ra là: Sử dụng súng mô hình, súng giả có bị xử phạt không? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc đi tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này:
Căn cứ pháp lý:
–
–
Mục lục bài viết
1. Đặc điểm của súng mô hình, súng giả:
– Súng mô hình, súng đồ chơi là những loại súng có hình dáng, kích thước tương đương với súng thật. Tuy nhiên, cấu tạo bộ phận, chức năng, giá trị sử sử dụng bên trong không như súng thật.
– Những loại súng mô hình này không mang tính chuyên dụng như bản chất của súng thật, song tính sát thương mà nó mang lại vô cùng lớn. Như đã nói, hình dáng bên ngoài của các loại súng này giống y hệt súng thật. Mô hình súng có thể gây sát thương cho người khác khi nó được sử dụng làm vũ khí.
– Hiện nay, việc sản xuất súng mô hình, súng giả ngày càng nhiều. Bởi thực trạng sử dụng những loại này ở nước ta đang có dấu hiệu gia tăng. Giới trẻ ngày càng ưa chuộng, săn mua sử dụng các loại súng mô hình, súng giả. Nhiều đối tượng sư dụng súng mô hình vào mục đích xấu như đe doa, đánh nhau. Từ đó, dẫn đến việc một số thành phần lợi dụng điều này để tổ chức sản xuất, buôn ban súng mô hình, súng giả.
– Súng mô hình, súng giả ấn chứa rất nhiều tác hại tiềm ẩn:
+ Thứ nhất, hình dáng của nó rất giống súng thật. Điều này giúp những thành phần có ý đồ xấu sử dụng các loại súng này để đe dọa, khủng bố tinh thân và uy hiếp người khác nhằm đạt được mục đich của bản thân.
Ví dụ: Việc mua súng thật đắt đỏ và khó khăn, nên Nguyễn Văn H đã mua một khẩu súng giả trên thị trường. Khẩu súng giả này có hình dáng giống hệt súng ngắn thật. Nguyễn Văn H sử dụng súng giả này để đi cướp tài sản. Đến nhà nạn nhân là chị Nguyễn Thị K, sau khi biết chỉ có một mình chị K ở nhà, H đã xông vào. Hắn rút súng giả dí vào đầu chị H, dọa chị H không được lên tưởng, không hắn sẽ bắn. Thấy súng, chị K sợ. Chị không dám la lên kêu cứu. Đồng thời, dưới sự đe dọa của Nguyễn Văn H, chị K lấy hết tài sản có trong nhà ra đưa cho đối tượng này.
+ Thứ hai, súng mô hình và súng giả tràn lan trên thị trường, khiến ai muốn cũng có thể dễ dàng mua sở hữu. Điều này hình thành nên những tiềm ẩn đáng sợ. Tạo điều kiện cho giới trẻ mua và sử dụng. Việc tiếp cận với mô hình súng có cấu tạo và hình dáng tương đương với súng thật khiến giới trẻ hình thành nên tư duy xấu: Thích bạo lực, tò mò, muốn khám phá và tìm hiểu súng thật…
+ Thứ ba, súng mô hình và súng giả được sử dụng rộng rãi sẽ tạo ra hình ảnh văn hóa xấu cho nước nhà. đồng thời, nó được xem là hung khí tạo ra thương tích trong những cuộc ẩu đả không mong muốn ở giới trẻ hiện nay.
2. Sử dụng súng mô hình, súng giả có bị phạt không?
Theo quy định của pháp luật, các loại đồ chơi bị cấm bao gồm:
– Các loại đồ chơi có hình dáng giống như các loại súng trường, súng tiểu liên, súng ngắn:
+ Súng nén hơi, nén lò xo bắn đạn nhựa hoặc đạn các loại.
+ Súng bắn phun nước, bắn phát quang hoặc bắn gây nổ.
– Các loại bật lửa có hình dáng quả lựu đạn hoặc hình dáng súng ngắn.
– Các loại kiếm, mác, lưỡi lê, dao găm, cung, nỏ làm bằng gỗ, tre, nhựa, giấy nén.
Như vậy, súng mô hình, súng giả được xem là các loại đồ chơi bị cấm theo quy định của pháp luật. Bởi súng mô hình được sản xuất dựa trên hình dạng của các loại súng thật. Việc sản xuất các loại súng giả này gây ảnh hưởng trực tiếp đến trật tự xã hội cũng như an chung của Nhà nước.
Sử dụng súng mô hình, súng giả sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
2.1. Xử phạt vi phạm hành chính:
– Điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định như sau:
“Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm:
1.Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…c) Cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm.”
Với hành vi sử dụng mô hình súng, súng giả, người sử dụng hoàn toàn có thể bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Nếu trẻ em là chủ thể sử dụng, người đại diện theo pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi cho trẻ em sử dụng loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm. Thực tế, việc xử phạt hành chính mang tính chất răn đe, để người sử dụng điều chỉnh hành vi của mình, biết súng mô hình là một trong những đồ chơi cấm theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, tính chặt chẽ ở pháp luật thể hiện ở chỗ, phạt tiền người lớn nếu họ là chủ thể cho trẻ em sử dụng loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm. Bởi lẽ, trẻ em là những cá thể chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tác động vào người lớn để họ răn đe con em mình, hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng đồ chơ giả mà pháp luật cấm: mô hình súng, súng đồ chơi.
Ví dụ: Cháu Đặng Minh Ngọc A, 13 tuổi, sử dụng súng mô hình. Cháu mua súng mô hình tiểu liên AK của đối tượng Nguyễn Văn V bán trên mạng. Từ ngày mua súng, hôm nao cháu cũng mang súng đi học chơi. Ngày 23/4, cháu Đặng Minh Ngọc A mâu thuẫn với một bạn cùng lớp là cháu Trần Văn L, 12 tuổi. Trong lúc đôi co, cháu A đã sử dụng súng đánh vào đầu bạn. Súng mô hình AK này rất dài và cứng. Cháu Trần Văn L bị A đánh vào đầu, chảy máu, ngất xỉu tại chỗ. Nhà trường vội đưa cháu L đến bệnh viện. Qua kiểm tra, cháu L bị chấn thương sọ não. Gia đình cháu Lê Văn L nhờ cơ quan chức năng vào cuộc. Qua tiến hành điều tra, cơ quan chức năng phát giác ra cháu A sử dụng súng mô hình. Cán bộ chức năng đã tiến hành lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính bố mẹ cháu A, về việc để cháu chơi súng giả.
2.2. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
Khoản 1 Điều 191 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm như sau:
“1. Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 249, 259, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilogam đến dưới 100 kilogam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;
b) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;
c) Pháo nổ từ 06 kilogam đến dưới 40 kilogam;
d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;”
Nhà nước và pháp luật có những quy định hết sức rõ ràng về việc xử lý hành vi tàng trữ, sử dụng hàng cấm. Như phân tích ở trên, súng mô hình, súng giả (súng đồ chơi) được xem là một trong những hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng. Vì vậy, sử dụng súng mô hình, súng giả sẽ bị xử lý theo khoản d Điều 191 Bộ luật hình sự 2015 về Tội tàng trữ, sử dụng hàng cấm.
Súng mô hình. súng giả được xem là một trong những mặt hàng cấm theo quy định của pháp luật. Vì vậy, việc sản xuất, vận chuyển hay sử dụng các mặt hàng này hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.