Hiếp dâm xác chết có phải là hành vi phạm tội về tội hiếp dâm hay không? Xử lý hành vi hiếp dâm xác chết như thế nào?
Hiện nay, số lượng tội phạm ở nước ta ngày một gia tăng, với những thủ đoạn, hành vi man rợ. Một trong số đó là hành vi hiếp dâm xác chết (người đã chết). Vậy pháp luật quy định về hành vi hiếp dâm xác chết? Xử lý hành vi hiếp dâm xác chết (người đã chết) ra sao? Bài viết dưới đây, Công ty Luật Dương Gia sẽ phân tích cho bạn đọc về vấn đề này.
Tổng đài Luật sư
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Hiếp dâm xác chết có phải là hành vi phạm tội về tội hiếp dâm hay không?
1.1. Hiếp dâm là gì?
Điều 141 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội hiếp dâm như sau:
“Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”
Vậy có thể hiếu hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác giao cấu với trái ý muốn của nạn nhân.
1.2. Các yếu tố cấu thành tội hiếp dâm:
Theo quy định của pháp luật, các yếu tố cấu thành tội hiếp dâm gồm:
– Thứ nhất là hành vi: Người phạm tội phải có hành vi “dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ hoặc thủ đoạn khác”. Tức đối tượng phạm tội phải dùng các hành vi bạo lực như tấn công, trói, gây thương tích; các hành vi đe dọa nhằm làm tê liệt ý chí kháng cự của nạn nhân như kề dao vào cổ, bóp cổ, đe dọa giết…; lợi dụng tình trạng không thể tự vệ của nạn nhân như nạn nhân nhằm xâm hại, giao cấu trái ý muốn của nạn nhân.
– Thứ hai là giao cấu: Tội hiếp dâm là tội có cấu thành hình thức. Đối với tội hiếp dâm, chỉ cần có hành vi dùng vũ lực để giao cấu với nạn nhân, cho dù đã giao cấu được hay chưa thì vẫn bị coi là đã phạm tội hiếp dâm và ở giai đoạn phạm tội hoàn thành nhưng chưa đạt. Vậy nên, thông thường đối tượng phạm tội thường là nam giới.
– Thứ ba, trái ý muốn với nạn nhân: Một trong những yếu tố cấu thành nên tội phạm này là trái ý muốn với nạn nhân. Thực tế, tình yêu, tình dục là những vấn đề mang tính chất riêng tư của nam và nữ. Nó xuất phát từ mong muốn, nhu cầu sinh lý của mỗi cá nhân. Vì vậy, trên thực tế, với những vụ việc không xác định cụ thể tính trái ý muốn của nạn nhân, pháp luật sẽ không thể xử lý đối tượng về tội hiếp dâm. Tính trái ý muốn của nạn nhân thường được thể hiện ở việc nạn nhân chống trả lại hành vi giao cấu của người phạm tội; nạn nhân gào thét kêu cứu; nạn dùng dùng những biện pháp có thể để phản ứng, chống đối lại hành vi giao cấu nhưng không thành,… Pháp luật luôn trọng chứng cứ hơn trọng cung. Vậy nên, tòa sẽ không chỉ đơn thuần xử theo tố cáo của người bị hại hay lời nhận tội của bị can mà phải có bằng chứng. Sự trái với ý chí, mong muốn của nạn nhân cũng cần phải được xác minh rõ ràng, bởi nó là yếu tố mang tính quan trọng để cấu thành nên tội phạm hiếp dâm. Để có thể minh chứng yếu tố cấu thành này, sau khi bị hại, người bị hại cần nhanh chóng tố cáo cũng như khám nghiệm để xác định các thương tích (chứng minh cho hành vi dùng vũ lực) cũng như lưu giữ bằng chứng về sự giao cấu (vết thương, dấu vết tinh trùng, bao cao su đã sử dụng).
Như vậy, cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm là hành vi trái pháp luật, giao cấu trái ý muốn với nạn nhân. Đối chiếu với cấu thành tội phạm của tội danh hiếp dâm thì một người đã chết (xác chết) không thể là đối tượng xâm hại của tội danh hiếp dâm, bởi người đã chết không thể phản kháng, không thể hiện ý chí mong muốn, đồng ý hay trái ý muốn với hành vi giao cấu. Do vậy, hành vi giao cấu với xác chết (hiếp dâm xác chết) không thể bị kết tội danh hiếp dâm theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Xử lý hành vi hiếp dâm xác chết (người đã chết) như thế nào?
2.1. Hiếp dâm xác chết (người đã chết) là hành vi xâm phạm thi thể quy định của pháp luật:
Như đã phân tích ở trên, hiếp dâm xác chết không đủ yếu tố cấu thành về hành vi hiếp dâm. Vậy hành vi man rợ, trái pháp luật, trái đạo đức này sẽ bị xử lý như thế nào?
– Một người đã chết (xác chết) là cá thể không còn sự sống. Vì vậy, nạn nhân sẽ không còn ý chí, nhận thức phán đoán hay phản kháng lại hành vi. Người phạm tội giao cấu với người đã chết trên ham muốn của cá nhân. Đối tượng phạm tội xâm hại trực tiếp nên thi thể nạn nhân. Điều này vi phạm về thân thể người đã chết.
– Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định cụ thể về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt cụ thể như sau:
“Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.
– Đặc trưng của tội xâm phạm thi thể.
+ Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này được thể hiện như lấy vứt xương người chết hay xác người chết bừa bãi mà không chôn cất, giao cấu với xác người chết, mua bán hài cốt, giấu xác người chết, giao cấu với xác chết…
+ Khách thể: Hành vi xâm phạm thi thể xâm phạm đến trật tự công cộng đồng thời xâm phạm đến tập quán, truyền thống đạo đức của cộng đồng dân cư, của dân tộc đối với việc an táng người chết.
+ Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
+ Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Theo quy định của điều luật trên, xâm phạm thi thể được xem là một trong những hành vi của tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt. Nó có đầy đủ dấu hiệu, đặc trưng để cấu thành nên tội phạm này. Với hành vi xâm phạm thi thể, người phạm tội hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt theo quy định của Bộ luật hình sự 2015. Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến hai năm; bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2.2. Hiếp dâm xác chết (người đã chết) có thể bị xử lý về tội giết người:
Các yếu tố cấu thành tội phạm tội giết người được thể hiện như sau:
2.2.1. Mặt khách quan:
– Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu như sau: Được thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt cuộc sống như: dùng dao đâm,dùng súng bắn, dùng cây đánh … nhằm giết người khác; Thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm ( phải hành động) để đảm bảo sự an toàn tính mạng của người khác … nhằm giết người khác; Thể hiện dưới hình thức dùng vũ lực hoặc không dùng vũ lực,
– Về hậu quả: Các hành vi nêu trên thông thường gây hậu quả trực tiếp là làm người khác chết (tức là chấm dứt sự sống của người khác). Tuy nhiên chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích làm chấm dứt sự sống của người khác (hay làm cho người khác chết) thì được coi là cấu thành tội giết người cho dù hậu quả chết người có xảy ra hay không.
2.2.2. Khách thể:
Hành vi nêu trên đã xâm phạm đến tính mạng của người khác (quyền được bảo vệ về tính mạng)
Khách thể của tội giết người là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người (đang sống).
2.2.3. Mặt chủ quan:
Người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (được thể hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp).
2.2.4. Chủ thể:
Chủ thể này bất kỳ là người nào có năng lực trách nhiệm hình sự
Chủ thể của tội giết người là chủ thể thường, nghĩa là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người. Theo quy định của Bộ luật hình sự, thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Từ 16 tuổi trở lên: Chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Đặt vào trường hợp cụ thể, cơ quan chức năng sẽ điều tra, làm rõ xem, giữa người thực hiện hành vi giao cấu và người đã chết có mối quan hệ tội phạm khác với nhau không? Đối tượng phạm tội có thực hiện hành vi giết nạn nhân, sau đó thực hiện hành vi giao cấu hay không? Nếu có, nó hoàn toàn có thể cấu thành tội giết người.
Điều 123
“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
2. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”
Theo quy định của pháp luật, người nào thực hiện hành vi giết người có thể bị phạt tù, nặng nhất là chung thân và tử hình.
Như vậy, người nào thực hiện hành vi hiếp dâm xác chết, có thể bị xử lý về tội xâm phạm thi thể hoặc tội giết người theo quy định của pháp luật.