Khái niệm thế chấp? Các trường hợp cần chữ ký của vợ, chồng khi thế chấp tài sản theo quy định pháp luật hiện hành.
Vợ chồng chung sống với nhau sẽ phát sinh các tài sản chung cũng như các vấn đề về vay mượn chung để chi tiêu cho cuộc sống gia đình. Bởi cuộc sống hôn nhân là sự chung sống của cả hai và được pháp luật công nhận về cấc nghĩa vụ chung phát sinh trong quá trình chung sống, vậy nên rất nhiều vấn đề cần có sự quyết định của cả hai về mặt pháp lý. Thế chấp ngân hàng cũng là một vấn đề thường thấy khi các cặp vợ chồng cần vay mượn ngân hàng để chi tiêu gia đình hoặc phát triển kinh tế. Vậy thế chấp vay ngân hàng có cần chữ ký của vợ chồng không? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu những quy định liên quan để người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua điện thoại: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
–
Mục lục bài viết
1. Khái niệm thế chấp?
“Điều 317. Thế chấp tài sản
I. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên. kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”
Trong môi trường kinh doanh của nền tài chính hiện đại, giao dịch bảo đảm được thiết lập trên cơ sở bên cho vay không cần trực tiếp năm giữ tài sản, nghĩa là, bên vay vẫn giữ tài sản đã được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên cho vay và tiếp tục sử dụng nó để phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Do vậy, thế chấp tài sản là giải pháp linh hoạt cho việc vừa bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, đồng thời vừa tạo điều kiện cho bên thế chấp tiếp tục sử dụng tài sản thế chấp để phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo tính sinh lời của tài sản, giúp bên thế chấp có nguồn vốn để trả nợ cho bên nhận thế chấp.
Thế chấp là việc một bên (bên thế chấp) dùng một hoặc nhiều tài sản để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Tài sản thế chấp thường là bất động sản hoặc động sản nhưng không chuyển giao hoặc việc chuyển giao cho bên nhận thế chấp giữ sẽ gặp khó khăn trong việc giao nhận, giữ gìn và bảo quản. Bên thế chấp sẽ chuyển giao cho bên nhận thế chấp giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu cho bên nhận thế chấp nếu các bên có thỏa thuận. Việc giữ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản hạn chế bên thế chấp định đoạt tài sản. Trường hợp bên thế chấp không thực hiện nghĩa vụ thì bên có quyền (bên nhận thế chấp) sẽ xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ.
Do tài sản thế chấp khó chuyển giao và việc bảo quản sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí bên nhận thế chấp không có đủ điều kiện để bảo quản. Ví dụ: Thực phẩm đông lạnh… cho nên bên thế chấp giữ tài sản thế chấp. Trường hợp bên nhận thế chấp xét thấy nếu tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ thì có thể bị bên thế chấp định đoạt trong thời hạn thế chấp, thì các bên có thể thỏa thuận gửi tài sản cho người thứ ba giữ. Trường hợp tài sản thế chấp đang được gửi tại kho hàng của người thứ ba, nếu xác lập thể chấp tài sản đó thì tài sản có thể tiếp tục gửi người thứ ba giữ.
2. Các trường hợp cần chữ ký của vợ, chồng khi thế chấp tài sản:
Theo Điều 33
– Tài sản chung của vợ chồng được hiểu là các tài sản được tạo lập ra trong thời kỳ hôn nhân của cả hai vợ chồng, tài sản này có thể là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân (trừ trường hợp tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng) hoặc tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung thì sẽ thuộc sở hữu chung của cả hai vợ chồng.
– Tài sản riêng của vợ chồng bao gồm những tài sản mà họ tạo lập trước thời kỳ hôn nhân, tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng, tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhưng cam kết thành tài sản riêng.
– Đặc điểm của tài sản chung của vợ và chồng sở hữu chung hợp nhất, tức phần tài sản này sẽ hợp nhất, không được phân biệt về nguồn gốc, mục đích sử dụng và được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Trong quá trình vợ chồng chung sống với nhau không tránh khỏi những tranh chấp về tài sản, đối với những tài sản có căn cứ để chứng minh là tài sản riêng thì sẽ thuộc về người đó, đối với những tài sản không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Qua phân tích ở trên có thể thấy tài sản của vợ chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng, việc phân biệt tài sản chung hay riêng phụ thuộc vào nguồn gốc tài sản và thỏa thuận của hai vợ chồng. Đối với các tài sản riêng, nếu như hai vợ chồng đồng ý về việc nhập khối tài sản riêng vào tài sản chung thì tài sản đấy sẽ trở thành tài sản chung. Còn đối với tài sản chung, nếu cả hai vợ chồng thỏa thuận xác lập thành tài sản riêng của một người thì nó sẽ trở thành tài sản riêng. Thỏa thuận xác lập tài sản chung hay riêng phải được lập bằng văn bản và có thực hiện công chứng. Thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận kể từ ngày văn bản thỏa thuận có đồng thời chữ ký của công chứng viên và con dấu của Tổ chứng hành nghề công chứng. (Điều 5 Luật công chứng 2014).
– Quyền của vợ chồng đối với tài sản riêng: Đã là tài sản riêng, thì khi vợ hoặc chồng có tài sản riêng thì vợ hoặc chồng có toàn bộ quyền liên quan đến tài sản mà không liên quan đến người còn lại. Vợ hoặc chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản mà không phải hỏi ý kiến người còn lại, trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản thì có thể ủy quyền cho người còn lại hoặc người khác để quản lý tài sản giúp mình.
– Quyền của vợ chồng đối với tài sản chung:
Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình thì:
“1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình”
Theo đó vợ và chồng cùng có quyền đối với tài sản chung bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, tất cả các quyền này được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận của cả vợ và chồng.
Tài sản chung của vợ và chồng có nhiều loại, có thể là động sản, bất động sản và các tài sản khác. Việc định đoạt tài sản của vợ và chồng dựa trên nguyên tắc là sự thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên không phải sự định đoạt nào đối với tài sản chung cũng bằng một phương thức duy nhất là thỏa thuận bằng văn bản. Do đặc thù của các tài sản và việc phải sử dụng các tài sản đó vì mục đích chung của gia đình từ chi tiêu hằng ngày đến các việc lớn như đầu tư làm ăn…mà có các phương thức thỏa thuận định đoạt khác nhau, có thể là bằng miệng hay bằng văn bản. Việc thỏa thuận định đoạt bằng văn bản chỉ bắt buộc khi tài sản đó là bất động sản, động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu hoặc tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
Như vậy, có thể thấy rằng đối với tài sản riêng thì vợ hoặc chồng tự mình định đoạt, còn đối với tài sản chung thì cả hai phải cùng định đoạt và tùy từng trường hợp mà việc định đoạt này phải được lập bằng văn bản, nếu không thì giao dịch sẽ không được diễn ra và vô hiệu.
– Đối với tài sản thế chấp là tài sản chung của cả hai vợ chồng:
Tài sản thế chấp là các tài sản có đăng ký quyền sở hữu kể cả động sản hoặc bất động sản. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định: “Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng…”
Như vậy, đối với việc thế chấp tài sản thì sẽ cần có chữ ký của cả hai vợ chồng. Đây là yêu cầu bắt buộc, trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình thực hiện thì sẽ ủy quyền cho người còn lại để thực hiện các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Đối với các trường hợp giả mạo chữ ký của người còn lại để thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản chung thì hợp đồng đó vô hiệu do giả tạo. Do vậy để đảm bảo cho tính hiệu lực pháp luật của những văn bản này, phía ngân hàng cần xem xét và kiểm tra kỹ lưỡng một số giấy tờ như: văn bản ủy quyền của người chồng cho chị A trong việc ký kết hợp đồng thế chấp; văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng thành tài sản chung có công chứng để hạn chế được tối đa sự rủi ro trong hợp đồng thế chấp.