Hàng tạm nhập tái xuất là gì? Các hình thức tạm nhập tái xuất? Hàng tạm nhập tái xuất có phải xuất hoá đơn không? Hàng tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế không?
Xuất hoá đơn và nộp thuế là hai nghĩa vụ bắt buộc đối với mỗi cá nhân hoặc doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh. Tạm nhập tái xuất hàng hoá cũng là một trong những hình thức kinh doanh khá đặc thù ở Việt Nam, nhiều bạn đọc vẫn chưa hiểu rõ về loại hình này. Vậy đối với doanh nghiệp thực hiện tạm nhập tái xuất hàng hóa có bắt buộc phải xuất hoá đơn và nộp thuế không?
Căn cứ pháp lý:
– Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016;
– Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Mục lục bài viết
1. Hàng tạm nhập tái xuất là gì?
Hàng hoá là những sản phẩm hữu hình và được sử dụng để kinh doanh đáp ứng các nhu cầu của người sử dụng.
Tạm nhập được hiểu là một doanh nghiệp hay một thương nhân nhập khẩu hàng hoá vào lãnh thổ Việt Nam trong thời gian ngắn hạn không nhằm mục đích kinh doanh và lưu thông hàng hoá trên thị trường Việt Nam mà sẽ xuất khẩu luôn hàng hoá đó sang nước thứ ba sau một thời gian ngắn.
Tái xuất được hiểu là quá trình sau của tạm nhập. Bản chất của tái xuất đó chính là hàng hoá được xuất khẩu hai lần, có nghĩa là hàng hoá này được xuất khẩu từ nước đầu tiên sau đó nhập khẩu vào nước thứ hai và tiếp tục lại xuất khẩu sang nước thứ ba.
Tạm nhập tái xuất hàng hoá được quy định tại
Khi đưa hàng hoá vào Việt Nam với mục đích tạm nhập tái xuất chính hàng hoá đó thì hàng hoá tạm nhập tái xuất đó chỉ được lưu hàng tại Việt Nam không quá 60 ngày kể từ ngày thương nhân, doanh nghiệp hoàn thành xong thủ tục hải quan tạm nhập, nếu cần kéo dài thời hạn thì doanh nghiệp, thương nhân phải làm hồ sơ gia hạn gửi Chi cục Hải quan, mỗi thương nhân, doanh nghiệp sẽ được gia hạn thêm thời gian nhưng không được gia hạn quá 02 lần và mỗi lần không được quá 30 ngày. Nếu quá thời hạn mà hàng hoá vẫn chưa được xuất đi thì thương nhân, doanh nghiệp bắt buộc phải tái xuất hàng hoá hoặc tiêu huỷ toàn bộ hàng hoá đó.
2. Các hình thức tạm nhập tái xuất:
Theo quy định của pháp luật hiện nay, có 03 hình thức tạm nhập tái xuất như sau:
– Hình thức 1: G11/G21 là tạm nhập tái xuất hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất, được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất.
– Hình thức 2: G12/G22 là tạm nhập tái xuất máy móc, thiết bị cho dự án có thời hạn
– Hình thức 3: G13/G23 là tạm nhập tái xuất với hàng miễn thuế.
3. Hàng tạm nhập tái xuất có phải xuất hoá đơn không?
Hiện nay, có 4 loại hóa đơn như sau:
– Hoá đơn giá trị tăng: là loại hoá đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
+ Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
+ Hoạt động vận tải quốc tế;
+ Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu
– Hoá đơn bán hàng dành cho các đối tượng:
+ Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu
+ Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”
– Hoá đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…
– Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.”
Theo như phân tích trên thì hoá đơn gồm có 04 loại, tuy nhiên đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì chỉ áp dụng hai loại hoá đơn đó chính là hoá đơn giá trị gia tăng và hoá đơn bán hàng. Nhưng đối với hàng tạm nhập tái xuất có không phải xuất hóa đơn. Trong hồ sơ hải quan khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu cần có những loại giấy tờ sau:
– Tờ khai hải quan;
– Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;
– Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính;
– Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép
– Giấy thông báo miễn kiểm tra
– Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư
– Hợp đồng ủy thác.
Trong bộ hồ sơ hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu không bao gồm hoá đơn xuất bán. Như thế, đối với hàng hoá tạm nhập tái xuất thì không phải xuất hoá đơn.
4. Hàng tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế không?
4.1. Các loại thuế:
Theo quy định của nước ta hiện nay, có những loại thuế sau đây:
– Thuế thu nhập doanh nghiệp
– Thuế giá trị gia tăng
– Thuế thu nhập cá nhân
– Thuế xuất nhập khẩu
– Thuế tài nguyên
– Thuế bảo vệ môi trường
– Thuế tiêu thụ đặc biệt
– Thuế đăng ký doanh nghiệp
– Thuế môn bài
4.2. Hàng tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế không?
Điều 13 tại Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định về miễn thuế đối với hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định:
Trường hợp thay thế hàng hóa theo điều kiện bảo hành của
Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, người nộp thuế phải nộp thêm thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc giấy nộp tiền đặt cọc vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước: 01 bản chính đối với trường hợp thư bảo lãnh chưa được cập nhật vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Việc bảo lãnh hoặc đặt cọc tiền thuế nhập khẩu đối với hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.”
Khoản 20 Điều 4
“Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.
Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.
Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Hồ sơ, thủ tục để xác định và xử lý không thu thuế GTGT trong các trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.”
4.3. Ý nghĩa của việc miễn thuế:
Việc miễn thuế đã mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này và chính vì vậy nó có tác động rất lớn trong việc thu hút vốn đầu tư trong lĩnh vực, khi có nhiều công ty mở ra hoạt động trong lĩnh vực này thì đương nhiên vấn đề tạo công ăn việc làm cho những người lao động càng cao. Khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài. Có khả năng tạo nên công bằng trong việc thu thuế, làm thúc đẩy các doanh nghiệp tăng năng suất lao động. Chẳng những thế, việc miễn thuế còn khuyến khích các doanh nghiệp phát triển đều các lĩnh vực thiết yếu cho người dân trong nước, vì không phải nộp khoản thuế này nên các doanh nghiệp có thể hạ giá thành để cạnh tranh thuận lợi ở trong và ngoài nước. Ngoài ra việc miễn thuế còn có ý nghĩa trong việc khuyến khích phát triển doanh nghiệp vì khi khoản thuế được giảm đi đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ thu được mức lợi nhuận ròng cao hơn, có thêm nguồn tài chính để đầu tư, đổi mới hoặc nâng cấp các máy móc, thiết bị, vật tư.