Vi phạm giao thông là một trong những vấn đề diễn ra phổ biến trong cuộc sống ngày nay. Khi vi phạm giao thông sẽ bị lập biên bản giao thông. Vậy cụ thể hơn lập biên bản giao thông là gì? Lập biên bản giao thông dẫn đến những hệ quả như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Lập biên bản giao thông là gì?
- Biên bản giao thông được hiểu là văn bản ghi chép lại diễn biến, quá trình xảy ra hành vi vi phạm giao thông. Trong biên bản sẽ ghi rõ thông tin của người vi phạm, hành vi vi phạm, thời gian, địa điểm, phương tiện…
- Hay nói cách khác, biên bản vi phạm giao thông là văn bản ghi nhận lại diễn biến, thời gian, địa điểm, đối tượng thực hiện, trình tự, nội dung,…. của một hành vi vi phạm pháp luật giao thông đã được diễn ra trên thực tiễn. Đây là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt.
- Điều 58
sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định cụ thể như sau:Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập
Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.
–
Như vậy, biên bản giao thông là một loại biên bản vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt.
– Thẩm quyền lập biên bản giao thông: Công chức thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của Thanh tra Sở Giao thông vận tải.
– Thời hạn có hiệu lực của biên bản vi phạm giao thông thông thường là 07 ngày và tối đa là 30 ngày đối với những vụ việc có tình tiết phức tạp. Sau khi cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định xử phạt và quyết định này có hiệu lực, biên bản vi phạm giao thông sẽ hết hiệu lực.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A lái xe tải mang biển hiệu 35 D1 3xxx, di chuyển trên quốc lộ 5A. Đến ngã rẽ vào thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, anh Nguyễn Văn A vượt đèn đỏ, sang đường mà không bật xin nhan. Cán bộ chức năng trực chốt gần đó đã yêu cầu anh A dừng xe và lập biên bản vi phạm giao thông. Trong biến bản, cán bộ chức năng đã ghi rõ họ tên, địa chỉ, phương tiện, quá trình diễn ra hành vi vi phạm, những lỗi mà anh A phạm phải. Quá trình lập biên bản giao thông diễn ra ngay chốt trực của cán bộ Công an giao thông. Sau khi lập biên bản, cán bộ chức năng đã thông qua biên bản cho chủ thể là anh Nguyễn Văn A mắc phải.
Như vậy, trong tình huống này, chức năng của biên bản giao thông là ghi chép lại diễn biến của quá trình diễn ra hành vi vi phạm, lỗi của chủ thể vi phạm, thời gian, địa điểm diễn ra hành vi vi phạm.
Tóm lại, lập biên bản giao thông là việc cơ quan chức năng có thẩm quyền đưa ra văn bản ghi chép lại diễn biến, quá trình diễn ra hành vi vi phạm giao thông của chủ thể tham gia giao thông. Trong biên bản đó ghi rõ thời gian, địa điểm, hành vi vi phạm,…của cá nhân. Việc lập biên bản giao thông giúp cho ý thức tham gia giao thông của mỗi cá nhân được tốt hơn. Đồng thời, nó cũng đảm báo tính khách quan, rõ ràng trong việc xử lý vi phạm giữa chủ thể vi phạm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Bị lập biên bản có sao không?
- Tình huống của anh Hoàng Văn G gửi đến Công ty: Vào ngày 20/8/2022, anh Hoàng Văn G có đi nhậu cùng bạn. Đến 9 giờ tối, anh về nhà. Trên đường về, anh G có tham gia giao thông và điều khiển xe gắn máy. Tuy nhiên, anh không đội mũ bảo hiểm. Do có nồng độ cồn, anh đã vượt quá tốc độ. Công an giao thông đã yêu cầu anh G dừng xe, đo nồng độ cồn, và lập biên bản giao thông với anh Hoàng Văn G. Trong quá trình điều tra, nồng độ cồn mà cán bộ chức năng đo được ở anh G là 0,25 ml. Sau khi lập biên bản giao thông, anh G bị thu bằng lái xe. Do đang trong tình trạng không tỉnh táo, cán bộ chức năng đã gọi người nhà đến đón anh G về để đảm bảo an toàn. Vậy việc anh Hoàng Văn G bị lập biên bản giao thông có sao không? Anh G có bị xử phạt nặng, hay bị ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc hay không?
Để giải đáp câu hỏi trên như sau:
– Theo quy định của pháp luật, người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông thuộc một trong các trường hợp sau sẽ bị lập biên bản vi phạm giao thông, bao gồm:
+ Tại thời điểm kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông không có; hoặc không xuất trình được một, một số; hoặc tất cả các giấy tờ gồm giấy phép lái xe; giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
+ Vi phạm giao thông không thuộc trường hợp xử phạt cảnh cáo; hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức.
+ Vi phạm giao thông khác được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ.
– Căn cứ quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung năm 2020:
+ Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm; kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác; hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành
+ Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; mà không tái phạm; thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Như vậy, sau khi bị lập biên bản giao thông và nhận quyết định xử phạt hành chính, nếu trong một thời gian nhất định như quy định của điều luật trên, chủ thể vi phạm không tái phạm lại thì sẽ đương nhiên được xem là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. Hay nói cách khác, bị lập biên bản giao thông chỉ có ý nghĩa đối với hành vi vi phạm tương ứng, nó không ảnh hưởng về sau nếu cá nhân không tái diễn lại hành vi của mình trong thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật.
Về câu hỏi bị lập biên bản vi phạm giao thông có sao không của anh Hoàng Văn G: Trường hợp nếu cá nhân đã bị lập biên bản xử phạt vi phạm giao thông, mà sau một khoảng thời gian thi hành theo quy định mà bạn không vi phạm; thì cá nhân sẽ được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, tức chưa bị lập biên bản.
3. Ý nghĩa của việc lập biên bản giao thông:
Biên bản giao thông là một trong những hình thức quản lý trật tự giao thông của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà ở đó, cán bộ chức năng sẽ làm đúng chức trách của mình là giám sát, quản lý quá trình tham gia giao thông của người dân, nếu có vi phạm sẽ ghi chép lại để tiến hành xử lý. Người tham gia giao thông thông qua biên bản giao thông sẽ biết lỗi của mình ở đâu để từ đó khắc phục. Đặc biệt, lập biên bản giao thông chỉ mang tính chất răn đe, cảnh cáo, để người vi phạm nhận ra lỗi sai của mình, để không tái phạm. Nó không khiến chủ thể tham gia bị ảnh hưởng quá sâu về hành vi có lỗi trước đó của mình. Điều này thể hiện sâu sắc tính văn minh và khách quan trong quá trình áp dụng pháp luật vào đời sống. Sau mỗi biên bản vi phạm giao thông, mỗi cá nhân sẽ ý thức thêm về trách nhiệm tham gia giao thông của mình, từ đó xây dựng một môi trường giao thông văn minh, an toàn.