Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Có hai hình thức ly hôn là ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương. Trong đó, ly hôn đơn phương là việc Tòa án giải quyết vụ việc ly hôn theo yêu cầu của một bên mà không có sự đồng ý của bên còn lại.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để ly hôn đơn phương:
– Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
– Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
– Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Như vậy, căn cứ để yêu cầu ly hôn đơn phương là việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Ví dụ: vợ hoặc chồng vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng theo Luật hôn nhân và gia đình, điều này làm cho cuộc sống hôn nhân rơi vào tình trạng bế tắc, không thể kéo dài và không đạt được mục đích hôn nhân nên người còn lại có quyền làm đơn ly hôn đơn phương.
Đồng thời, khi vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích thì người còn lại có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn.
Hơn nữa, để bảo vệ tốt nhất quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, ngoài một trong hai người trong mối quan hệ hôn nhân được quyền nộp đơn ly hôn đơn phương thì Luật hôn nhân và gia đình còn quy định riêng trường hợp tại khoản 2 Điều 51 Luật này là cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Đây là các đối tượng đặc biệt, việc quy định như trên cho thấy sự bình đẳng và bảo vệ tối đa của pháp luật đối với quyền con người, quyền công dân. Khi cha, mẹ hoặc người thân thích của nhóm đối tượng trên nộp đơn xin ly hôn kèm theo các chứng cứ, bằng chứng chứng minh việc người đó bị bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ để Tòa án xem xét, giải quyết.
Tuy nhiên, trường hợp vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương.
2. Mẫu đơn khởi kiện vụ án ly hôn (ly hôn đơn phương):
Đơn ly hôn là một loại văn bản tố tụng nên không được viết tùy tiện mà phải tuân thủ theo mẫu chuẩn do Hội đồng thẩm phán
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……….., ngày ….. tháng …. năm ………
ĐƠN KHỞI KIỆN
(v/v: Ly hôn)
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN (1) ……
Người khởi kiện:……
Địa chỉ:…
Số điện thoại: …(nếu có); số fax: ….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ……… (nếu có)
Người bị kiện:………
Địa chỉ……..
Số điện thoại: …(nếu có); số fax: ….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ….. (nếu có)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có):…….
Địa chỉ………
Số điện thoại: ……(nếu có); số fax: ….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …… (nếu có)
Yêu cầu Toà án nhân dân (1)… giải quyết những vấn đề sau đối với bị đơn:
1. Về quan hệ hôn nhân: (2) …..
2. Về con chung: (3) …….
3. Về tài sản : (4) ……
4. Về công nợ: (5) …….
Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:
- Chứng minh nhân dân (bản chứng thực)
- Sổ hộ khẩu (Bản chứng thực)
- Giấy khai sinh (Bản chứng thực)
- Đăng ký kết hôn
- Một số giấy tờ khác có liên quan
(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (6) …
Trên đây là toàn bộ những yêu cầu của tôi, đề nghị tòa án xem xét, giải quyết. Ngoài ra tôi không khiếu nại gì thêm, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Kính mong quý Tòa xem xét giải quyết trong thời hạn luật định.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
NGƯỜI KHỞI KIỆN
(Ký và ghi rõ họ, tên)
Chú thích:
1. Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào
Ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B, nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.
2. Trình bày lý do, yêu cầu về việc giải quyết ly hôn đơn phương và kết quả của cuộc hôn nhân là: “tình cảm vợ chồng đã không còn, đời sống chung cũng đã mất, mục đích hôn nhân không đạt được”.
3. Trình bày rõ hai vợ chồng có mấy người con, yêu cầu được nuôi dưỡng và cấp dưỡng đối với từng người con, nhu cầu và quyết định của người con (nếu theo luật phải hỏi ý kiến của cháu bé)….
4. Khi có tài sản chung, muốn phân chia tài sản như thế nào thì ghi rõ đề nghị tại mục này. Còn nếu không có thì ghi rõ không có và không yêu cầu Tòa án chia.
5. Nếu trong quá trình sinh sống, hai vợ chồng có công nợ chung gì nếu muốn Tòa án phân chia thì cũng nêu rõ. Nếu không có thì ghi rõ không có và không yêu cầu Tòa án chia.
6. Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án
Ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…
3. Thủ tục ly hôn đơn phương:
Để được Tòa án thụ lý và giải quyết ly hôn đơn phương, người yêu cầu phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, bao gồm:
– Đơn khởi kiện (v/v đơn phương ly hôn) theo mẫu đã được Hội đồng thẩm phán
– Giấy đăng ký kết hôn (bẩn gốc);
– Sổ hộ khẩu (bản sao chứng thực);
– Căn cứ công dân hoặc Chứng minh nhân dân của vợ, chồng (bản sao chứng thực);
– Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh của con, nếu có con chung;
– Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy đưng ký xe, Sổ tiết kiệm,…(nếu có);
– Các giấy tờ chứng minh nợ chung (nếu có);
Người có yêu cầu ly hôn đơn phương nộp đơn và các tài liệu kèm theo đến Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc trên 06 tháng (trường hợp không xác định được nơi cư trú của bị đơn), trừ trường hợp vụ án này có liên quan đến yếu tố nước ngoài thì phải nộp đơn lên Tòa án cấp tỉnh để được xem xét và giải quyết. Thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương được diễn ra tương tự thủ tục giải quyết một vụ án dân sự khác, sau khi Tòa án có thẩm quyền nhận hồ sơ khởi kiện về việc ly hôn, Tòa án sẽ có kết quả xử lý đơn gửi đến đương sự sau 05 ngày làm việc.
Sau đó, Tòa sẽ tiến hành triệu tập các đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để lấy lời khai, hòa giải (trừ trường hợp đương sự có đơn yêu cầu không hòa giải) và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật Tố tụng dân sự. Ngược lại, nếu Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn, người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định pháp luật.
Như vậy, ly hôn có hai hình thức là thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn, trong đó đơn phương lý hôn chỉ là yêu cầu của một bên và không cần sự đồng ý của người còn lại. Người có yêu cầu ly hôn đơn phương phải làm đơn ly hôn đơn phương hay còn gọi là đơn khởi kiện về việc đơn phương ly hôn theo Mẫu số 23-DS ban hành tại Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, kèm theo các tài liệu liên quan đến Tòa án có thẩm quyền để được xem xét và giải quyết.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về nội dung
Căn cứ pháp lý:
–
– Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP;