Chất thải rắn là một trong các loại chất thải của con người ra môi trường. Trong đó các chất thải lại đến từ nhiều nguồn và hoạt động khác nhau của con người. Pháp luật đã có các quy định về phân loại để bảo vệ môi trường và cải tạo chất lượng cuộc sống.
Mục lục bài viết
1. Chất thải rắn là gì?
Chất thải rắn là các chất thải ở dạng rắn được thải ra môi trường. Các chất thải này bị thải ra từ nhiều quá trình khác nhau như sản xuất, dịch vụ, kinh doanh, sinh hoạt hàng ngày hoặc các hoạt động khác. Các quá trình lao động, sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh đều có thể tạo ra chất thải rắn.
Ví dụ một số chất thải rắn:
+ Vỏ chai lọ, hộp nhựa, bì nhựa, rác sinh hoạt,…
+ Cao su, giấy báo, rác sân vườn, đồ đạc đã sử dụng,…
+ Thủy tinh, sắt, nhôm, đồng, kẽm,…
2. Phân loại chất thải rắn?
2.1. Chất thải rắn công nghiệp:
Các chất thải này phát sinh chủ yếu từ hoạt động sản xuất của các nhà máy, công ty, xí nghiệp,… Do đó tồn tại ở dạng phế phẩm và phế liệu mà doanh nghiệp thải ra môi trường. Khi không thể tận dụng trong mục đích sản xuất, các chất đó bị loại bỏ.
Có thể kể đến như:
+ Rác thải từ ngành gia công cơ khí, luyện kim, xi mạ, dệt nhuộm.
+ Rác thải từ quá trình chăn nuôi, công nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm.
2.2. Chất thải rắn thông thường:
Bao gồm tất cả các phế liệu, phế thải trong hoạt động sử dụng của con người. Trong đó, có thể được thải ra trong quá trình sản xuất, xây dựng, gia công.
Một số chất thải rắn thông thường phổ biến như sắt thép phế liệu thừa, ba dớ, nhôm, đồng, chì, niken,…
2.3. Chất thải rắn nguy hại:
Các chất thải này nếu không được xử lý đúng cách, nhanh chóng có thể tác động, gây hại đến sức khỏe của con người. Bởi nó tác động đến nguồn đất, nước, không khí,… Có thể là kim tiêm, máy móc phóng xạ hạt nhân, đầu đạn, niken, mạch điện tử, niken,…
2.4. Chất thải rắn đô thị:
Là tất cả phế phẩm từ đô thị, từ các khu dân cư với chất thải sinh hoạt. Bao gồm chất thải của hoạt động thương mại, từ các công việc hay ngành nghề khác nhau. Như đến từ:
+ Các cơ quan, bệnh viện, trường học.
+ Từ các hoạt động nông nghiệp, từ các nhà máy công nghiệp, các dịch vụ công cộng.
+ Từ các công trình xây dựng, từ các nhà máy xử lý.
2.5. Chất thải rắn y tế:
Các chất thải này phát sinh sau quá trình hoạt động của chuyên môn trong lĩnh vực y tế. Đây là tất cả những phế thải từ:
+ Kim bông, găm kim.
+ Các loại chất thải từ dây chuyền thuốc, kim tiêm thuốc.
+ Từ vật tư y tế bị thải loại sau quá trình sử dụng.
Do đó mà có nguy cơ lây lan bệnh tật lớn hơn ra môi trường bên ngoài nếu không được kiểm soát, xử lý hiệu quả.
Chúng vô cùng độc hại, còn dễ lây lan bệnh tật nên cần tránh xa. Trong quá trình xử lý, cần phối hợp các cơ quan chuyên môn để xử lý chúng theo danh mục chất thải nguy hại.
3. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt:
3.1. Chất thải rắn sinh hoạt là gì?
Pháp luật có quy định về cách thức xác định chất thải rắn sinh hoạt. Căn cứ khoản 11 Điều 3 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, theo đó:
Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác thải sinh hoạt) được hiểu là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người….
Phân tích quy định pháp luật:
Trước tiên, đây là các chất thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người, tồn tại ở dạng rắn. Do đó việc phân hủy hay xử lý cũng cần có quy trình và cách thức hiệu quả. Trên thực tế, các chất thải rắn này phải được phân loại để tái chế cũng như có phương pháp xử lý tốt nhất. Các chất thải rắn sinh hoạt cũng phát sinh ngày càng nhiều trong nhu cầu đời sống của con người.
3.2 Phân loại chất thải rắn sinh hoạt:
Việc phân loại càng chi tiết càng giúp xác định tốt cách thức, phương pháp hiệu quả để xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Căn cứ vào thực tế điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội mà các địa phương có thể tổ chức phân loại chất thải cụ thể.
Thông thường, dựa trên mức độ nguy hại, các ảnh hưởng đến môi trường, tính phân hủy của chất thải mà người ta phân chất thải rắn sinh hoạt thành từng nhóm riêng. Dựa trên mục đích quản lý và cách thức xử lý, chất thải rắn sinh hoạt có thể được phân chia thành 03 nhóm như sau:
+ Nhóm hữu cơ dễ phân hủy. Có thể sử dụng làm phân bón cho cây trồng, tăng dinh dưỡng cho đất. Các chất thải trong nhóm này bao gồm: thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật;
+ Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế: Được thu gom để mang đến các nhà máy tái chế, tái sử dụng. Các chất thải trong nhóm này có thể kể đến như giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh;
+ Nhóm còn lại không được sử dụng cho hai mục đích trên.
4. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt được quy định như thế nào?
4.1. Các quy định pháp luật về xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
Định hướng thực hiện: Chất thải rắn sinh hoạt phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Pháp luật đề ra nhiệm vụ, trách nhiệm cho các cơ quan nhà nước khác nhau. Từ đó tuyên truyền, vận động cũng như phối hợp với các địa phương thực hiện xử lý hiệu quả đối với các chất thải rắn sinh hoạt. Căn cứ Điều 78 Luật Bảo vệ môi trường 2020 theo đó việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt được quy định như sau:
– Nhà nước thực hiện:
+ Khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
+ Khuyến khích đồng xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
+ Chính phủ quy định lộ trình hạn chế xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ chôn lấp trực tiếp.
– Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
+ Lựa chọn cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
+ Trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
– Điều kiện đặt ra đối với các Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
+ Phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật này.
+ Không khuyến khích đầu tư cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt chỉ có phạm vi phục vụ trên địa bàn một đơn vị hành chính cấp xã.
– Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
+ Ban hành tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
+ Hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và nông thôn.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
+ Quy hoạch, bố trí quỹ đất cho khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thực hiện việc giao đất kịp thời để triển khai xây dựng và vận hành khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn;
+ Bố trí kinh phí cho việc đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
+ Hệ thống các công trình, biện pháp, thiết bị công cộng phục vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.
4.2. Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
Các cơ sở được đi vào hoạt động phải đảm bảo chất lượng thực hiện xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Trong đó, có sự kiểm soát, phối hợp của nhiều cơ quan khác. Yêu cầu đối với hoạt động của các cơ sở này như sau:
Việc xây dựng, đưa vào hoạt động các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt cũng có quy định nghiêm ngặt. Đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo thực hiện như sau:
– Phải xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải. Báo cáo này phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Mục đích: Để đảm bảo chất lượng quy trình xây dựng và thực hiện việc xử lý chất thải trong thực tiễn.
– Phải quan tâm đến cả quá trình sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng. Bên cạnh việc xử lý chất thải thông thường, phải tìm kiếm và giữ lại được các công dụng có thể từ nguồn chất thải ban đầu.
Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này, cơ sở phải đảm bảo hệ thống máy móc, thiết bị và quy trình xử lý chất thải. Máy móc hiện đại, phân loại và cách xử lý phù hợp giúp mang đến hiệu quả và chất lượng cho công tác thực hiện. Do đó mà yêu cầu đặt ra từ các khâu xử lý chất thải là rất cao. Việc tái chế sẽ giúp cho mục đích công việc xử lý chất thải thể hiện tốt nhất. Khu vực lưu giữ tạm thời phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
– Việc xử lý chất thải nhằm làm sạch, giúp môi trường xung quanh khỏe mạnh. Do đó trong quá trình hoạt động không được thải ra môi trường để làm ô nhiễm thêm môi trường. Có các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
– Có chương trình quản lý và giám sát môi trường. Phải đảm bảo được điều kiện môi trường xung quanh trong quá trình hoạt động của nhà máy.
– Các khâu và kết quả của quá trình phải được đánh giá hiệu quả. Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định.
– Cơ sở phải có quy trình xả thải, loại bỏ ô nhiễm hiệu quả. Không để hoạt động của nhà máy làm ảnh hưởng đến nguồn nước, đất, không khí xung quanh. Địa điểm của cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tỉnh. Cũng như đảm bảo kết quả thực tế của công tác thực hiện.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Bảo vệ môi trường 2020.
– Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.