Khai tử là thủ tục pháp lý được thực hiện để xác định một người đã qua đời. Do đó mà các quyền lợi, nghĩa vụ cũng như các quan hệ pháp luật gắn với người đó cũng chấm dứt. Cùng tìm hiểu các quy định liên quan để biết thêm thông tin về thủ tục pháp lý này.
Mục lục bài viết
1. Khai tử là gì?
Khai tử là quyền nhân thân của mỗi người được quy định trong luật. Trong đó, các quyền khai sinh, khai tử cũng gắn với các quan hệ pháp luật được phát sinh, thay đổi hay chấm dứt gắn với cá nhân đó. Chính hoạt động khai tử giúp nhà nước thực hiện tốt các hoạt động quản lý nhà nước của mình về biến động dân cư.
Quy định pháp luật:
Quyền này được quy định tại khoản 2 Điều 30
“Điều 30. Quyền được khai sinh, khai tử
2. Cá nhân chết phải được khai tử.”
Bên cạnh các quyền gắn với nhân thân khác, quyền được khai tử cũng được ghi nhận cho cá nhân. Khi cá nhân chết, người thân hay người có trách nhiệm phải tiến hành các thủ tục pháp lý khai tử cho họ.
Theo từ điển tiến Việt thì Khai tử là gì?
Khai tử là khai báo cho người mới chết (theo Từ điển tiếng Việt).
“Khai” tức là tiến hành các thủ tục, các giấy tờ để khai báo, thông báo.
Khai tử được nhìn nhận dưới góc độ pháp lý:
Dưới góc độ pháp lý, khai tử là thủ tục pháp lí nhằm xác nhận sự kiện một người đã qua đời. Cũng chính hoạt động này giúp xác định các quyền lợi, nghĩa vụ hay thủ tục cho các hoạt động khác có liên quan đến người đó. Đồng thời xác định sự chấm dứt các quan hệ pháp luật của người đó.
Một người chết cũng có thể mở ra nhiều quan hệ pháp lý khác ràng buộc.
Khai tử cũng là phương tiện để Nhà nước theo dõi biến động dân số của mình. Khi nhà nước có thể quản lý, nắm bắt được số lượng, biến động trên thực tế về dân cư.
Khi một người qua đời, người thân phải làm thủ tục đăng ký khai tử cho họ. Các cơ quan nhà nước ở địa phương có thẩm quyền tiếp nhận, hỗ trợ người dân để thực hiện thủ tục này. Đồng thời, phải trả kết quả của thủ tục này là Giấy khai tử.
Theo đó, việc khai tử để xác nhận một người đã chết trước hết chấm dứt quyền dân sự và các quyền khác liên quan của họ. Các quyền gắn với nhân thân đương nhiên chấm dứt. Trong khi các quyền khác sẽ được thay đổi, chuyển giao hoặc phát sinh các quan hệ pháp luật mới.
Khai tử là căn cứ pháp lý để xác định các quan hệ pháp luật liên quan khác:
Khai tử cũng là một căn cứ pháp lý để mở ra nhiều quan hệ pháp luật khác. Cụ thể như:
+ Người thân của người đã mất cần sử dụng giấy chứng tử để làm mai tang cho họ. Thực hiện theo các thủ tục theo phong tục tập quán của địa phương để chôn cất họ; Tiến hành tổ chức lễ tang tại nhà tang lễ hoặc tại nghĩa trang. Từ đó vừa thông báo về mặt pháp lý, vừa thực hiện các hoạt động thông báo đối với người thân, hàng xóm và cộng đồng.
+ Giấy chứng tử là một trong những căn cứ quan trọng để xác định thời điểm mở thừa kế; và chia thừa kế của người đã mất. Khi một người mất có tài sản để lại, tài sản của họ có thể chia theo di chúc hoặc chia theo pháp luật cho các người thừa kế.
+ Giải quyết chế độ tử tuất khi họ được hưởng các chế độ này; các chế độ bảo hiểm khác (nếu có).
+ Là cơ sở xác nhận tình trạng hôn nhân khi muốn tái hôn với người khác. Vợ hoặc chồng chết cũng là một căn cứ để chấm dứt quan hệ hôn nhân. Pháp luật công nhận hôn nhân chấm dứt, cho nên người còn lại có thể xác nhận tình trạng độc thân để thực hiện việc đăng ký kết hôn mới.
+ Giấy chứng tử dùng trong các hoạt động đăng ký, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Các tài sản có đăng ký, đứng tên của người đã mất nếu muốn giao dịch thì phải chứng minh được quyền sở hữu của người đó. Cũng như người thừa kế xác định được các quyền của mình trong thực hiện các giao dịch này.
Cho nên trong trường hợp đất đai thuộc quyền sở hữu của người đã chết thì khi làm thủ tục mua bán, chuyển nhượng; thì cần phải có giấy chứng tử để chứng minh người sở hữu này đã chết;… Từ đó mà các thủ tục mới được công nhận về mặt pháp lý.
2. Các thuật ngữ tiếng Anh:
Khai tử tiếng Anh là Declare death.
Không khai tử cho người chết tiếng Anh là Do not declare death for the dead.
3. Thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai tử:
Quy định pháp luật:
Theo Điều 33 Luật Hộ tịch, thời hạn cũng như trách nhiệm được quy định như sau:
“Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết; trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử.”
Phân tích quy định pháp luật:
Như vậy, pháp luật xác định trách nhiệm, nghĩa vụ này trước tiên cho người thân của người chết. Họ có thể là vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác.
Nếu không có người thân thì trách nhiệm này thuộc về đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
Trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử. Tức là phải xác định được trách nhiệm cuối cùng cho các chủ thể. Để đảm bảo việc khai tử được tiến hành đúng với sự kiện thực tế.
Phải đảm bảo người chết được khai tử để các quyền của họ được thực hiện. Đồng thời thực hiện hiệu quả cho hoạt động quản lý của nhà nước.
Đã là trách nhiệm thì phải được thực hiện trong nghĩa vụ với nhà nước. Người có trách nhiệm mà không thực hiện thì có thể đang vi phạm nghĩa vụ trong hoạt động quản lý nhà nước.
4. Không khai tử cho người chết bị phạt bao nhiêu?
Vì nhiều lý do khác nhau, một số gia đình không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người thân đã chết. Cũng như không xác định được trách nhiệm của mình khi mà họ không hiểu được hết các quy định pháp luật.
Một số khác thậm chí không đăng ký khai tử để trục lợi; hưởng các chính sách quyền lợi bảo hiểm; hay để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác,… Đây là các hành vi được điều chỉnh trong hoạt động quản lý nhà nước. Các cá nhân hay tổ chức vi phạm sẽ bị phạt liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ của họ.
Xác định thời hạn để khai tử cho người chết:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 33
“Điều 33. Thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai tử
1, Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.”
Phân tích quy định pháp luật:
Như vậy, trong thời gian 15 ngày kể từ ngày một người chết, người đó phải được đăng ký khai tử. Trách nhiệm này phải được đảm bảo thực hiện để tuân thủ quy định pháp luật trong quản lý nhà nước. Nếu quá thời hạn mới khai tử là không đảm bảo trách nhiệm của công dân.
Việc đăng ký khai tử do người thân thích của người đó thực hiện hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện nếu người chết không có người thân thích. Các đối tượng có trách nhiệm này được xác định cụ thể ở nội dung bên trên.
Xử phạt đối với trường hợp khai tử cho người chết quá thời hạn luật định:
Trường hợp quá thời hạn mà cố tình không đăng ký khai tử để trục lợi sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 41
“Điều 41. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai tử
3, Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đang sống;
b) Không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết để trục lợi;
c) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật khi làm thủ tục đăng ký khai tử để trục lợi.
[……]
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 3 Điều này.”
Phân tích quy định pháp luật:
Ở đây, yếu tố cố tình nhằm mục đích trục lợi phải được chứng minh. Khi đó, việc không khai tử trong thời hạn quy định mới được xem là vi phạm quy định về đăng ký khai tử.
Theo quy định trên, người có hành vi không thực hiện thủ tục khai tử cho người chết nhằm mục đích trục lợi thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đây là một số tiền lớn, xử phạt cho hành vi của họ. Bên cạnh đó, họ cũng buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả cho hành vi trục lợi bất chính của mình. Đó là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp đã nhận được.
Các hành vi trục lợi có thể đến từ:
+ Các chính sách bảo hiểm xã hội;
+ Nhận trợ cấp hỗ cấp từ nhà nước hay các tổ chức chính trị xã hội khác;…
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch;
–
– Thông tư 106/2021/TT-BTC sửa đổi