Các yêu cầu về chất lượng của công trình phải được tuân thủ. Khi đó, người tiến hành hoạt động quản lý phải có quy trình, sơ đồ để mang đến hiệu quả quản lý, giám sát của mình. Nhà nước quản lý, điều chỉnh rất chặt chẽ đối với việc triển khai quản lý chất lượng của các công trình xây dựng.
Mục lục bài viết
1. Quản lý chất lượng công trình xây dựng là gì?
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động phải đảo bảo thực hiện khi tiến hành xây dựng. Nhằm chủ động tính toán, kiểm soát đối với chất lượng của công trình.
Hoạt động này là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định Số:
Trong đó, chất lượng được nhìn nhận và đánh giá từ các khía cạnh mang tính giai đoạn, tổng hợp. Bao gồm:
+ Trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình.
+ Trong quá trình khai thác, sử dụng công trình.
Mục đích: Nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình.
Khái niệm Quản lý chất lượng công trình xây dựng:
Ngày 12 tháng 5 năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định về Quản lý chất lượng và Bảo trì công trình xây dựng. Nghị định thực hiện triển khai khái niệm, cũng nhắc đến trách nhiệm và ý nghĩa của việc quản lý. Trong đó có đề cập đến khái niệm về Quản lý chất lượng công trình xây dựng như sau:
“Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hành động kiểm soát của các cá nhân tham gia các hoạt động xây dựng và điều luật khác gắn liền trong quá trình trước, trong và sau đầu tư xây dựng công trình, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các quy định về chất lượng và an toàn của công trình”.
Các chủ thể có quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan phải tham gia vào quản lý chất lượng của công trình xây dựng. Trong đó, mục đích cuối cùng để đảm bảo các chất lượng đúng như yêu cầu đặt ra. Cũng như mang đến sự an toàn của công trình trong sử dụng.
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là 1 trong 6 nội dung Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm:
“1.Quản lý chất lượng xây dựng công trình.
2. Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình.
3. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình.
4. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng.
5. Quản lý
6. Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng.”
Phân tích quy định pháp luật:
Cho thấy các ý nghĩa, mục đích của việc quản lý thi công. Các công việc này nhằm mang đến một công trình có chất lượng, có giá trị cũng như đảm bảo an toàn sử dụng. Quản lý chất lượng là một phần để đảm bảo các yêu cầu đề ra trong thi công.
2. Quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng:
Quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng hay trình tự quản lý chất lượng thi công xây dựng được quy định cụ thể tại Điều 23 –
“Điều 23. Trình tự quản lý chất lượng thi công xây dựng
Chất lượng thi công xây dựng công trình phải được kiểm soát từ công đoạn mua sắm, sản xuất, chế tạo các sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị được sử dụng vào công trình cho tới công đoạn thi công xây dựng, chạy thử và nghiệm thu đưa hạng mục công trình, công trình hoàn thành vào sử dụng. Trình tự và trách nhiệm thực hiện của các chủ thể được quy định như sau:
1. Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng.
2. Quản lý chất lượng của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình.
3. Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
4. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình.
5. Thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm thử tải và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
6. Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng (nếu có).
7. Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.
8. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
9. Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình và bàn giao công trình xây dựng.”
Phân tích quy định pháp luật:
Việc triển khai quy trình vừa mang tính trình tự thời gian, vừa đảm bảo bao quát được chất lượng chung. Trong đó, ở mỗi giai đoạn thi công đều đặt ra việc quản lý, giám sát, các thí nghiệm, nghiệm thu, kiểm tra lại công tác nghiệm thu. Các bộ phận khác nhau trong trách nhiệm của mình vừa phân công kiểm soát lẫn nhau, vừa phối hợp để đảm bảo hiệu quả quản lý chất lượng công trình.
Nhờ vào quy trình thực hiện này mà trách nhiệm được phân công, xác định trên từng chủ thể, đơn vị khác nhau. Họ bắt buộc phải làm tốt phần nhiệm vụ của mình.
3. Sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng:
Khái niệm:
Quản lý chất lượng đối với công trình xây dựng được chủ thể hoạt động xây dựng thực hiện. Chuẩn bị đầu tư khai thác và xây dựng công trình. Để quản lý, chắc chắn đối với các giai đoạn thi công khác nhau. Đây cũng là một trong những mục đích để đảm bảo những yêu cầu liên quan tới an toàn, chất lượng của công trình. Nhiệm vụ của mỗi giai đoạn, mỗi đơn vị đều được đảm bảo thì mới mang đến chất lượng công tác quản lý.
Ý nghĩa lập sơ đồ quản lý:
Việc lập sơ đồ quản lý chất lượng công trình mang ý nghĩa quan trọng, giúp ích cho nhà thầu và chủ đầu tư:
+ Đối với nhà thầu: sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng sẽ giúp họ cân đối, điều chỉnh và sử dụng nguyên vật liệu một cách hiệu quả. Phải biết cách phân bổ cũng như tính toán hợp lý trên bài toán có sẵn. Từ đó tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu, làm tăng năng suất lao động của nhân công. Đặc biệt là trách việc đội giá, đội lượng vật liệu thực tế cần sử dụng.
+ Đối với chủ đầu tư: Việc quản lý một công trình xây dựng thông qua sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng sẽ giúp thỏa mãn được nhu cầu của họ. Họ đảm bảo được nhu cầu, cân đối khả năng và lợi ích thực tế. Nắm được tương đối các số liệu, phản ánh thành chất lượng.
Các nhà thầu theo đó mà có những trách nhiệm sau:
Phải thực hiện các trách nhiệm theo trình tự, nhu cầu và tình hình thực tế.
– Lập danh sách và
– Cần quản lý, tiếp nhận các mặt bằng xây dựng.
– Cần bố trí thiết bị thi công và nhân lực.
– Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra sản phẩm xây dựng, vật liệu và các thiết bị công trình, công nghệ trong nước trước khi thi công.
– Cần khắc phục và xử lý những khuyết điểm, sai sót liên quan tới vấn đề chất lượng thi công.
– Thực hiện một số trách nhiệm về quản lý chất lượng chế tạo, mua sắm, sản xuất vật liệu, thiết bị và vật phẩm dùng trong công trình.
– Cần kiểm soát chất lượng lắp đặt thiết bị và công việc xây dựng.
– Thi công xây dựng đúng theo hợp đồng đã thỏa thuận.
– Thực hiện quan trắc, trắc đạc, công trình theo đúng yêu cầu đề ra.
– Báo cáo chất lượng cũng như tiến độ công trình.
– Cần lập bản vẽ hoàn công.
– Hoàn trả di chuyển vật tư, mặt bằng, máy móc sau bàn giao, nghiệm thu công trình theo đúng yêu cầu.
– Cần lập nhật ký liên quan tới xây dựng, thi công công trình
– Yêu cầu chủ đầu tư về việc nghiệm thu và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để nghiệm thu.
4. Hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng:
Nguyên tắc phải thực hiện:
Điều 4 của Nghị định kể trên cũng đưa ra các nguyên tắc cần đảm bảo trong quá trình quản lý chất lượng công trình xây dựng. Qua đó nhà nước thống nhất quản lý, triển khai các nguyên tắc bắt buộc được áp dụng. Nhờ đó mà các chủ thể có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan xác định được trách nhiệm và yêu cầu trong công việc.
– Nội dung các nguyên tắc đó là:
– Công trình xây dựng luôn phải được kiểm tra liên tục, theo đúng các quy định có liên quan, để đảm bảo tính an toàn cho con người, tài sản và các công trình gần kề
– Từng hạng mục sau khi tiến hành đầy đủ các công đoạn nghiệm thu, do người có trách nhiệm và quyền lực ký kết văn bản, mới được phép đưa vào hoạt động
– Các nhà thầu tham gia vào quá trình xây dựng – bất kể chính hay phụ – đều phải xuất trình được các giấy tờ liên quan đến cấp phép xây dựng.
– Chủ đầu tư phải có trách nhiệm trong việc sát sao công trình thi công đúng theo quy mô, hình thức quản lý, thỏa thuận giao – mời thầu
– Cơ quan chuyên môn có chức năng hướng dẫn, cung cấp đủ loại giấy tờ nhằm hỗ trợ chủ đầu tư và nhà thầu quản lý chất lượng công trình xây dựng. Sau khi đến giai đoạn nghiệm thu phải chủ động sát sao công trình, kiểm tra đầy đủ các tiêu chí đạt và chưa đạt.
Như vậy:
Khi đó, Mẫu hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng sẽ bao gồm đầy đủ, chi tiết các giấy tờ, văn bản có liên quan trực tiếp đến quản lý chất lượng công trình xây dựng. Từ đó mang đến hiệu quả, chất lượng đảm bảo đối với công trình xây dựng trong và sau khi thi công. Nhà đầu tư, nhà thầu đều tìm được các lợi ích của mình bên cạnh nghĩa vụ phải đảm bảo thực hiện.
Căn cứ pháp lý:
–