Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Thuật ngữ tiếng Anh? Các loại văn bản quy phạm pháp luật? Đặc điểm của VBQPPL? Ví dụ về VBQPPL?
Văn bản quy phạm pháp luật tổng hợp các quy phạm pháp luật thuộc nhóm đối tượng điều chỉnh cụ thể. Trong đó có chứa các quy phạm pháp luật được nhà nước ban hành hoặc thừa nhận. Dựa trên hoạt động và lĩnh vực quản lý nhà nước mà có các loại văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Trong đó lại mang đến các đặc điểm đặc trưng của văn bản quy phạm so với các hình thức văn bản khác. Cùng tìm hiểu các nội dung và làm rõ thông qua các ví dụ dưới đây.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật Văn bản hợp nhất 23/VBHN-VPQH năm 2020 của Văn phòng Quốc hội.
Mục lục bài viết
1. Văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Theo quy định tại điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hợp nhất đã đưa ra giải thích về Văn bản quy phạm pháp luật như sau:
“Điều 2. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật”.
Phân tích quy định pháp luật:
Có các tiêu chí cụ thể để xác định văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó phải đảm bảo tất cả các yêu cầu sau
– Có chứa quy phạm pháp luật. Các quy phạm này được nhà nước ban hành hoặc thừa nhận. Nhằm thể hiện quyền lực, ý chí, trao nhiệm vụ, quyền hạn cũng như các nghĩa vụ tương ứng cho đối tượng được điều chỉnh.
– Được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục. Để đảm bảo các giá trị pháp lý được công nhận trong hoạt động ban hành của nhà nước.
2. Thuật ngữ tiếng Anh:
Văn bản quy phạm pháp luật tiếng Anh là Legal documents.
3. Các loại văn bản quy phạm pháp luật?
Văn bản hợp nhất 23/VBHN-VPQH cũng quy định các loại văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, các loại khác nhau được ban hành bởi chủ thể khác nhau trong thực thi quyền lực nhà nước. Hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tại nước ta gồm có:
– Hiến pháp:
Là đạo luật cơ bản, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản khác không được trái với Hiến pháp.
– Văn bản của Quốc hội:
+ Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật) của Quốc hội.
+ Nghị quyết của Quốc hội.
– Văn bản của Ủy ban thường vụ Quốc hội:
+ Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
+ Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
+ Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
– Văn bản của Chủ tịch nước:
+ Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
– Văn bản của Chính phủ:
+ Nghị định của Chính phủ;
+ Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
– Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
– Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
– Văn bản của các cơ quan khác:
+ Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
+ Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
+ Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
+ Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
– Văn bản của các cơ quan nhà nước ở cấp tỉnh:
+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
+ Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
– Văn bản của các cơ quan nhà nước ở cấp huyện:
+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
+ Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Văn bản của các cơ quan nhà nước ở cấp xã:
+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
+ Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
4. Đặc điểm của VBQPPL:
Thông thường văn bản quy phạm pháp luật có các đặc điểm sau:
– Về thẩm quyền ban hành, trình tự, thủ tục:
+ Có thể thấy văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền ban hành pháp luật ban hành. Các chủ thể này có quyền hạn cũng như nhiệm vụ trong quản lý các khía cạnh cụ thể. Do đó họ phải nắm được, có phương hướng tác động và điều chỉnh phù hợp trong hoạt động quản lý nhà nước.
Cách thức hiệu quả nhất là xây dựng văn bản pháp luật bởi các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền.
+ Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo thủ tục, trình tự luật định. Để đảm bảo về các bước thực hiện, thông qua từng quy phạm. Cũng như đảm bảo ý nghĩa, mục đích và hiệu quả của các quy định đó.
+ Tên gọi, nội dung, trình tự và thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định cụ thể trong pháp luật. Cách thức xây dựng văn bản pháp luật cũng được quy định, triển khai thực hiện.
– Chứa đựng các QPPL:
+ Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa đựng các quy phạm pháp luật. Trong đó,các văn bản có đối tượng điều chỉnh cụ thể để triển khai ban hành, thừa nhận các quy định phù hợp. Đó là những khuôn mẫu của hành vi mà mọi thành viên xã hội hoặc các cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có liên quan phải xử sự theo. Nhà nước ban hành, có tính bắt buộc chung trong thực thi, áp dụng pháp luật.
+ Văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống. Cũng được điều chỉnh, sửa đổi hay thay thế để phù hợp với thực tế, hiệu quả quản lý đất nước. Được thực hiện trong mọi trường hợp khi có các sự kiện pháp lý tương ứng với nó xảy ra cho đến khi nó hết hiệu lực.
Các quy phạm sẽ là căn cứ được sử dụng để điều chỉnh, tìm ra cách thức giải quyết cho các vụ việc, sự kiện thực tế.
– Các đặc điểm khác:
+ Văn bản quy phạm pháp luật có thể được dùng để ban hành, sửa đối, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật. Đó là khi các văn bản mới có hiệu lực pháp luật. Các văn bản này được quy định mới, hoặc đã sửa đổi, bổ sung dựa trên cơ sở của các văn bản trước đó.
+ Văn bản quy phạm pháp luật bao gồm nhiều loại theo quy định của mỗi nước. Mang đến hệ thống các văn bản với giá trị pháp lý tương ứng, tác động điều chỉnh lẫn nhau. Hoặc các văn bản này hướng dẫn cho các quy phạm được trình bày ở văn bản khác.
Thông thường nó gồm hai loại chính: Đó là văn bản luật và văn bản dưới luật.
5. Ví dụ về VBQPPL:
Để làm rõ hơn về văn bản quy phạm của pháp luật thì bài viết xin đưa ra Ví dụ về văn bản quy phạm của pháp luật để độc giả tham khảo. Qua đó có thể xác định về tên, giá trị pháp lý cũng như đối tượng điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật đó.
– Hiến pháp và các văn bản luật:
Có thể thấy Hiến pháp năm 2013, Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017,
Các văn bản quy phạm pháp luật trên được quốc hội ban hành luật. Trong đó, Hiến pháp được ban hành để quy định nội dung chung nhất, cơ bản nhất các quyền con người, các chính sách sau:
+ Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
+ Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định; việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt;
+ Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;
+ Chính sách cơ bản về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường;
+ Quốc phòng, an ninh quốc gia;
+ Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
+ Hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân; hàm, cấp ngoại giao; hàm, cấp nhà nước khác; huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;
+ Chính sách cơ bản về đối ngoại;
+ Trưng cầu ý dân;
+ Cơ chế bảo vệ Hiến pháp;
+ Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Ngoài ra. Các Luật hay Bộ luật và các văn bản dưới luật phải được xây dựng trên tinh thần Hiến pháp. Các văn bản vi hiến đều phải bãi bỏ, không có giá trị pháp lý.
Mỗi văn bản luật, Bộ luật có đối tượng điều chỉnh cụ thể. Tuy nhiên trên thực tế, cần có sự phối hợp, căn cứ trên nhiều quy phạm mới có thể xử lý, đảm bảo tìm cách thức giải quyết đối với vụ việc.
– Nghị định xử phạt vi phạm hành chính:
Nghị định là văn bản dưới luật.
Vào ngày 30/12/2019,
– Điều chỉnh các nhóm hành vi về hành vi vi phạm hành chính;
– Hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính;
– Thẩm quyền lập biên bản,…