Bộ luật Lao động 2019 điều chỉnh mối quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trong mối quan hệ này nếu một trong các bên vi phạm pháp luật hoặc vi phạm hợp đồng thì sẽ xử lý theo quy định pháp luật và hợp đồng lao động. Đối với người lao động, hình thức xử lý được coi là nặng nhất chính là bị sa thải. Vậy mẫu biên bản họp xử kỷ luật sa thải nhân viên là gì, cách soạn thảo mẫu biên bản như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản họp xử lý kỷ luật sa thải nhân viên:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————-
…., ngày…. tháng….. năm…..
BIÊN BẢN
Xử lý vi phạm kỷ
Cuộc họp xem xét xử lý vi phạm kỷ luật lao động đối với Ông (Bà) … bắt đầu lúc […] giờ[…] ngày[…] tháng[…] năm[…]
Địa điểm tại:….
I. Thành phần dự họp gồm:
1. Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động uỷ quyền.
Họ tên:…..
Chức vụ hoặc chức danh:…..
Theo uỷ quyền ngày…. tháng…. năm…. (nếu có văn bản uỷ quyền).
2. Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành lâm thời trong đơn vị.
Họ tên:….
Chức vụ hoặc chức danh:…….
3. Đương sự.
Họ tên:…….
Chức vụ hoặc chức danh:…….
Đơn vị làm việc:…..
Công việc đang làm:…….
4. Cha hoặc mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp, nếu đương sự dưới 15 tuổi.
Họ tên:……
Chức danh:…..
Nơi làm việc hoặc nơi thường trú:……
5. Người bào chữa cho đương sự (nếu có).
Họ tên:…..
Chức vụ hoặc chức danh:…..
Đơn vị công tác:………
6. Người làm chứng (nếu có).
Họ tên:…..
Chức vụ hoặc chức danh:…….
Đơn vị công tác hoặc nơi cư trú:
7. Người được người sử dụng lao động mời tham dự.
Họ tên:……
Chức vụ hoặc chức danh:…….
Đơn vị công tác:….
II. Nội dung:
1. Đương sự trình bày bản tường trình diễn biến sự việc (cần ghi rõ các nội dung) như: Hành vi vi phạm, mức độ vi phạm, nguyên nhân, hình thức kỷ luật lao động… trong trường hợp đương sự không có bản tường trình thì người sử dụng lao động trình bày biên bản sự việc xảy ra hoặc phát hiện.
2. Người sử dụng lao động chứng minh lỗi của người lao động (cần ghi rõ một số nội dung) như: Hành vi vi phạm, mức độ vi phạm, hình thức kỷ luật lao động… Trường hợp bồi thường trách nhiệm vật chất thì ghi mức độ thiệt hại (tính giá trị bằng tiền Đồng Việt Nam), phương thức bồi thường….
3. Người làm chứng (nếu có) cần trình bày cụ thể những nội dung có liên quan đến sự việc xảy ra.
4. Người đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành lâm thời trong đơn vị, người bào chữa cho đương sự, đương sự (cần ghi rõ việc người sử dụng lao động chứng minh lỗi của người lao động đúng hay sai với quy định của pháp luật).
5. Kết luận cuối cùng của người sử dụng lao động.
Hành vi vi phạm kỷ luật, mức độ vi phạm, hình thức kỷ luật lao động. Trường hợp bồi thường trách nhiệm vật chất: mức độ thiệt hại, mức bồi thường, phương thức bồi thường.
6. Bảo lưu ý kiến của các thành phần tham dự (nếu có).
7. Kết thúc cuộc họp vào lúc…. giờ….. ngày…. tháng…. năm……..
Đương sự
(ký tên, ghi rõ họ, tên)
Đại diện Ban chấp hành
Công đoàn cơ sở
(ký tên, ghi rõ họ, tên)
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, ghi rõ họ, tên)
2. Cách soạn thảo Mẫu biên bản họp xử lý kỷ luật sa thải nhân viên:
Bởi tính chất của biên bản là ghi nhận lại cuộc họp và mang tính tường thuật nên người ghi biên bản cần phải trung thực, ghi lại chính xác toàn bộ những nội dung của biên bản. Biên bản được lập ngay trong cuộc họp nên người ghi biên bản cần đảm bảo kỹ năng nắm bắt vấn đề đồng thời phải đảm bảo tính khách quan, chính xác.
– Về hình thức của mẫu biên bản họp xử lý kỷ luật nhân viên cần trình bày rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, hạn chế tẩy xóa và đầy đủ nội dung, thành phần biên bản và chữ ký đầy đủ của các thành viên.
– Về nội dung của mẫu biên bản:
+ Tên biên bản cần nêu rõ: Biên bản họp xử lý kỷ luật lao động.
Dưới tên biên bản cần nêu rõ đây là biên bản xử lý kỷ luật đối với người lao động nào, thông tin cụ thể của người lao động.
+ Ở phần thành phần tham dự: Cần ghi đầy đủ, chính xác họ tên, chức vụ, vị trí làm việc của người tham dự cuộc họp bao gồm Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động uỷ quyền, đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành lâm thời trong đơn vị, đương sự, người đại diện pháp luật của người lao động đối với người chưa thành niên, người làm chứng, người có quyền và lợi ích liên quan, những người được mời tham dự và các thành phần khác nếu có.
+ Phần nội dung biên bản:
Biên bản cần nêu rõ sự việc, cụ thể cần có lời trình bày của người lao động, Người sử dụng lao động chứng minh lỗi của người lao động (trình bày rõ thông tin sự việc vi phạm (thời gian, địa điểm, hành vi vi phạm, hậu quả gây ra…) một cách khách quan, lời của người làm chứng, ý kiến của đại diện công đoàn.
Những nội dung này phải được ghi lại chính xác, không ghi sai lệch gây hiểu lầm nội dung của những lời khai, ảnh hưởng đến kết quả xử lý kỷ luật lao động.
Cuối cùng biên bản cần phải ghi rõ hành vi vi phạm kỷ luật, mức độ vi phạm, hình thức kỷ luật lao động. Trường hợp bồi thường trách nhiệm vật chất: mức độ thiệt hại, mức bồi thường, phương thức bồi thường.
+ Cuối cùng là phần chữ ký của tất cả các thành phần tham dự, trường hợp nếu có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
Như vậy, qua các phân tích nêu trên, khi người lao động vi phạm và bị xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động phải tiến hành mở cuộc họp xử lý kỷ luật với đầy đủ thành phần tham dự và ra quyết định xử lý kỷ luật người lao động. Việc xử lý kỷ luật phải luôn tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
3. Mẫu biên bản họp xử lý kỷ luật sa thải nhân viên là gì, mục đích của mẫu biên bản?
– Biên bản là văn bản ghi nhận sự kiện diễn ra, được lập ngay tại thời điểm diễn ra sự kiện, được xem như là một văn bản làm chứng cho các bên tham gia vào sự việc đó. Biên bản bao gồm các nội dung mà các bên làm việc với nhau và có chữ ký xác nhận của các bên.
– Mẫu biên bản họp xử lý kỷ luật sa thải nhân viên là biên bản ghi nhận khi cuộc họp xử lý kỷ luật diễn ra khi người lao động vi phạm những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh và người sử dụng lao động, được người lao động và người sử dụng lao động xác minh và ký tên vào biên bản.
Nội dung của mẫu biên bản họp xử lý vi phạm kỷ luật nhân viên sẽ gồm những nội dung cơ bản sau đây: Phần tên biên bản, Thành phần tham gia cuộc họp kèm chức vụ từng người, thời gian và địa điểm của cuộc họp xử lý kỷ luật, nội dung xử lý kỷ luật, chữ ký của các thành phần.
Mục đích của biên bản họp xử lý kỷ luật sa thải nhân viên: khi người lao động vi phạm các quy định của người sử dụng lao động và thuộc về trường hợp bị xử lý kỷ luật thì sẽ phải mở biên bản xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật, biên bản này nhằm mục đích ghi nhận lại sự kiện này, đồng thời việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản rõ ràng để nhân viên tuân theo.
4. Quy trình xử lý kỷ luật sa thải nhân viên:
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn
Bước 1: Lập biên bản hành vi vi phạm kỷ luật lao động:
Sau khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì ngay tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động (cấp trên của người lao động) tiến hành lập biên bản vi phạm.
Sau khi lập biên bản người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động đối với người lao động chưa đủ 15 tuổi.
Tuy nhiên trên thực tế không phải lúc nào người sử dụng lao động cũng phát hiện ngay lập tức hành vi vi phạm kỷ luật của người lao động, do đó nếu phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.
Bước 2: Xử lý kỷ luật lao động:
– Thông về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần phải tham dự họp: thời hạn thông báo là ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động. Điều này phải được thực hiện đúng nhằm mục đích bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp;
– Đối với các thành phần tham dự được gửi các thông tin, những người này cần phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động.
Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp.
– Tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo.
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;