Công đoàn bộ phận thể hiện sự chia nhỏ để hoạt động của công đoàn cơ sở. Theo đó, tổ chức công đoàn cơ sở có quy mô lớn cần được tổ chức thành các bộ phận để đảm bảo phân công hoạt động. Để hiểu rõ hơn về tổ chức này mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Công đoàn bộ phận là gì?
Công đoàn bộ phận là tế bào cấu thành nên công đoàn cơ sở. Nhiều hay một công đoàn bộ phận được tổ chức để đảm bảo hoạt động của công đoàn cơ sở.
Đối với công đoàn cơ sở có quy mô nhỏ, thì công đoàn cơ sở và công đoàn bộ phận là một. Tức là không cần phân chia, mở rộng tổ chức khi không cần thiết. Nội dung này được thể hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Điều lệ Công đoàn 2020.
Có thể hiểu công đoàn bộ phận là một công đoàn cơ sở thu nhỏ. Ở đó vẫn đảm bảo thực hiện các công việc để hướng đến nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể. Nếu như công đoàn cơ sở hoạt động trong phạm vi toàn bộ đơn vị sử dụng lao động, thì công đoàn bộ phận gây sức ảnh hưởng lên một tổ, một đơn vị,… nhất định. Cách gọi tên và tổ chức công đoàn tùy thuộc vào cách phân bổ của đơn vị sử dụng lao động đó.
Công đoàn bộ phận trong doanh nghiệp:
Trong mỗi tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, quyền lợi của người lao động cần được đảm bảo. Đây cũng là nguyên nhân, cơ sở để hình thành và hoạt động của tổ chức công đoàn. Đây là tổ chức được thành lập nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động của doanh nghiệp đó. Cũng như được đảm bảo hoạt động trong quyền hạn, nhiệm vụ luật, nội quy doanh nghiệp quy định.
Đối với những đơn vị sử dụng lao động có quy mô lớn, để công đoàn cơ sở được tổ chức thành các công đoàn bộ phận. Từ đó phối hợp và phân chia thực hiện các nhiệm vụ, đóng góp thực tế vào hoạt động của công đoàn. Công đoàn cơ sở muốn hoạt động hiệu quả phải kể đến những đóng góp quan trọng của công đoàn bộ phận.
Đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thường được hoạt động thành công đoàn cơ sở. Nên có thể coi đây cũng chính là công đoàn bộ phận.
Quy định về công đoàn cơ sở:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Điều lệ Công đoàn năm 2020:
– Công đoàn cơ sở là tổ chức cấp cơ sở của công đoàn Việt Nam.
+ Được thành lập ở một hoặc một số đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp, nếu có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên.
– Những công đoàn viên tham gia, gia nhập này trên tinh thần tự nguyện và được Công đoàn cấp trên trực tiếp quyết định công nhận.
Theo khoản 2 Điều 4
– Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn.
– Thành viên là tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
– Được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Các tính chất này cũng được xác định với ý nghĩa thành lập công đoàn bộ phận.
2. Thuật ngữ tiếng Anh:
Công đoàn bộ phận tiếng Anh là Union department.
3. Chức năng nhiệm vụ của công đoàn bộ phận:
Như đã giải thích bạn đọc có thể hình dung công đoàn bộ phận là mô hình thu nhỏ của công đoàn cơ sở. Theo đó, chức năng, nhiệm vụ của chúng cũng tương tự nhau nhưng phạm vi hoạt động lại nhỏ hơn. Phạm vi của công đoàn bộ phận chỉ được xác định trên bộ phận cụ thể mà nó đảm nhiệm trong toàn doanh nghiệp. Còn tùy thuộc vào các bộ phận đó là gì mà chức năng, nhiệm vụ cũng được xác định tương ứng. Cụ thể:
3.1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ:
Đối với công đoàn bộ phận, chủ tịch và các cán bộ cốt cán phải tìm hiểu cũng như nắm vững chế độ chính sách có liên quan đến NLĐ ở bộ phận, ở đơn vị. Đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người lao động thuộc phạm vi quản lý. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến và giám sát việc thực hiện các chính sách đó.
Ví dụ: thỏa ước lao động tập thể, điều lệ công ty, các văn bản pháp lý liên quan,…
Việc này nhằm giúp NLĐ nắm rõ quyền lợi của mình, và công đoàn làm tốt nhất chức năng. Đồng thời phản ánh kịp thời khi có dấu hiệu bị xâm phạm khi tham gia trong doanh nghiệp.
Ngoài ra, công đoàn bộ phận còn có trách nhiệm chỉ đạo, giúp đỡ các tổ công đoàn hoạt động theo các nội dung xây dựng tổ công đoàn vững mạnh. Hướng dẫn công nhân, viên chức, lao động ký kết
3.2. Công đoàn bộ phận có trách nhiệm điều hòa mối quan hệ giữa NSDLĐ và NLĐ:
Lợi ích của NSDLĐ và NLĐ luôn luôn gắn liền với nhau. Các quyền của chủ thể này được đảm bảo khi nghĩa vụ của bên kia được thực hiện. Do đó việc xung đột lợi ích, xâm phạm đến lợi ích của người lao động có thể mang đến nhiều lợi hơn cho NSDLĐ.
Việc mất cân bằng, bảo vệ bên này mà bỏ ngỏ bên kia sẽ dẫn đến việc xung đột lợi ích không đáng có. Mà người bị thiệt hại nhiều hơn vẫn luôn là NLĐ. Phải có bên trung gian, khách quan đứng ra phân xử và bảo vệ cho các quyền lợi chính đáng.
Do đó, công đoàn bộ phận có mối quan hệ gần gũi nhất với NLĐ. Đây là bộ phận dễ dàng phát hiện được những mối bất hòa trong quan hệ giữa hai bên. Đặc biệt phải hỗ trợ, giúp đỡ người lao động tiếp cận, sử dụng hiệu quả các quyền của họ. Từ đó, tìm cách điều chỉnh, đưa mối quan hệ trở lại trạng thái cân bằng.
Thể hiện qua việc công đoàn bộ phận có trách nhiệm vận động, giám sát NLĐ thực hiện đúng HĐLĐ và Thỏa ước lao động tập thể đã ký. Đồng thời đòi quyền lợi cho người lao động nếu có các dấu hiệu vi phạm từ phía của doanh nghiệp.
3.3. Công đoàn bộ phận tham gia quản lý và kiểm tra giám sát thực hiện chế độ chính sách pháp luật tại đơn vị lao động:
NSDLĐ thường luôn ưu tiên lợi ích lên đầu. Họ cũng dễ dàng thực hiện các chính sách thay đổi nếu lợi ích đat được lớn hơn, trong đó không quá cân nhắc và coi trọng đến lợi ích của người lao động. Do đó, đối với NLĐ, đặc biệt là các lao động phổ thông thường rơi vào các “bẫy rập” mà NSDLĐ lồng ghép trong HĐLĐ, điều lệ công ty,… Họ có thể gặp khó khăn trong giải quyết đòi quyền lợi chính đáng.
Do đó, công đoàn bộ phận cần tham gia, giám sát việc thực hiện các chế độ tại đơn vị. Có thể hỗ trợ phổ biến pháp luật, quyền lợi. Đồng thời thường xuyên tổ chức những cuộc họp ở bộ phận nhằm tìm ra vấn đề vướng mắc cũng như giải pháp. Giúp người lao động hiểu được quyền lợi, trách nhiệm tương ứng cần thể hiện trong doanh nghiệp. Đặc biệt các quy chế liên quan đời sống, vật chất, tinh thần của NLĐ.
4. Vai trò của Công đoàn bộ phận là gì?
Công đoàn bộ phận có những vai trò quan trọng đối với cả doanh nghiệp cũng như người lao động. Họ làm trung gian là đảm bảo tính chất cầu nối của một đơn vị minh bạch, công bằng. Do đó các vai trò được thể hiện phổ biến như:
Về phía người lao động:
Các vai trò của công đoàn bộ phận được tiếp cận ở những khía cạnh chính sau:
– Công đoàn bộ phận sẽ mang lại lợi ích cho trong việc giám sát ký kết
– Chủ động phối hợp cùng doanh nghiệp xây dựng thỏa ước lao động tập thể,
– Là nơi giải quyết những khúc mắc của người lao động với doanh nghiệp. Hỗ trợ, giúp đỡ người lao động tìm được câu trả lời, giải đáp cho các khúc mắc về quyền lợi. Và tham gia ý kiến với doanh nghiệp trong việc đảm bảo các lợi ích chính đáng của người lao động. Đúng tính chất trung gian, cầu nối và làm việc vì quyền lợi của tập thể người lao động tại doanh nghiệp.
Về phía doanh nghiệp:
– Công đoàn bộ phận tham gia hỗ trợ người sử dụng lao động xây dựng
– Hỗ trợ doanh nghiệp sắp xếp lao động một cách hợp lý. Cũng như chấm dứt hợp đồng lao động đối với những trường hợp không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Để đảm bảo hiệu quả tìm kiếm, phát huy giá trị và chất lượng trong mặt bằng lao động chung. Cũng như giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan trong nhu cầu sử dụng lao động.
– Đồng thời, tổ chức công đoàn giúp doanh nghiệp giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ của người lao động. Dựa trên tiêu chí về thực hiện các trách nhiệm tuân thủ trong nội quy, quy định về tham gia lao động tại doanh nghiệp. Từ đó sẽ hạn chế tối đa tai nạn lao động, bỏ việc, làm việc không hết trách nhiệm, không tôn trọng cam kết, thỏa ước lao động,… Tạo ra lực lượng lao động có chất lượng năng lực, phẩm chất tốt hơn, đồng đều hơn.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Điều lệ Công đoàn 2020.