Hiện trường có thể nhắc đến đối với các sự việc nói chung hoặc trong pháp luật hình sự nói riêng. Hiện trường của vụ án có nhiều loại khác nhau, dựa trên tính chất và ý nghĩa trong thực hiện hành vi phạm tội. Để hiểu rõ hơn mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Hiện trường là gì?
Theo từ điển Tiếng việt (NXB Khoa Học Xã Hội 1977):
Hiện trường là nơi xảy ra sự việc.
Đây là một định nghĩa chung nhất để xác định cho các sự việc xảy ra. Do đó tương ứng với sự việc mà ta xác định được hiện trường. Theo cách định nghĩa này, hiện trường mang ý nghĩa rộng mà không phải chỉ là hiện trường trong lĩnh vực hình sự. Qua đây cung cấp thông tin về không gian nơi xảy ra một sự việc nhất định.
Khái niệm hiện trường trong lĩnh vực hình sự:
Trong pháp luật hình sự không đưa ra khái niệm thế nào là hiện trường. Tuy nhiên trên cơ sở định nghĩa hiện trường nêu trên và quy định pháp luật hình sự hiện hành, có thể rút ra khái niệm như sau:
Hiện trường là nơi xảy ra hành vi phạm tội hoặc nơi phát hiện tội phạm mà cơ quan điều tra cần tiến hành khám nghiệm để phát hiện, thu lượm dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án.
Các phân loại hiện trường cũng thể hiện ý nghĩa của hiện trường trong lĩnh vực hình sự.
Chú ý:
Hiện trường không đơn giản là nơi thực hiện tất cả các hành vi phạm tội. Nói cách khác, nơi phát hiện dấu vết tội phạm có khi không phải là nơi tội phạm đã được thực hiện. Một vụ án xảy ra có thể có một hoặc nhiều hiện trường, thể hiện sự phức tạp trong điều tra, phá án. Cũng như cho thấy tính nguy hiểm, thủ đoạn và manh động của tội phạm. Do đó trong quá trình điều tra có thể phát hiện được nhiều hiện trường.
Các quy định gọi tên hiện trường như sau:
+ Hiên trường thấy trước gọi là hiện trường số 1;
+ Hiện trường thấy sau gọi là hiện trường số 2, số 3,… theo trình tự phát hiện.
2. Hiện trường tiếng Anh là gì?
Hiện trường tiếng Anh là The scene.
3. Phân loại hiện trường?
Mục đích: nhằm giúp cho quá trình bảo vệ và khám nghiệm hiện trường được kịp thời, nhanh chóng. Khi mà hiện trường có thể đóng góp, cung cấp các thông tin, bằng chứng liên quan. Từ đó phục vụ tốt cho quá trình điều tra làm rõ sự việc đã xảy ra nhanh chóng và chính xác.
Có thể dựa vào các căn cứ sau để phân loại hiện trường:
3.1. Căn cứ vào địa điểm xảy ra vụ việc:
Hiện trường được chia thành các loại:
– Hiện trường trong nhà:
Phạm vi hiện trường được giới hạn trong một không gian khép kín. Được hiểu rộng ra đối với việc bao bọc, che chắn với không gian bên ngoài.
+ Đó là hiện trường được che chắn hay bao bọc xung quanh, có mái che chắn bên trên.
+ Không kể đến chất liệu của vật bao bọc là tường vôi, vải dù hay mái rạ,…
– Hiện trường ngoài trời:
Đó là hiện trường không được che chắn, bao bọc bới bất cứ loại vật liệu nào. Do đó có thể chịu tác động từ không khí, sinh vật,… làm biến đổi, thay đổi điều kiện hiện trường.
– Hiện trường trên các phương tiện giao thông.
Nhằm xác định các đặc điểm về sự hình thành, tồn tại và biến đổi của các dấu vết trên mỗi loại hiện trường. Khi các phương tiện sẽ có đặc điểm và nguyên lý hoạt động đặc trưng.
Các lưu ý để bảo vệ hiện trường:
– Hiện trường ngoài trời rất nhanh có thể chịu tác động khách quan như mưa, gió, nắng, độ ẩm, thời gian,… hay từ sinh vật và cả con người. Cho nên hệ thống dấu vết sẽ bị biến đổi rất nhanh chóng. Cần có các nghiệp vụ để bảo vệ hiện trường tránh bị xáo trộn, biến đổi. Có thể khoanh vùng, phong tỏa khu vực hoặc dùng vải bạt, vải che để che đậy hiện trường.
– Hiện trường trong nhà lại có thể khó phát hiện kịp thời, nhanh chóng. Chỉ khi có dấu hiệu nghi ngờ rõ ràng, mới có căn cứ để phát hiện kịp thời. Đặc biệt là thủ phạm có thể tìm cách để xóa dấu vết và phi tang vật chứng hoặc do chính nạn nhân, mọi người xung quanh đã vô tình làm xáo trộn hiện trường.
Do vậy, các nghiệp vụ cần được tiến hành nhanh chóng ngay sau khi phát hiện hiện trường:
+ Như đến ngay hiện trường, yêu cầu mọi người ra khỏi khu vực hiện trường.
+ Tiến hành khám nghiệm kỹ càng, cẩn thận và phong tỏa hiện trường phục vụ công tác điều tra.
Như vậy, đối với mỗi loại hiện trường cần có cách thức bảo vệ, thu lượm phủ hợp và hiệu quả.
3.2. Căn cứ vào nội dung và tính chất của vụ việc xảy ra:
Hiện trường được chia thành:
Các hiện trường có tên gọi xác định trên đặc trưng của tội phạm. Đây cũng là các dấu hiệu chính để xác định hướng đi, phục vụ cho công tác điều tra.
– Hiện trường có người chết.
– Hiện trường có trộm.
– Hiện trường có súng đạn.
– Hiện trường có cháy nổ- sự cố kỹ thuật.
– Hiện trường có tai nạn giao thông,…
Ý nghĩa phân loại hiện trường:
– Cách phân loại hiện trường này giúp cơ quan điều tra xác định nơi và loại dấu vết tồn tại trên hiện trường. Xác định được cách thức hay thủ đoạn của hành vi phạm tội. Cũng như xác định được những loại dấu vết nào cần được phát hiện và thu lượm. Từ đó nhanh chóng triển khai khám nghiệm, thu thập các chứng cứ và dấu vết. Dấu vết bao giờ cũng được hình thành theo quy luật nhất định phù hợp với tính chất của sự việc.
– Đồng thời giúp cho công việc thống kê tội phạm được nhanh chóng.
Ví dụ;
– Nếu tại hiện trường có nạn nhân bị trúng đạn,phải tìm kiếm là vỏ đạn rơi lại tại hiện trường để xác định loại súng được sử dụng. Xác định các cự li bắn để khoan vùng hiện trường rộng hay hẹp,…
– Hiện trường của các vụ trộm thường có các dấu vết vân tay, dấu giầy dép, các dấu vết của dụng cụ phá cửa,..
Đây sẽ là những định hướng cho các cán bộ điều tra trong quá trình khám nghiệm hiện trường. Từ đó có các phát hiện đóng góp cho công tác điều tra, phá án.
3.3. Căn cứ vào diễn biến của sự việc xảy ra:
Một hiện trường có phạm vi xác định theo trình tự thời gian hoặc không gia. Do đó nó có thể được quy tụ lại ở một địa điểm, nhưng cũng có thể có nhiều địa điểm khác nhau. Theo ngôn ngữ pháp lý thì đây chính là những bộ phận của hiện trường.
Số lượng những bộ phận của hiện trường nhiều hay ít phần lớn phục thuộc vào diễn biến hành vi của kẻ phạm tội. Từ đó cho thấy động cơ, diễn biến từ khi chuẩn bị, thực hiện đến che dấu tội phạm.
Do đó được chia thành các loại hiện trường:
– Hiện trường nơi chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
– Hiện trường nơi thực hiện hành vi phạm tội.
– Hiện trường nơi che giấu hành vi phạm tội (hay chính là hiện trường giả): Đây là nơi thủ phạm cố ý sắp đặt tạo lập dấu vết để đánh lạc hướng điều tra của cơ quan điều tra. Từ đó dẫn cơ quan điều tra phải xác minh nhiều hơn, kéo dài thời gian hơn cũng như xóa các dấu vết thực tế. Mục đích nhằm che giấu hành vi phạm tội.
3.4. Căn cứ vào tình trạng của hiện trường:
Hiện trường thành hai loại:
– Hiện trường còn nguyên vẹn:
Hiện trường phản ánh tương đối đầy đủ dấu vết của hành vi phạm tội. Từ đó giúp cơ quan điều tra thực hiện công tác bảo vệ, khám nghiệm và phản ánh kết quả chính xác, nhanh chóng hơn. Các dấu vết chưa bị thay đổi hay xáo trộn.
– Hiện trường bị xáo trộn:
Các dấu vết tại hiện trường bị xáo trộn, biến đổi thay mất mát so với hiện trường thực tế. Do đó công tác phát hiện, bảo vệ hiện trường và khám nghiệm gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân của sự xáo trộn là do sự tác động của tự nhiên, sinh vật, con người,… dẫn đến những thông tin thu thập được tại hiện trường bị sai lệch. Hiện trường này cản trở công tác điều tra.
Như hiện trường của vụ trộm có thể bị thay đổi bởi sự hoảng loạn của chủ nhà. Từ đó có thể làm thay đổi hay mất đi các dấu vết mà tội phạm để lại.
Ý nghĩa phân loại:
Tùy thuộc vào bản chất của vụ án hình sự mà có cách phân loại, gọi tên phù hợp cho hiện trường. Từ đó nhận định về đối tượng gây án, tiến hành đúng các nghiệp vụ một cách nhanh chóng, hiệu quả.
4. Ý nghĩa của hiện trường trong công tác điều tra:
Hoạt động điều tra của
– Xác định dấu vết, tìm kiếm chứng cứ:
Hiện trường là nơi xuất hiện và tồn tại của vật chứng, dấu vết phản ánh tổng thể về vụ việc. Tại đây các dấu vết phản ánh chân thực nhất hành vi của tội phạm, hay một số diễn biến của vụ án. Vì vậy hiện trường có ý nghĩa quan trọng trong việc thu thập các thông tin, tài liệu chứng cứ phục vụ cho việc điều tra, làm rõ vụ việc.
– Xác định thông tin, cách thức phạm tội:
Thông qua hiện trường, cơ quan điều tra có thể nhận định, đánh giá được tính chất của vụ án xảy ra. Như về:
+ Các hoạt động, hành vi của thủ phạm.
+ Có thể xác định được công cụ, phương tiện mà thủ phạm sử dụng khi phạm tội.
+ Suy đoán tương đối về thời gian hiện trường của thủ phạm.
+ Mối quan hệ giữa thủ phạm và hiện trường cũng như nhiều thông tin cần thiết khác.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
–