Nợ ngân hàng là gì? Nợ ngân hàng bao lâu thì bị khởi kiện? Nợ ngân hàng bao nhiêu tiền thì bị khởi kiện? Quy trình khởi kiện của ngân hàng? Bị ngân hàng kiện đòi nợ, các chủ thể cần phải làm gì? Quy định về mức xử phạt khi không trả tiền ngân hàng?
Thuật ngữ nợ đã không còn xa lạ. Việc vay nợ đã trở nên quá quen thuộc. Căn cứ cụ thể vào nhiều tính chất và hình thức khác nhau mà có nhiều cách để phân loại nợ. Nợ xấu là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Một trong số những hình thức nợ xấu đó là nợ quá hạn. Chắc hẳn vẫn còn nhiều người thắc mắc về vấn đề này. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nợ ngân hàng bao nhiêu, nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện?
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Nợ ngân hàng là gì?
Nợ ngân hàng chúng ta có thể hiểu cơ bản chính là các khoản vay tiền trả góp theo tháng, vay tín chấp, vay thế chấp tại ngân hàng của các chủ thể. Nợ ngân hàng bao gồm các khoản vay thế chấp, vay tín chấp, vay trả góp cùng với nhiều các khoản vay khác. Các khoản vay ngân hàng trên thực tế sẽ đều có hợp đồng có chữ ký của cả bên cho vay và người đi vay. Đặc biệt trong hợp đồng thì cũng cần phải ghi rõ về số tiền vay, thời gian, lãi suất, quy định cụ thể.
Nếu khách hàng tới hạn trả nợ mà không trả thì sẽ được gọi là nợ quá hạn. Lúc này ngân hàng cũng sẽ tính thêm phí phạt và đưa vào danh sách nợ xấu.
Chủ thể là người đi vay tiền sẽ phải có nghĩa vụ thanh toán và trả nợ gốc, lãi theo đúng thời gian quy định pháp luật và quy định của ngân hàng. Nếu như các chủ thể thực hiện việc trả chậm hoặc không trả thì sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự. Việc các chủ thể không thanh toán tiền cho ngân hàng thì các chủ thể đó sẽ gặp phải các rắc rối sau.
– Điểm tín dụng của các chủ thể bị giảm và rơi vào tình trạng nợ xấu.
– Chủ thể sẽ bị khởi kiện nếu như quá hạn trong một thời gian dài và có biểu hiện cố tình không trả.
– Chủ thể sẽ không thể tham gia vay vốn thêm ở bất cứ nơi đâu.
2. Nợ ngân hàng bao lâu thì bị khởi kiện?
Khi khoản vay của các chủ thể đã được xác định là nợ xấu. Ngân hàng lúc này đã có thể khởi kiện đối với các chủ thể, tuy nhiên thường thì ngân hàng sẽ không làm như thế ngay lập tức. Mà thông thường các ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho khách hàng để cho khách hàng có thời gian hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Đó chính là việc ngân hàng sẽ cho phép gia hạn thêm thời gian trả nợ hoặc dùng các tài sản giá trị để nhằm mục đích có thể thu hồi khoản nợ của mình.
Căn cứ cụ thể theo như quy định Điều 275
Như vậy nếu nợ quá hạn trong vòng 36 tháng mà các chủ thể không trả khoản nợ đó thì các khách hàng sẽ bị khởi kiện.
3. Nợ ngân hàng bao nhiêu tiền thì bị khởi kiện?
Bên cạnh câu hỏi nợ ngân hàng bao lâu thì bị khởi kiện thì một câu hỏi nữa cũng được rất nhiều người còn muốn biết nợ ngân hàng bao nhiêu tiền thì bị khởi kiện.
Căn cứ theo quy định thì thông thường đối với những khoản nợ có dư nợ từ 2 triệu trở lên là đã có thể lập hồ sơ để thực hiện việc khởi kiện.
Nhưng đối với các hợp đồng vay tiền có giá trị nhỏ thì ngân hàng rất ít khi khởi kiện ra toà. Mà thay vào đó thì ngân hàng thường sẽ áp dụng các biện pháp đòi nợ riêng và bên cạnh đó thì ngân hàng cũng có các cách trừng phạt như cho vào danh sách nợ xấu, cấm tham gia vay vốn tại ngân hàng.
Tuy nhiên, đối với các hợp đồng vay tiền lớn của các đối tượng là những cá nhân, tổ chức thì ngân hàng bắt buộc sẽ phải làm hồ sơ và đưa ra khởi kiện. Nếu trong trường hợp này thì chủ thể là bên bị kiện sẽ có khả năng phải chịu hình phạt tù theo quy định của
4. Quy trình khởi kiện của ngân hàng:
Quy trình khởi kiện của ngân hàng trên thực tế thông thường thì sẽ bao gồm các bước cơ bản như sau:
– Bước 1: Ngân hàng có thể thông báo tới khách hàng lần cuối về khoản nợ
– Bước 2: Ngân hàng thực hiện xem xét hồ sơ và thu thập giấy tờ pháp lý về hợp đồng vay vốn.
– Bước 3: Ngân hàng sẽ gửi hồ sơ tới tòa án có thẩm quyền.
– Bước 4: Tòa án sẽ gửi lệnh triệu tập người cho vay.
– Bước 5: Tiến hành xử lý và phân xử, nếu khách hàng không có mặt thì họ sẽ tiến hành biện pháp xử lý tài sản thế chấp.
– Bước 6: Nếu như trong trường hợp hai bên là khách hàng và ngân hàng thỏa thuận được. Ngân hàng sẽ cho phép tự hòa giải.
– Bước 7: Khách hàng có nghĩa vụ cần phải thanh toán đầy đủ số tiền gốc, lãi, phạt. Trong trường hợp mà khách hàng cố tình không trả thì sẽ bị phạt tù theo đúng quy định.
5. Bị ngân hàng kiện đòi nợ, các chủ thể cần phải làm gì?
Khi các chủ thể bị dính nợ xấu, các chủ thể là người vay nên tìm cách trao đổi, trình bày nguyện vọng một cách trung thực với ngân hàng để thông qua đó hai bên cùng đưa ra phương án giải quyết sao cho phù hợp.
Trong trường hợp các đối tượng là khách hàng bị ngân hàng kiện ra đòi nợ, người vay sẽ có trách nhiệm cần phải chú ý tuân thủ lịch triệu tập, xét xử của Tòa án, thông báo giải quyết của Cơ quan thi hành án có thẩm quyền. Đặc biệt, người vay cũng sẽ không được tỏ thái độ né tránh, bất hợp tác và nghĩ ra các cách để có thể trốn nợ.
Mặc dù vay nợ trên thực tế và pháp luật quy định đây là vấn đề dân sự, tuy nhiên nếu các đối tượng người vay có hành vi vi phạm pháp luật hay bỏ trốn thì ngân hàng có thể chuyển hồ sơ cho phía Công an để thực hiện xử lý hình sự.
5. Quy định về mức xử phạt khi không trả tiền ngân hàng:
Không trả được nợ, bị ngân hàng kiện có phải đi tù không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với trường hợp các chủ thể không có khả năng trả nợ khi đến hạn vì lý do bất đắc dĩ như mất việc làm, làm ăn thua lỗ hay phá sản hay một số các nguyên nhân cụ thể khác thì bên vay sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự trên thực tế sẽ chỉ được thực hiện khi các chủ thể có hành vi phạm tội, gây nguy hiểm cho xã hội và các hành vi đó cấu thành tội phạm được quy định trong
Theo đó, nếu như trong trường hợp người vay cố tình không thanh toán nợ bằng cách dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn thì mới bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trốn nợ, cố tình không trả tiền ngân hàng bị xử lý thế nào?
Nếu như các chủ thể có khả năng trả nợ nhưng các chủ thể đó lại có hành vi không trả mà các chủ thể này lại cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn thì chủ thể lag bên vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Ta nhận thấy rằng, căn cứ cụ thể theo quy định được nêu trên, nếu các chủ thể có hành vi trốn nợ, cố tình không trả tiền ngân hàng, các chủ thể là những người vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với mức phạt nhẹ nhất là hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, nặng hơn thì các chủ thể có thể phải chịu mức phạt tù có thời hạn đến 20 năm.