Tảo hôn là gì? Thực trạng tảo hôn ở nước ta? Nguyên nhân tảo hôn? Những hậu quả của tảo hôn? Giải pháp giảm thiểu tảo hôn?
Như chúng ta đã biết, hiện nay, tại nước ta tình trạng nam và nữ kết hôn trước tuổi do pháp luật quy định vẫn diễn ra thường xuyên và ở nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước. Đặc biệt là ở những khu vực nông thôn, miền núi, đây là những nơi mà trình độ dân trí cũng như cơ sở hạ tầng và chất lượng cuộc sống của người dân vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Thực trạng tảo hôn diễn ra đã thể hiện sự lỗi thời và kìm hãm đến sự phát triển của kinh tế cũng như xã hội của đất nước. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về tảo hôn cũng như hậu quả, hiện trạng, nguyên nhân và các giải pháp để giảm thiểu vấn đề này?
Mục lục bài viết
1. Tảo hôn là gì?
Hiện nay, bởi vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà đã dẫn đến tình trạng nam và nữ đã kết hôn trước độ tuổi quy định ( hay còn gọi là tảo hôn). Thực trạng này diễn ra rất phổ biến. Đặc biệt việc tảo hôn cũng rất phổ biến ở những vùng sâu vùng xa, những nơi mà con người có cuộc sống không được đảm bảo và có trình độ dân trí thấp. Tảo hôn thực chất không chỉ thể hiện sự lạc hậu của thế hệ cũ mà tình trạng tảo hôn còn cản trở sự phát triển của nền kinh tế, văn hóa – xã hội của đất nước.
Theo quy định cụ thể tại Khoản 8 điều 3
Bên cạnh đó thì tai điểm a khoản 1 Điều 8 quy định nội dung sau đây: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;”
Hành vi tảo hôn là hành vi bị cấm theo quy định cụ thể của
Theo quy định tại
– Thực hiện phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
– Thực hiện phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi các chủ thể duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan Toà án.
2. Thực trạng tảo hôn ở nước ta:
Ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nạn tảo hôn đang được biết đến là một thực trạng nhức nhối và hết sức phức tạp. Nạn tảo hôn thực tế đã xuất hiện rất sớm ở rất nhiều vùng miền ở trên phạm vi cả nước, đặc biệt thì nạn tảo hôn phần lớn sẽ diễn ra phần lớn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo thống kê ở nước ta thì có đến 11% phụ nữ tuổi từ 20 đến 49 đã kết hôn hoặc các phụ nữ này đã sống chung như vợ chồng với nam giới trước tuổi 18. Ở trung du miền núi phía Bắc là các tỉnh có tỷ lệ tảo hôn cao hơn so với các vùng khác trong cả nước. Trong độ tuổi từ 10 đến 17 tuổi, cứ 10 em trai thì sẽ lại có 01 em có vợ, cứ 05 em gái thì sẽ lại có 01 em đã có chồng.
Sau các tỉnh ở Trung du miền núi phía Bắc thì Tây Nguyên là nơi có tỷ lệ tảo hôn cao thứ hai.
Tiếp đến thì là Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ.
Các tỉnh ở Việt Nam có tỷ lệ tảo hôn cao nhất trong cả nước bao gồm: Lai Châu, Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Kạn, Kon Tum, Gia Lai. Trong số 55 dân tộc anh em trên đất nước ta hiện nay thì các dân tộc thiểu số được thông kê là có tỷ lệ tảo hôn cao gấp 6 lần so với dân tộc Kinh và gấp gần 3,5 lần so với tỷ lệ chung của cả nước ta.
3. Nguyên nhân tảo hôn:
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn:
– Nguyên nhân đầu tiên là do sự hiểu biết của người dân còn yếu kém:
Hiện nay, ở tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, kiến thức của người dân về hôn nhân thực chất thì vẫn còn khá hạn chế. Các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa là những nơi mà pháp luật của Đảng và Nhà nước ta hiện vẫn chưa phổ biến rộng rãi. Bởi vì thế mà những người dân ở nơi đây cũng không có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của vấn đề dân số và hiểu được rõ những hệ lụy mà xã hội có thể gặp phải trong tương lai.
Bên cạnh đó thì ta cũng thấy rằng, vấn nạn tảo hôn thực tế không chỉ xảy ra ở những vùng sâu vùng xa mà vấn nạn tảo hôn còn tồn tại ở các tỉnh thành phố. Các tỉnh thành phố là nơi công tác tuyên truyền về hôn nhân và gia đình đã được triển khai và mang tính triệt để. Tuy biết có nhiều người đã biết nhưng vẫn vi phạm.
– Thứ hai là do phong tục tập quán lạc hậu:
Phong tục tập quán từ lâu đời đã ăn sâu trong tiềm thúc của những người dân tộc thiểu số từ bao đời nay. Đối với nhiều người dân thì việc lấy chồng lấy vợ sẽ chỉ cần sự chấp thuận của những người đứng đầu trong làng hay do cha mẹ 2 bên quyết định.
– Nguyên nhân thứ ba là do ảnh hưởng bởi nền kinh tế thị trường:
Trong nền kinh tế thị trường như ở giai đoạn ngày càng, quan niệm sống của con người cũng vì thế mà đã trở nên cởi mở hơn. Người dân cũng không bị gò bó bởi những quan niệm cổ hủ xưa. Và, cũng chính bởi vì thế mà con người dễ dàng tạo dựng các mối quan hệ vợ chồng từ sớm.
– Một nguyên nhân nữa là các chế tài pháp luật chưa đủ sức răn đe:
Pháp luật nước ta trong thực tiễn vẫn còn chưa kiên quyết trong việc quản lý đăng ký kết hôn. Bên cạnh đó thì các chế tài của luật cũng vẫn còn chưa nghiêm khắc nên các chế tài này cũng không có đủ sức răn đe. Thực tế cũng đã cho thấy nhiều người vẫn chịu nộp phạt để họ có thể được chung sống bình thường với người khác. Đây là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng tảo hôn vẫn diễn ra vô cùng phổ biến.
– Bên cạnh đó công tác tuyên truyền giáo dục còn hạn chế:
Với trình độ dân trí vẫn còn chưa cao thì nhiều người dân tộc thiểu số còn bất đồng ngôn ngữ với kiến thức luật pháp quy đinh. Điều này cũng đã dẫn tới nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền công tác chống tảo hôn đến những người dân.
4. Những hậu quả của tảo hôn:
Vấn nạn tảo hôn thực tế có thể diễn ra mọi lúc mọi nơi, như chúng ta đã biết thì phổ biến nhất là ở các làng quê, vùng dân tộc thiểu số, biên giới hải đảo. Vấn nạn tảo hôn đem tới sự nghèo đói, thất học và ảnh hưởng tới sức khỏe, các mối quan hệ xã hội của con người. Cụ thể:
– Vấn nạn tảo hôn ảnh hưởng đến sức khỏe người tảo hôn:
Tảo hôn có những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của những trẻ em gái dưới 15 tuổi. Nguy cơ chết do mang thai hoặc do quá trình sinh đẻ của lứa tuổi này cao hơn nhiều so với phụ nữ ở độ tuổi trên 20. Đối với những em bé khi được sinh ra bởi bố mẹ chưa đủ tuổi thì các em bé này còn có nguy cơ bị thiếu cân hoặc chết non.
– Vấn nạn tảo hôn khiến nhiều người khó tiếp cận với nền giáo dục văn minh:
Trẻ em khi kết hôn sớm thì sẽ ít được tiếp xúc với việc học hành. Điều này cũng đã khiến cản trở trẻ em tiếp thu những nền giáo dục hiện đại và tiên tiến nhằm mục đích để có thể phát huy tối đa nhân cách và trí tuệ của trẻ.
– Vấn nạn tảo hôn khiến suy thoái kinh tế:
Tình trạng tảo hôn xảy ra phổ biến đã khiến khả năng kiếm sống hay đóng góp kinh tế cho gia đình thấp hơn. Điều này cũng đã làm tăng tỷ lệ đói nghèo cho toàn xã hội.
– Vấn nạn tảo hôn khiến suy thoái chất lượng dân số:
Tảo hôn có những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của xã hội. Khi mà dân số đang ngày càng gia tăng, tỷ lệ người thiếu hụt về thể chất và trí tuệ cũng sẽ là gánh nặng cho toàn xã hội.
5. Giải pháp giảm thiểu tảo hôn:
Tảo hôn như chúng ta đã phân tích cụ thể ở trên thì đây là vấn đề xã hội phức tạp, đây cũng là một vi phạm pháp luật và nó có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Cần có những giải pháp được đưa ra để có thể giảm thiểu nạn tảo hôn ở nước ta như sau:
– Biện pháp để giảm thiểu nạn tảo hôn ở nước ta đó là cần tăng cường công tác truyền thông với các hình thức đa dạng, linh hoạt nhằm mục đích để có thể thông qua đó nâng cao nhận thức về pháp luật dân số, hôn nhân, gia đình
– Biện pháp để giảm thiểu nạn tảo hôn ở nước ta đó là cần thực thi các chính sách để xoá đói giảm nghèo, giáo dục nâng cao dân trí ở các vùng khó khăn từ đó giúp nâng cao mức sống cho người dân đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thuộc các bản xa xôi hẻo lánh.
– Các cấp chính quyền cũng sẽ cần vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong việc ngăn chặn tình trạng tảo hôn ở các địa phương.
– Biện pháp để giảm thiểu nạn tảo hôn ở nước ta đó là cần phải gia tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tảo hôn.
– Các bậc phụ huynh, gia đình cũng sẽ cần dành sự quan tâm và giáo dục con cái, tránh tình trạng cha mẹ bỏ bê, buông lỏng con cái từ đó mà dẫn đến việc con cái sa vào những lối sống hư hỏng, ảnh hưởng đến nhận thức và tư duy của bản thân.