Khái quát về kê biên tài sản và tài sản được kê biên? Quy định về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự?
Thi hành án dân sự là việc các cá nhân, tổ chức sau khi có quyết định của Tòa án thực hiện theo phán quyết của Tòa. Cơ quan thi hành án dân sự sẽ là cơ quan có thẩm quyền thi hành án dân sự đối với các bên có quyền lợi và nghĩa vụ. Trong quá trình thi hành án dân sự, nếu các bên không thỏa thuận được với nhau thì sẽ tiến hành bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về kê biên tài sản và tài sản được kê biên:
– Khái niệm về kê biên tài sản: Kê biên tài sản là việc cơ quan có thẩm quyền của nhà nước thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với tài sản để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Kê biên tài sản được thực hiện trong tố tụng hình sự và trong tố tụng dân sự. Cụ thể trong tố tụng dân sự, kê biên tài sản được hiểu là một trong những biện pháp khẩn cấp tạm thời mà pháp luật thực hiện để ngăn chặn những hành vi trái pháp luật đối với tài sản trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự, hoặc để đảm bảo người đang có nghĩa vụ không thực hiện hành vi tẩu tán tài sản, giữ tài sản để thực hiện các nghĩa vụ theo bản án.
– Tài sản được kê biên: tài sản được kê biên là các tài sản thuộc sở hữu của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tài sản được kê biên bao gồm bất động sản, động sản, tiền…Tài sản được kê biên có thể là tài sản mà chủ sở hữu đang chiếm hữu hoặc do bên thứ ba đang chiếm hữu, tài sản đang cầm cố, thế chấp…
Dưới đây là các lưu ý khi kê biên tài sản đối với các loại tài sản kê biên:
+ Đối với tài sản là bất động sản:
Điều 88
+ Đối với kê biên đồ vật, nhà ở, công trình kiến trúc: khi thực hiện kê biên các loại tài sản này mà phải mở khoá, phá khoá, mở gói mà chủ sở hữu tức người phải thi hành án vắng mặt thì chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang sử dụng, quản lý đồ vật mở khoá, mở gói để thực hiện kê biên. Đối với các trường hợp chống đối không thực hiện mở khóa, mở đóng gói thì chấp hành viên có quyền tự quyết định về việc thuê người mở khóa hay tự mình mở khóa, mở đóng gói, tuy nhiên trường hợp này cần phải có người làm chứng. Nếu việc mở khóa, mở đóng gói gây thiệt hại thì người phải thi hành án phải chịu thiệt hại do việc mở khoá, phá khóa, mở gói.
+ Đối với tài sản đang bị cầm cố, thế chấp: trường hợp sau khi xem xét mà người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp. Tuy nhiên trường hợp này cần đáp ứng rằng giá trị của tài sản đang thế chấp, cầm cố lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án (ví dụ: người phải thi hành án không có tài sản để thi hành án nhưng đang có một mảnh đất đang thế chấp tại ngân hàng, nếu giá trị mảnh đất này lớn hơn khoản vay thế chấp thì chấp hành viên có quyền tiến hành xử lý mảnh đất đang thế chấp này).
Lưu ý khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp, Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp (ví dụ: tài sản được xử lý là mảnh đất đang thế chấp tại ngân hàng thì chấp hành viên phải thông báo cho ngân hàng khi thực hiện việc xử lý tài sản). Khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán do những người này đã thực hiện hợp đồng trước khi kê biên tài sản diễn ra.
+ Đối với tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ: người thứ ba đang giữ tài sản có thể là mượn, thuê, được xác định bằng bản án, quyết định khác của Tòa án… Khi đã xác định được người thứ ba đang giữ tài sản thì Chấp hành viên ra quyết định kê biên tài sản đó để thi hành án.
Trong quá trình kê biên tài sản nếu người thứ ba đang giữ tài sản mà không tự nguyện giao tài sản thì Chấp hành viên cưỡng chế buộc họ phải giao tài sản để thi hành án. Riêng đối với người thứ ba đang thuê tài sản mà chưa hết thời hạn hợp đồng thì tiếp tục thuê theo hợp đồng đã giao kết.
+ Đối với tài sản là vốn góp: người phải thi hành án có vốn góp có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin để Chấp hành viên tiến hành kê biên phần vốn góp đó. Nếu xuất hiện trường hợp chưa có thông tin rõ ràng về phần vốn góp thì Chấp hành viên có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định phần vốn góp của người phải thi hành án; trường hợp chưa xác định được giá trị của phần vốn góp khi vốn góp là tài sản thì tiến hành trưng cầu tổ chức, cá nhân có chuyên môn xác định phần giá trị vốn góp của người phải thi hành án để cưỡng chế thi hành án.
2. Quy định về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự:
Khi đã có bản án, quyết định của Tòa án về việc người phải thi hành án tiến hành thi hành án đối với người được thi hành án, nếu các bên không thỏa thuận được với nhau về vấn đề thi hành án thì cơ quan thi hành án tiến hành bán đấu giá tài sản đã kê biên.
Việc bán tài sản đã kê biên được quy định tại Điều 101
– Đối tượng để bán đấu giá theo quy định tại điều này là động sản có giá trị từ trên 10.000.000 đồng và bất động sản.
– Trường hợp không bán đấu giá: bán không qua thủ tục bán đấu giá đối với tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng hoặc tài sản tươi sống, mau hỏng. Lưu ý đối với trường hợp này thì Việc bán tài sản phải được thực hiện trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên.
– Chủ thể thực hiện bán đấu giá: do tổ chức bán đấu giá thực hiện.
– Lựa chọn tổ chức bán đấu giá: người phải thi hành án và người được thi hành án có quyền thỏa thuận về lựa chọn tổ chức bán đấu giá. Thời hạn để hai bên lựa chọn là không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày định giá. Sau khi đương sự đã lựa chọn được tổ chức bán đấu giá Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản với tổ chức đó. Nếu hết thời hạn 5 ngày mà người phải thi hành án và người được thi hành án không thỏa thuận được với nhau thì Chấp hành viên lựa chọn tổ chức bán đấu giá để ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản.
– Thời điểm ký hợp đồng bán đấu giá: trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày định giá.
– Thời hạn bán đấu giá tài sản: đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá.
– Những trường hợp Chấp hành viên bán đấu giá tài sản kê biên mà không thông qua tổ chức bán đấu giá:
+ Tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản cần phải bán đấu giá chưa có tổ chức bán đấu giá hoặc có những tổ chức bán đấu giá từ chối ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản;
+ Động sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đối với các trường hợp này thì Chấp hành viên thực hiện thủ tục bán đấu giá mà không cần tổ chức bán đấu giá, tự quyền quyết định việc bán đấu giá.
+ Thời hạn Chấp hành viên bán đấu giá tài sản: kể từ ngày định giá hoặc từ ngày nhận được văn bản của tổ chức bán đấu giá từ chối bán đấu giá thì Chấp hành viên phải tiến hành bán đấu giá đối với động sản trong thời hạn là 30 ngày và bất động sản trong thời hạn là 45 ngày.
– Trường hợp hủy bán đấu giá: Nếu trước khi mở cuộc bán đấu giá 01 ngày làm việc, người phải thi hành án nộp đủ tiền thi hành án cho người phải thi hành án thì sẽ dừng bán đấu giá tài sản.
Trong trường hợp này nghĩa vụ của người phải thi hành án như sau: nộp đủ tiền thi hành án và thanh toán các chi phí thực tế, hợp lý đã phát sinh từ việc cưỡng chế thi hành án, tổ chức bán đấu giá. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ này thì người phải thi hành án có quyền nhận lại tài sản của mình.