Vạch kẻ đường là gì? Các loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41:2019 tiếng Anh là gì? Các loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41?
Trong hoạt động quản lý giao thông đường bộ, hệ thống vạch kẻ đường rất đa dạng. Việc phân biệt được các loại vạch kẻ đường giúp hiểu được các ý nghĩa của quy định tương ứng. Nhờ vậy mà người tham gia giao thông có thể di chuyển đúng, đảm bảo trật tự chung. Đặc biệt là giúp việc điều khiển phương tiện an toàn và tránh bị xử phạt. Hệ thống vạch kẻ đường được quy định trong quy chuẩn 41:2019 của Bộ Giao thông vận tải. Cùng tìm hiểu nội dung thể hiện cũng như phân biệt các loại vạch kẻ đường.
Căn cứ pháp lý:
QCVN 41:2019/BGTVT về biển báo giao thông đường bộ Quy chuẩn quốc gia về biển báo hiệu đường bộ.
Luật sư
Theo quy chuẩn 41 thì Hệ thống vạch kẻ đường được chia làm 2 nhóm. Các nhóm cũng được xác định khác nhau về màu sắc và nội dung thể hiện trên hình ảnh. Tương ứng với màu sắc của vạch kẻ đường xác định tốc độ của phương tiện được phép di chuyển trên đường đó. Phân ra làm hai loại tốc độ như sau:
+ Đường có tốc độ xe chạy trên 60km/h.
+ Đường có tốc độ xe chạy từ 60 km/h trở xuống.
Vậy theo quy chuẩn 41 thì có những loại vạch kẻ đường nào? Cũng như các nội dung, cách thức phân biệt trong nội dung của vạch kẻ đường ra sao? Cùng tìm hiểu nội dung bài viết bên dưới:
Mục lục bài viết
1. Vạch kẻ đường là gì?
Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu giao thông trong quản lý phương tiện điều tham gia giao thông đường bộ. Nhằm các mục đích chính sau:
+ Hướng dẫn, điều khiển giao thông. Các phương tiện xác định được nội dung quy định, cách thức tham gia giao thông đúng luật.
+ Giúp nâng cao an toàn và khả năng lưu thông xe. Các phương tiện khi tuân thủ báo hiệu sẽ thể hiện cách thức di chuyển theo trật tự, thống nhất.
+ Đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Cũng như không vi phạm các quy định, không bị phạt vi phạm khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Vạch kẻ đường có thể dùng kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu giao thông; Hoặc dùng độc lập ở các đoạn đường cần
Hai loại vạch kẻ đường:
Thường khi tham gia giao thông nhiều người hay bị nhầm lẫn giữa vạch kẻ đường màu trắng và vạch kẻ đường màu vàng trắng là có ý nghĩa giống nhau. Song đây là 02 loại vạch kẻ đường khác nhau. Các quy định và nội dung báo hiệu khác nhau bởi:
– Với vạch kẻ đường màu trắng để nhận biết làn cùng chiều. Đây là vạch sử dụng để ngăn cách và phân biệt giữa các làn cùng 1 chiều đường.
– Với vạch vàng trắng sẽ được chia theo mục đích sử dụng. Nhóm vạch này là nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều có màu trắng và nhóm vạch phân chia 2 chiều xe chạy có màu vàng.
Khi đó dựa vào màu sắc của vạch ta có thể biết các thông tin vạch kẻ đang thể hiện là gì? Cũng như các chủ thể đi theo chiều xe nào sẽ được phép, sẽ thực hiện các hoạt động di chuyển ra sao.
Lưu ý:
Người tham gia giao thông cần phải chấp hành, tuân thủ đúng quy định về vạch kẻ đường. Nếu vạch kẻ đường đứng độc lập, cần tuân thủ các nội dung báo. Trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có biển báo giao thông người lái xe cần phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo giao thông. Phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật khi tham gia giao thông.
Các vạch kẻ trong trường hợp kết hợp với biển báo, đèn giao thông phải đảm bảo các ý nghĩa của tất cả các mục đích sử dụng đó.
2. Các loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41:2019 tiếng Anh là gì?
Các loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41:2019 tiếng Anh là Types of road markings according to the standard 41:2019.
3. Các loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41:
Các loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41 bao gồm 23 vạch. Trong đó, tên vạch kẻ đường được xác định từ 1.1 đến 1.23. Trong đó, hình ảnh của các vạch kẻ đường được minh họa bằng hình ảnh chính sử dụng trong bài.
Các loại vạch kẻ đường đó là:
– Vạch kẻ đường 1.1:
– Được thể hiện bằng Vạch liền, nét màu trắng, rộng 10 cm.
– Dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau. Các phương tiện phải đi về hai phía của vạch theo chiều đi của mình.
– Xác định ranh giới phần đường cấm, ranh giới nơi đỗ xe, ranh giới của làn xe ở vị trí nguy hiểm. Nói chung, phương tiện không được đi vào phần đường cấm theo chiều đi của mình.
– Đối với vạch này, phương tiện không được đè lên vạch, cũng như không được lấn sang làn đường của chiều đi ngược lại.
– Vạch kẻ đường 1.2:
– Được thể hiện bằng Vạch liền, màu trắng, rộng 20 cm. Về hình thức như hình 1.2, tuy nhiên bề rộng có kích thước gấp đôi.
– Dùng để xác định mép phần xe chạy trên các trục đường. Xe chạy được phép cắt ngang hoặc đè lên vạch khi cần thiết.
– Vạch kẻ đường 1.3:
– Là vạch kép (2 vạch liên tục) màu trắng, có chiều rộng bằng nhau và bằng 10 cm, cách nhau là 10 cm.
– Dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông từ 2 hướng ngược chiều nhau trên những đường có từ 4 làn đường trở lên. Vẫn để phân chia hai chiều di chuyển của phương tiện, tuy nhiên được dùng đối với những đường có nhiều làn.
– Xe chạy không được đè qua vạch.
– Vạch kẻ đường 1.4:
– Là vạch liên tục màu vàng có chiều rộng 10 cm.
– Sử dụng để xác định nơi cấm dừng và cấm đỗ xe về phạm vi. Các biển báo cấm dừng và cấm đỗ xe cũng được đặt để
– Vạch kẻ đường 1.5:
– Là vạch đứt quãng, màu trắng, rộng 10 cm, tỷ lệ L1:L2 = 1:3.
– Vạch dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông từ 2 hướng ngược chiều nhau trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy.
– Xác định ranh giới làn xe khi có 2 hoặc trên 2 làn xe chạy theo một hướng.
– Vạch kẻ đường 1.6:
– Là vạch đứt quãng màu trắng, rộng 10 cm. Tỷ lệ L1:L2 = 3:1.
– Dùng để báo hiệu gần đến vạch 1-1 hay 1-11,.
– Để phân chia dòng xe ngược chiều hay cùng chiều.
– Vạch kẻ đường 1.7:
– Là vạch đứt quãng màu trắng rộng 0,1m, khoảng cách giữa hai vạch là 0,5m.
– Vạch được kẻ theo đường cong theo chiều xe chạy ở chỗ giao nhau khi lái xe cần định hướng chung để đảm bảo an toàn khi qua chỗ giao nhau. Đường cong của vạch phù hợp với cung đường phương tiện cần di chuyển để đảm bảo trật tự, an toàn.
– Vạch kẻ đường 1.8:
– Là vạch đứt quãng màu trắng rộng 0,4m.
– Vạch dùng để quy định danh giới làn xe tăng tốc độ hoặc giảm tốc độ hay còn được gọi là chuyển tới làn đường và làn xe chính của phần xe chạy.
– Vạch kẻ đường 1.9:
– Là loại vạch kép hay còn được gọi hai vạch đứt quãng, song song, màu trắng rộng 0,1m và cách nhau 0,1 m.
– Vạch quay định danh giới làn xe dự trữ mà trên làn này chiều xe chạy có thể thay đổi hoặc hoặc chiều thuận hoặc chiều đi ngược lại.
– Sự thay đổi hướng xe được điều khiển bằng tín hiệu đèn xanh và đỏ đặt trên làn xe.
– Vạch kẻ đường 1.10:
– Là vạch đứt quãng màu vàng.
– Vạch xác định vị trí hay khu vực cấm đỗ xe.
– Vạch kẻ đường 1.11:
– Là hai vạch song song (vạch kép) màu trắng, một vạch đứt quãng và một vạch liền liền nét.
– Vạch dùng để phân chia dòng phương tiện hai hướng ngược chiều nhau trên các đường có hai hoặc ba làn xe chạy.
– Lái xe được phép cắt ngang qua vạch từ phía có vạch đứt quãng.
– Vạch kẻ đường 1.12:
– Vạch chỉ rõ vị trí xe phải dừng lại khi có biển báo số 122 “Stop” hoặc khi có tín hiệu đèn đỏ. Vạch này kẻ ngang toàn bộ đường của hướng xe chạy.
– Trong trường hợp không có biển 122 hoặc không có đèn hay người điều khiển thì vạch 1.12 không có hiệu lực.
– Vạch kẻ đường 1.13:
– Là vạch hình tam giác cân màu trắng.
– Vạch chỉ rõ vị trí mà lái xe phải dừng để nhường cho các phương tiện khác ở đường ưu tiên.
– Vạch kẻ đường 1.14:
– Là vạch “sọc ngựa vằn” gồm các đường màu trắng song song với tim đường, rộng 40 cm, cách nhau 60 cm.
– Vạch quy định nơi người đi bộ qua đường.
– Vạch kẻ đường 1.15:
– Vạch gồm 2 vạch đứt quãng chạy song song, cách nhau 1.8 mét, chiều dài, chiều rộng và khỏng cách giữa các vạch của vạch đứt quãng bằng nhau và bằng 40 cm.
– Vạch xác định vị trí chỗ xe đạp đi ngang qua xe đường của xe cơ giới. Xe đạp phải nhường đường cho phương tiện cơ giới chạy trên tuyến đường cắt ngang đường xe đạp.
– Vạch kẻ đường 1.16.1:
– Vạch “Ngựa vằn” màu trắng.
– Xác định đảo phân chia dòng phương tiện ngược chiều nhau.
– Vạch kẻ đường 1.16.2:
Vạch xác định đảo phân chia dòng phương tiện theo cùng một hướng. Tại đó dòng phương tiện chạy cùng hướng được phân chia ra nhiều dòng (làn) khác nhau.
– Vạch kẻ đường 1.16.3:
– Đảo nhập dòng phương tiện, tại đó dòng phương tiện chạy cùng hướng nhập với nhau.
– Vạch kẻ đường 1.17:
– Vạch sơn
– Quy định vị trí dừng của xe các phương tiện vận tải Theo tuyến quay định hoặc nơi tập kết của tắc xi. Cấm dừng hoặc đỗ của bất kì một lọai phương tiện nào về cả hai phía và cách vạch 15cm.
– Vạch kẻ đường 1.18:
– Màu trắng, thể hiện các hướng, cách thức cũng như chiều mũi tên di chuyển.
– Chỉ dẫn các hướng đi cho phép của các làn xe ở nơi giao nhau. Lái xe khi gặp biển này bắt buộc phải tuân theo mũi tên chỉ hướng đi
– Vạch kẻ đường 1.19:
– Vạch màu trắng.- Vạch xác định sắp đến vị trí thắt hẹp của phần xe chạy, báo cho người lái xe biết rằng số làn xe Theo hướng mũi tên bị giảm và lái xe phải từ từ chuyển làn Theo hướng mũi tên.
– Vạch kẻ đường 1.20:
– Màu trắng.- Xác định sắp đến gần vạch 113 và biển báo số 108, khoảng cách đến vạch 1.13 Theo tim đường từ 2-2,5m, lái xe được phép chạy đè lên vạch 1.13 không cần dừng lại.
– Vạch kẻ đường 1.21:
– Là chữ “Stop” màu trắng.- Xác định gần đến vị trí dừng lại vạch 1.12 và biển báo số 122. Vạch 1.21 cách vạch dừng xe từ 2-2,5m.
– Vạch kẻ đường 1.22:
– Có các con số màu vàng.- Là vạch chỉ số hiệu đường, được kẻ trên đường quốc lộ và được kẻ trực tiếp trên mặt đường xe chạy.
– Vạch kẻ đường 1.23:
Là vạch chỉ làn xe dành cho ô tô khách chạy Theo tuyến quy định.Như vậy thông qua các đặc điểm cơ bản được trình bày bên trên, có thể giúp bạn đọc phân biệt các vạch kẻ đường. Thông qua nội dung này, khi sử dụng phương tiện, các chủ thể cần tuân thủ các quy định nói riêng về vạch kẻ đường.