Tìm hiểu về việc luân chuyển cán bộ, công chức? Mục đích, yêu cầu của việc luân chuyển cán bộ trong Đảng? Quan điểm và những nguyên tắc luân chuyển cán bộ? Quy định của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ?
Thuật ngữ luân chuyển đã không còn xa lạ gì đối với mỗi chúng ta. Chúng ta sử dụng động từ luân chuyển để có thể nói về sự chuyển dịch của hàng hóa, hay luân chuyển nhân sự để nói về hoạt động quản lý công tác giữa các cơ quan, tổ chức đối với với một chủ thể là một cá nhân cụ thể nào đó. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quy định mới nhất của Bộ Chính trị về việc luân chuyển cán bộ.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Cán bộ, công chức 2008.
– Quy định số 65-QĐ/TW ngày 28/4/2022 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về việc luân chuyển cán bộ, công chức:
Theo khoản 11 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về luân chuyển ta hiểu luân chuyển chính là việc các chủ thể là những cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để các cán bộ, công chức đó sẽ tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ .
Trong đó, thì pháp luật cũng quy định cụ thể việc luân chuyển cán bộ được thực hiện căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động, luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.
Ta hiểu luân chuyên cán bộ là việc cử một cách có thời hạn các chủ thể là những cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng, trong quy hoạch từ Trung ương về địa phương, từ cấp trên xuống cơ quan cấp dưới và giữa các địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị nhằm mục đích để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách các chủ thể là những người cán bộ và làm cơ sở lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ đó.
Phạm vi luân chuyển cán bộ: Thực hiện luân chuyển cán bộ từ Trung ương về địa phương; luân chuyển cán bộ từ địa hương này sang địa phương khác; luân chuyển cán bộ từ địa phương về cơ sở và ngược lại; luân chuyển giữa các cơ quan, đơn vị khối đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp công lập hay các doanh nghiệp nhà nước.
Đối với việc luân chuyển công chức thì sẽ được thực hiện dựa trên những yêu cầu cụ thể về những nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý sẽ được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.
Theo đó, việc luân chuyển công chức theo quy định thực chất sẽ chỉ thực hiện đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch.
2. Mục đích, yêu cầu của việc luân chuyển cán bộ trong Đảng:
Ta nhận thấy, mục đích, yêu cầu của việc luân chuyển cán bộ trong Đảng cụ thể như sau:
– Cần phải tiếp tục thực hiện có hiệu quả đối với các chủ trương, nghị quyết của Đảng ta về công tác cán bộ và cần phải thực hiện việc luân chuyển các chủ thể là những cán bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ trong từng giai đoạn cụ thể của đất nước.
– Thực hiện đổi mới mạnh mẽ đối với công tác luân chuyển cán bộ, bảo đảm sự dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, công bằng; cần phải ngăn chặn sự tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, quan hệ dòng họ, thân quen và những sai phạm khác.
– Cần bảo đảm thực hiện đối với các chủ trương đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ; từ đó cần tạo điều kiện cho các chủ thể là những cán bộ trẻ, có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện thực tiễn; cần tạo nguồn cán bộ lâu dài cho đất nước, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các ngành, các cấp, cơ quan, đơn vị và cán bộ cấp chiến lược.
– Cần phải kết hợp luân chuyển với điều động, Nhà nước ta cũng cần có sự bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống chính trị; tăng cường các chủ thể cán bộ cho những nơi khó khăn có nhu cầu, bên cạnh đó cũng cần khắc phục tình trạng nơi thừa, nơi thiếu và cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ.
– Cần phải tiếp tục thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ kết hợp chặt chẽ với bố trí một số chức danh lãnh đạo chủ chốt ở cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương và các chủ thể là những cán bộ không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
3. Quan điểm và những nguyên tắc luân chuyển cán bộ:
Quan điểm, nguyên tắc luân chuyển cán bộ cụ thể như sau:
– Thứ nhất đó là công tác luân chuyển cán bộ sẽ cần phải đặt dưới sự lãnh đạo một cách thường xuyên, trực tiếp và toàn diện của các cấp ủy, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và các chủ thể là những người đứng đầu; giải quyết tốt các mối quan hệ giữa luân chuyển với sự ổn định và quá trình xây dựng đội ngũ các chu thể cán bộ chuyên sâu; cần phải vừa coi trọng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác, vừa coi trọng đối với những mục đích bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, và cũng cần phải chuẩn bị một đội ngũ cán bộ kế cận.
– Thứ hai thì việc thực hiện luân chuyển cán bộ sẽ cần phải đảm bảo tổng thể, đồng bộ, liên thông, diễn ra một cách thường xuyên, liên tục, việc thực hiện luân chuyển cán bộ có luân chuyển dọc, luân chuyển ngang giữa các cơ quan, đơn vị ở trong toàn hệ thống chính trị; việc thực hiện luân chuyển cán bộ cũng cần phải gắn kết một cách chặt chẽ với quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sắp xếp, bố trí sử dụng các chủ thể cán bộ.
– Thứ ba là cần có sự bố trí một cách cân đối, hài hoà giữa luân chuyển cán bộ với việc phát triển nguồn cán bộ tại chỗ.
– Thứ tư là các chủ thể là những cán bộ luân chuyển sẽ cần phải là cán bộ trẻ, trong quy hoạch, có triển vọng để phát triển; những cán bộ luân chuyển cần có những phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực công tác tốt; Nhà nước ta cũng cần phải có sự quan tâm lựa chọn, phát hiện cán bộ trẻ có năng lực nổi trội.
– Thứ năm là việc luân chuyển cán bộ cũng sẽ cần phải có kế hoạch cụ thể và việc luân chuyển cán bộ cũng cần có lộ trình từng bước thực hiện cụ thể; việc luân chuyển cán bộ phải có cơ chế, chính sách đồng bộ, thống nhất để nhằm mục đích có thể tạo môi trường, điều kiện cho các chủ thể cán bộ luân chuyển có thể thông qua đó phát huy năng lực, sở trường, chuyên mồn, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm lực tiễn; bên cạnh đó thì cũng cần phải có quy định quản lý, giám sát đối với các chủ thể là những cán bộ luân chuyển.
– Thứ sáu là việc xem xét, bố trí cán bộ sau luân chuyển cũng sẽ cần phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, cũng như tình hình thực tiễn; kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của các địa phương, cơ quan, đơn vị gắn liền với trách nhiệm của cán bộ được luân chuyển và thực hiện nhận xét, đánh giá cán bộ.
4. Quy định của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ:
Hiện nay, việc luân chuyển cán bộ nhằm mục đích chính đó là để có thể tạo điều kiện cho các chủ thể là những cán bộ trong quy hoạch có môi trường để thực hiện việc rèn luyện, am hiểu thực tiễn, phát triển toàn diện bản thân mình; Nhà nước ta cũng cần tiếp tục đổi mới công tác luân chuyển cán bộ, bảo đảm được sử chặt chẽ, dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, công bằng của việc luân chuyển cán bộ; không được để xảy ra tiêu cực trong công tác luân chuyển cán bộ.
Bên cạnh đó thì cũng sẽ cần kết hợp luân chuyển cán bộ với tăng cường cán bộ cho những nơi khó khăn, khắc phục tình trạng nơi thừa, nơi thiếu, cục bộ, khép kín; từ đó cũng sẽ góp phần thúc đẩy thực hiện chủ trương bố trí lãnh đạo chủ chốt của các cơ sở cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương và chủ thể là người đứng đầu sẽ không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Công tác luân chuyển cán bộ cũng sẽ cần phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, cần phải nêu cao trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và chủ thể là người đứng đầu các cơ quan và các tổ chức.
Việc luân chuyển cán bộ trong giai đoạn hiện nay cũng sẽ cần phải được thực hiện từ các cơ quan, tổ chức cấp trên xuống cấp dưới, từ các cơ quan, tổ chức cấp dưới lên cấp trên, từ các cơ quan, tổ chức ở các địa phương này sang địa phương khác; hay việc luân chuyển cán bộ cũng được thực hiện giữa các cơ quan, tổ chức cùng cấp trong hệ thống chính trị. Thời gian luân chuyển đối với các cán bộ sẽ là ít nhất là 3 năm (36 tháng), trường hợp đặc biệt thì sẽ do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Việc bố trí chức danh khi thực hiện luân chuyển cán bộ về cơ bản thì sẽ được thực hiện theo nguyên tắc bố trí giữ chức vụ tương đương với chức vụ đang đảm nhiệm. Trong các trường hợp cần thiết, cấp có thẩm quyền sẽ thực hiện việc xem xét, quyết định bố trí chức vụ cao hơn so với các chức vụ đang đảm nhiệm đối với các chủ thể là những người cán bộ có phẩm chất, năng lực nổi trội, những người cán bộ có khả năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nhiệm vụ của chức vụ dự kiến thực hiện phân công, bố trí.
Đối tượng luân chuyển cũng chính là cán bộ được quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp. Các chủ thể là những người cán bộ được luân chuyển để có thể thực hiện chủ trương bố trí cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện thì sẽ không là người địa phương và các cán bộ cũng sẽ không giữ chức vụ cấp trưởng quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở tại cùng một địa phương, cơ quan, đơn vị, bao gồm các chức danh cán bộ cụ thể như sau: Bí thư cấp uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và cấp trưởng các ngành Công an, Thanh tra, Tài chính, Thuế, Hải quan cấp tỉnh, cấp huyện.