Y tế là một trong các nhu cầu của con người liên quan đến chăm sóc, tăng cường sức khỏe. Y tế được nhà nước triển khai quản lý, tổ chức hoạt động một cách chuyên nghiệp. Cùng tìm hiểu các nội dung quản lý nhà nước, triển khai hoạt động y tế ở nước ta.
Mục lục bài viết
1. Y tế là gì?
Y tế theo nghĩa rộng có thể hiểu đó là lĩnh vực hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tính chất chăm sóc sức khỏe được thể hiện cao hơn trong nhu cầu toàn diện của nhân dân. Người dân tiếp cận y tế trong nhu cầu khám chữa bệnh, thẩm mỹ, dịch vụ khác.
Thể hiện phạm vi rộng từ hoạt động vệ sinh môi trường sống và làm việc, dinh dưỡng, phòng chống bệnh tật đến việc khám và điều trị bệnh. Y tế đề cập đến vấn đề sức khỏe cũng như hoạt động liên quan trong cuộc sống. Từ đó mang đến chất lượng nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp y tế tiên tiến để cải thiện sức khỏe, nhu cầu khác của nhân dân.
Theo nghĩa hẹp, y tế là những hoạt động phòng chống và điều trị bệnh tật cho nhân dân. Tức là chỉ tập chung vào cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh.
2. Các hoạt động được thực hiện trong lĩnh vực y tế:
Hoạt động phòng chống bệnh tật được triển khai trên thực tế rất rộng. Bao gồm:
+ Công tác vệ sinh môi trường sống và làm việc liên quan đến gây bệnh (bệnh do nhiễm khuẩn, lây lan và bệnh nghề nghiệp). Để cải thiện chất lượng, chữa bệnh bằng phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nhất.
+ Tiêm chúng, giáo dục y học cho cộng đồng, thể dục dưỡng sinh.
Hoạt động khám và điều trị bệnh cho nhân dân là hoạt động cơ bản nhất của ngành y tế. Ngành này cũng được nghiên cứu để phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu cho người dân.
3. Quản lý nhà nước về y tế:
Là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Do đó hoạt động quản lý mang tính quyền lực nhà nước, được thực hiện bằng các chủ thể và cơ quan được phân công quản lý. Chủ yếu là bằng pháp luật để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên lĩnh vực y tế. Hướng đến đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế cung cấp đến người dân. Cũng như các cán bộ, nhân viên làm đúng chức trách, nhiệm vụ của mình.
Nhằm hướng đến thỏa mãn những nhu cầu hợp pháp của con người về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội về sức khỏe con người. Đảm bảo chất lượng công việc của lực lượng quản lý, lãnh đạo, làm việc trong ngành.
4. Hệ thống y tế Việt Nam:
Lĩnh vực khám chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng:
Bao gồm các cơ sở khám chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng từ Trung ương đến địa phương. Mang đến sự tiếp cận dễ dàng, tiện ích cho nhu cầu của người dân. Bao gồm cả các cơ sở y tế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các ngành khác.
Tập trung chủ yếu ở các cơ sở điều trị gồm các bệnh viện, phòng khám, trạm y tế. Đảm nhận các công tác khám, chữa bệnh theo tiêu chuẩn cũng như phối hợp với các công tác quản lý nhà nước khác.
Tỷ lệ giường bệnh chung của Việt Nam là 22,80/10 000 dân.
Lĩnh vực y tế dự phòng, y tế công cộng:
Tại tuyến Trung ương, gồm có các viện Trung ương, viện khu vực, phân viện và một trung tâm.
Tại địa phương, ở tất cả các tỉnh thành phố đều có Trung tâm Y tế dự phòng. Từ đó đảm bảo người dân không bị phân biệt khi tham gia các nhu cầu chăm sóc y tế. Một số tỉnh còn có Trung tâm phòng chống bệnh xã hội, Trung tâm phòng chống sốt rét, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS.
Ngoài ra còn có các Trung tâm y tế cho các ngành khác nhau: công nghiệp, giao thông, xây dựng, nông nghiệp và bưu điện. Đảm bảo tiếp cận cho các chủ thể tham gia hoạt động nghề nghiệp đặc thù.
Lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học:
– Gồm có các trường Đại học Y, Dược và Khoa y, các trường Cao đẳng y tế, các trường Trung học y tế, trường Kỹ thuật thiết bị y tế. Trong đó bao gồm:
+ Trường Đại học Y-Dược (15 Trường Đại học Y, Dược, Y tế Công cộng, Điều dưỡng);
+ Hệ thống các Trường Cao đẳng Y tế (04 trường).
+ Hệ thống các Trường Trung học và dạy nghề (58 Trường Trung học Y tế, 01 Trường Kỹ thuật thiết bị Y tế, 04 Trung tâm đào tạo cán Bộ Y tế, 04 Lớp trung học Y tế).
– Các cơ sở đào tạo này có thể trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc trực thuộc Sở y tế các tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương. Nhà nước quản lý, điều chỉnh phù hợp hoạt động của các cơ sở đào tạo. Các cơ sở đào tạo có thể là thành phần Nhà nước hoặc tư nhân.
– Các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao: như Viện Vệ sinh dịch tễ vaccin và sinh phẩm, Trung tâm nghiên cứu.
Lĩnh vực giám định, kiểm định, kiểm nghiệm:
– Về kiểm nghiệm, kiểm định:
+ Có một Viện kiểm nghiệm.
+ Một phân viện kiểm nghiệm.
+ Một Trung tâm kiểm định quốc gia sinh phẩm y học.
+ Trung tâm kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Hoạt động giám định:
+ Được thực hiện ở cả cấp trung ương (Viện giám định y khoa, viện pháp y) và cấp tỉnh (hội đồng giám định y khoa, y pháp và tâm thần). Để thực hiện chức năng giám định nhanh chóng, kịp thời khi có yêu cầu phối hợp.
+ Các đơn vị này làm nhiệm vụ giám định sức khỏe, bệnh tật cho nhân dân.
+ Viện y pháp thực hiện nghiên cứu về y pháp trong ngành y tế, giám định mức độ tổn thương, mức độ tổn hại sức khỏe, giám định tử thi, hài cốt, giám định nguyên nhân gây chết. Từ đó giúp các cơ quan nhà nước quản lý, điều tra và xác định tội phạm.
– Kiểm định và kiểm nghiệm:
+ Bao gồm hoạt động của các viện kiểm nghiệm, phân viện kiểm nghiệm, Trung tâm kiểm định quốc gia.
+ Các cơ sở này thực hiện các xét nghiệm, các nghiên cứu, xây dựng chuẩn cho các xét nghiệm và kỹ thuật y học trong nước.
Lĩnh vực dược – thiết bị y tế:
Các cơ quan, tổ chức thuộc thành phần nhà nước hoặc tư nhân đều được tham gia trong lĩnh vực này. Nhằm cung cấp các thiết bị chất lượng, giá thành phù hợp trong nhu cầu sử dụng của các cơ sở y tế.
– Gồm có:
+ Các cơ quan quản lý dược, thiết bị y tế trực thuộc bộ.
+ Các viện kiểm nghiệm dược và trang thiết bị y tế.
+ Các tổng công ty và công ty dược.
+ Các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
– Cá nhân hoạt động chủ yếu là các dược sĩ và dược tá được đào tạo tại các trường đại học và trung cấp dược.
Lĩnh vực giáo dục, truyền thông và chính sách y tế:
– Gồm có:
+ Viện thông tin – Thư viện Y học trung ương,
+ Viện Chiến lược và Chính sách Y tế,
+ Trung tâm Truyền thông Giao dục sức khỏe tuyến trung ương và tuyến tỉnh,
+ Báo sức khỏe và đời sống.
Nhằm tiếp cận, giáo dục, mang đến nền tảng kiến thức cũng như chuyên môn tốt. Giúp các chủ thể nắm được vai trò, nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Giúp người dân được tiếp cận hiệu quả, nhanh chóng và kịp thời trong hoạt động y tế.
+ Một số tạp chí khoa học y học như Tạp chí y học Việt Nam, Y học thực hành, Dược học, Tạp chí Vệ sinh phòng dịch, Tạp chí thông tin y học, Tạp chí nghiên cứu y học,… Các tạp chí này phải được hoạt động trong ngành nghề quản lý của nhà nước.
5. Mô hình tổ chức mạng lưới y tế Việt nam:
Hệ thống y tế Việt Nam bao gồm cả y tế tư nhân và y tế Nhà nước. Hệ thống này được cấu trúc theo khu vực và các tuyến khác nhau theo cấp quản lý. Cán bộ y tế làm việc trong hệ thống này có thể ở các lĩnh vực khác nhau.
5.1. Mạng lưới y tế được tổ chức theo tổ chức hành chính Nhà nước:
– Hệ thống Y tế tuyến Trung ương.
– Y tế địa phương. Bao gồm:
+ Y tế tuyến Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Y tế tuyến cơ sở gồm có:
+) Phòng y tế và Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã;
+) Trạm y tế xã, phường, cơ quan, trường học.
5.2. Mạng lưới y tế tổ chức theo theo thành phần kinh tế:
– Cơ sở y tế Nhà nước. Được nhà nước đầu tư vốn, quản lý cũng như tuyển dụng nhân viên theo quy định, trình tự và thủ tục chuẩn.
– Cơ sở y tế Tư nhân do tư nhân trực tiếp đầu tư, quản lý.
5.3. Mạng lưới y tế tổ chức theo theo các lĩnh vực hoạt động:
Được phân thành 2 khu vực: Y tế phổ cập và chuyên sâu.
– Khu vực y tế phổ cập:
Đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân hàng ngày.
Là hệ thống y tế từ tỉnh xuống huyện, xã. làng, bản. Từ đó thuận lợi cho người dân được tiếp cận y tế ở chính địa bàn sinh sống. Đảm bảo nơi trực tiếp khám chữa bệnh cho nhân dân tại địa phương, chăm sóc sức khóe ban đầu cho nhân dân tại địa phương.
Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân gồm các bệnh viện nhà nước, bệnh viện tư và hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh.
– Khu vực y tế chuyên sâu:
Sử dụng các kỹ thuật cao mũi nhọn, tập trung vào các hoạt động NCKH, chỉ đạo khoa học kỹ thuật và hỗ trợ cho tuyến trước. Hướng đến các nhiệm vụ khám, chữa, điều trị bệnh có tính chất khó khăn. Để đảm bảo tập chung, mang đến các chức năng cụ thể. Đảm bảo tập chung chuyên môn, đội ngũ có trình độ và tay nghề cao.
– Được phân thành 3 tuyến kỹ thuật:
+ Y tế tuyến Trung ương,
+ Ytế tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Ytế tuyến Cơ sở (y tế huyện/ quận/ thành phố thuộc tỉnh/ thị xã; y tế xã/ phường và y tế thôn bản).
– Hệ thống tổ chức y tế của các lực lượng vũ trang. Bao gồm các ngành quân đội và công an.