Tìm hiểu về giám đốc công ty? Hồ sơ thay đổi Giám đốc công ty? Thủ tục thay đổi giám đốc công ty? Lưu ý khi thay đổi giám đốc công ty?
Trong giai đoạn hiện nay, số lượng các doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều. Chính vì thế mà những thủ tục liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp cũng diễn ra ngày càng nhiều. Một trong số đó là thủ tục và hồ sơ thay đổi giám đốc công ty (doanh nghiệp). Việc thay đổi giám đốc công ty là thủ tục được thực hiện tại Sở kế hoạch Đầu tư khi có sự thay đổi giám đốc công ty từ người cũ sang người mới, Sở kế hoạch đầu tư sẽ có trách nhiệm phải tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký mới và ghi nhận sự thay đổi giám đốc công ty. Đây chắc hẳn là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Chính vì thế, bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quy định về thủ tục và hồ sơ thay đổi giám đốc công ty (doanh nghiệp)?
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về giám đốc công ty:
Giám đốc công ty được hiểu cơ bản chính là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, giám đốc công ty cũng chính là người đại diện cho doanh nghiệp và giám đốc công ty sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch của doanh nghiệp, giám đốc công ty sẽ đại diện cho doanh nghiệp với tư cách chính là các nguyên đơn, bị đơn, các chủ thể là những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án cùng các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần sẽ có thể có một hoặc nhiều Giám đốc, Tổng giám đốc. Điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần đưa ra những quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của các chủ thể là những người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Giám đốc công ty cũng chính là người thực hiện việc điều hành mọi hoạt động thường xuyên nhất của doanh nghiệp. Giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật trong các giao dịch của doanh nghiệp, đại diện pháp lý và giám đốc công ty sẽ phải chịu trách nhiệm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuỳ vào mỗi loại hình kinh doanh, nhu cầu hoạt động của từng doanh nghiệp mà chức danh Giám đốc công ty cũng sẽ được đăng ký khác nhau.
Giám đốc công ty cũng sẽ có thể đồng thời là người đại diện theo pháp luật và cũng có thể không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty. Chính bởi vì nguyên nhân đó, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp, khi có sự thay đổi các chức danh trong công ty, các chủ thể sẽ cần xem xét kỹ chức năng của Giám đốc để nhằm mục đích có thể thực hiện theo đúng quy định. Pháp luật hiện hành cũng quy định khá đơn giản về thủ tục thay đổi Giám đốc công ty, tổng giám đốc công ty tuy nhiên để các chủ thể có thể xác định một cách chính xác nội dung thay đổi, phạm vi thay đổi và hồ sơ thay đổi Giám đốc công ty thì trên thực tế không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng tự làm được. Nếu như các chủ thể không thực hiện thay đổi giám đốc đúng quy định, kịp thời thì việc này cũng sẽ có những ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty.
2. Hồ sơ thay đổi Giám đốc công ty:
Như chúng ta đã phân tích cụ thể ở phần trên, thay đổi Giám đốc công ty có ý nghĩa rất quan trọng, việc thay đổi Giám đốc công ty còn phải thực hiện thủ tục thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Để nhằm mục đích có thể tiến hành thông báo tới Cơ quan đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị những hồ sơ sau:
– Giấy đề nghị thay đổi Giám đốc, Tổng Giám đốc công ty.
– Quyết định của chủ sỡ hữu công ty về việc thay đổi Giám đốc công ty (Áp dụng trong trường hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên).
– Quyết định bằng văn bản và bản sao Biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng Cổ đông công ty về việc thay đổi Giám đốc công ty (Quyết định này được áp dụng đối với Công ty Cổ phần hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn).
– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, thẻ căn cước của Giám đốc, Tổng Giám đốc mới.
– Bản sao hợp lệ Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc, Tổng Giám đốc (trong trường hợp chủ thể là người đại diện theo pháp luật là Giám đốc, Tổng Giám đốc của công ty có kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc phải có chứng chỉ hành nghề).
Cần lưu ý rằng, chủ thể là giám Đốc hoặc Tổng Giám Đốc Công ty có thể là người lao động được doanh nghiệp thuê về để làm quản lý Công ty (không phải là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông góp vốn đối với công ty đó). Cũng chính bởi vì nguyên nhân đó mà lưu ý doanh nghiệp trong trường hợp này cần có thêm một bản
3. Thủ tục thay đổi giám đốc công ty:
Thủ tục thay đổi giám đốc công ty sẽ thực hiện qua các bước cụ thể như sau:
– Bước 1: Quyết định lựa chọn giám đốc mới để nhằm mục đích có thay đổi giám đốc công ty cũ:
Việc quyết định chủ thể sẽ là giám đốc mới công ty thay đổi giám đốc công ty cũ theo quy định pháp luật sẽ do các chủ thể trong hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị công ty họp bàn và quyết định trên cơ sở sự đồng ý của hội đồng thành viên, hội đồng quan trị.
– Bước 2: Thực hiện soạn thảo hồ sơ thay đổi giám đốc:
Hồ sơ thay đổi giám đốc công ty sẽ được công ty chuẩn bị và sẽ được nộp tới cơ quan đăng ký, chi tiết hồ sơ thay đổi giám đốc được quy định cụ thể ở phần trên.
– Bước 3: Công ty nộp hồ sơ thay đổi giám đốc tới Sở kế hoạch đầu tư:
Hồ sơ thay đổi giám đốc công ty sẽ được doanh nghiệp nộp tới sở kế hoạch đầu tư để thông qua đó Sở kế hoạch đầu tư sẽ tiến hành thẩm định và Sở kế hoạch đầu tư sẽ cấp cho doanh nghiệp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới đó đã ghi nhận thông tin giám đốc mới công ty trên đăng ký kinh doanh.
– Bước 4: Doanh nghiệp nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi thay đổi giám đốc:
Trường hợp khi hồ sơ thay đổi giám đốc công ty nộp tới sở kế hoạch đầu tư đã hợp lệ, sở kế hoạch đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới sẽ ghi nhận thông tin giám đốc mới thay cho giám đốc cũ của công ty.
– Bước 5: Công bố thông tin thay đổi giám đốc công ty trên cổng thông tin quốc gia:
Sau khi việc thay đổi giám đốc được hoàn thành, doanh nghiệp sẽ cần phải tiến hành thủ tục công bố thông tin trên cổng thông tin quốc gia về thay đổi, phí công bố thông tin sẽ là 100.000 VND
– Bước 6: Tiến hành việc thay đổi một số giấy tờ, thông tin liên quan của doanh nghiệp khi có sự thay đổi giám đốc:
Giám đốc công ty như chúng ta đã phân tích cụ thể bên trên chính là người đại diện theo pháp luật của công ty. Cũng chính vì vậy, khi thực hiện thay đổi giám đốc công ty thì sẽ cần điều chỉnh một số thông tin liên quan đến giám đốc cụ thể như tài khoản ngân hàng, thông tin với cơ quan thuế và nhiều các thông tin liên quan khác.
4. Lưu ý khi thay đổi giám đốc công ty:
Doanh nghiệp sẽ cần tiến hành thông báo về việc thay đổi giám đốc công ty đến đối tác, khách hàng và cơ quan liên quan khi tiến hành đổi giám đốc công ty:
– Doanh nghiệp cần phải thông báo tới đối tác đang ký kết hợp đồng với công ty mình.
– Doanh nghiệp cần phải thông báo tới toàn bộ các chủ thể là những khách hàng để tránh việc mất khách hàng.
– Doanh nghiệp cần phải thông báo tới ngân hàng để thực hiện việc đổi chủ tài khoản ngân hàng (nếu như giám đốc công ty cũ là chủ tài khoản).
– Doanh nghiệp cần phải thông báo tới các cơ quan hữu quan khác cụ thể như: Cơ quan thuế, cơ quan bảo hiểm, cơ quan điện lực, viễn thông và một số các cơ quac khác để việc hoạt động được liên tục và tránh những nhầm lẫn phát sinh không đáng có.
– Doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục và nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh hay Sở kế hoạch đầu tư Thành phố sở tại trong vòng 10 ngày kể từ ngày phát sinh thay đổi giám đốc công ty.
– Doanh nghiệp cần làm hồ sơ thay đổi ở trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, và thực hiện việc thay đổi giấy chứng nhận đầu tư (nếu có), thực hiện việc thay đổi thông tin đăng ký thuế trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia, ghi nhận việc thay đổi về giám đốc ở trong bản điều lệ công ty, thay đổi đối với tất cả các thông tin cũ của giám đốc trong tài khoản ngân hàng, và doanh nghiệp cũng cần tiến hành việc thay đổi toàn bộ thông tin trên các giấy phép con, giấy phép có điều kiện của doanh nghiệp và một số các thủ tục khác.