Khi sảy thai NLĐ cũng nhận được các chế độ sảy thai được Bảo hiểm Xã hội (BHXH) thanh toán. Do đó, cần có giấy xác nhận sảy thai của cơ sở Y tế cấp để xác nhận tình trạng xảy thai.
Mục lục bài viết
1. Các giấy tờ xác nhận sảy thai:
Theo quy định tại Điều 4 Quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31 tháng 01 năm 2019 của Tổng Giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trong trường hợp sảy thai, phải có các giấy tờ xác nhận của cơ sở Y tế như sau:
Lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; người lao động thực hiện biện pháp tránh thai:
– Trường hợp điều trị nội trú:
+ Phải có Bản sao giấy ra viện của người lao động;
+ Trong trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao giấy chuyển tuyến hoặc bản sao giấy chuyển viện.
– Trường hợp điều trị ngoại trú:
Phải có một trong hai giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH;
+ Bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
Như vậy, phải quan tâm đến giấy tờ đó là gì, cần cung cấp bản chính hay bản sao trong hồ sơ hưởng chế độ sảy thai.
Như vậy, giấy tờ làm căn cứ này phải do cơ sở y tế đạt tiêu chuẩn của pháp luật cung cấp. Người có quyền lợi cần đến khám tại các cơ sở lớn, uy tín và được nhà nước công nhận hoạt động khám chữa bệnh. Chúng tôi chia sẻ các mẫu giấy ra viện, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội dưới đây:
2. Thuật ngữ tiếng Anh:
Sảy thai tiếng Anh là Miscarriage.
Thủ tục hưởng chế độ sảy thai tiếng Anh là Procedures for enjoying the abortion regime.
3. Mẫu giấy xác nhận sảy thai:
Mẫu giấy xác nhận sảy thai hiện chưa có mẫu riêng. Tuy nhiên, các giấy tờ liên quan cần cung cấp được quy định trong hồ sơ để hưởng chế độ xảy thai. Trong đó, cần quan tâm đến các mẫu giấy dưới đây:
3.1. Mẫu giấy ra viện:
MẪU GIẤY RA VIỆN
(Kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
…..BV:…. Khoa:… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc | MS: 01/BV-01Số lưu trữ:……………….. Mã Y tế …../…./…./….. |
GIẤY RA VIỆN
– Họ tên người bệnh: …….. Tuổi: ………..Nam/Nữ…..
– Dân tộc: ……….Nghề nghiệp: ………
– Mã số BHXH/Thẻ BHYT số: ……………
– Địa chỉ:…………
– Vào viện lúc:……….giờ………phút, ngày……tháng……năm………
– Ra viện lúc:……….giờ………phút, ngày……tháng……năm………
– Chẩn đoán:…….
– Phương pháp điều trị:………
– Ghi chú: ………..
………..
Ngày….. tháng….. năm…….. Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu) | Ngày….. tháng….. năm…….. Trưởng khoa (Ký tên, đóng dấu) |
3.2. Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội:
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
(Kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Liên số 1……. Mẫu Số:…….. Số:………/KCB Số seri:……….. GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI (chỉ áp dụng cho điều trị ngoại trú) I. Thông tin người bệnh Họ và tên: ………. ngày sinh ……./…… /……. Mã số BHXH/Số thẻ BHYT:……… ; Giới tính: ……… Đơn vị làm việc: ……….. II. Chẩn đoán và phương pháp điều trị ……… Số ngày nghỉ: …….. (Từ ngày ……..đến hết ngày………..) III. Thông tin cha, mẹ (chỉ áp dụng đối với trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 7 tuổi) – Họ và tên cha: …….. – Họ và tên mẹ: …………
| Liên số 2…………. Mẫu Số:……….. Số:………/KCB Số seri: …….. GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI (chỉ áp dụng cho điều trị ngoại trú) I. Thông tin người bệnh Họ và tên: ………. ngày sinh ……./…… /……. Mã số BHXH/Số thẻ BHYT:……… ; Giới tính: ……… Đơn vị làm việc: ……….. II. Chẩn đoán và phương pháp điều trị ……… Số ngày nghỉ: …….. (Từ ngày ……..đến hết ngày……..) III. Thông tin cha, mẹ (chỉ áp dụng đối với trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 7 tuổi) – Họ và tên cha: …….. – Họ và tên mẹ: ………
|
4. Hồ sơ hưởng chế độ sẩy thai?
Theo quy định hiện nay
Căn cứ hướng dẫn tại Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019, hồ sơ hưởng chế độ sẩy thai cần có đủ các loại giấy tờ sau:
– Giấy tờ mà lao động nữ sẩy thai cần chuẩn bị:
– Trường hợp sẩy thai cần điều trị nội trú:
+ Bản sao giấy ra viện.
+ Nếu thuộc trường hợp chuyển tuyến khám, chữa bệnh trong quá trình điều trị: Chuẩn bị thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc bản sao giấy chuyển viện.
– Trường hợp điều trị ngoại trú:
+ Bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
+ Hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian nằm viện.
Người lao động cần yêu cầu cơ sở Y tế cung cấp đầy đủ cho mình giấy tờ cũng như thông tin liên quan đến hoạt động khám thai, sảy thai của mình.
– Giấy tờ mà sử dụng lao động cần chuẩn bị:
– Danh sách đề nghị hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo Mẫu số 01B-HSB ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH.
Qua đó, doanh nghiệp xác nhận và thể hiện các nhu cầu hưởng chế độ cho người lao động.
5. Thủ tục hưởng chế độ sẩy thai?
Căn cứ Điều 102 Luật BHXH năm 2014 và hướng dẫn tại Quyết định 222/QĐ-BHXH, thủ tục hưởng chế độ sẩy thai sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động.
Thành phần hồ sơ được cung cấp theo quy định, được trình bày ở mục trên.
– Số lượng: 01 bản.
– Thời hạn nộp: Trong 45 ngày kể từ ngày lao động nữ bị sẩy thai trở lại làm việc. Phải tuân thủ quy định về thời gian, để đảm bảo quyền lợi theo quy định pháp luật.
Bước 2: Đơn vị sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.
– Sau khi nhận đủ các giấy tờ của người lao động, đơn vị sử dụng lao động lập Danh sách đề nghị hưởng
– Thời hạn nộp: Trong 10 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động.
Bước 3: Cơ quan BHXH chi trả tiền chế độ sẩy thai.
– Thời hạn giải quyết: Tối đa 06 ngày làm việc tính từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ do đơn vị sử dụng lao động gửi đến. BHXH sẽ giải quyết và chi trả tiền chế độ nếu giấy tờ nhận được hợp lệ. Nếu không sẽ có
Tiền chế độ sẩy thai sẽ được chi trả cho người lao động theo hình thức được đăng ký. Có thể tiến hành theo một trong các hình thức cụ thể sau:
– Người lao động nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH.
– Người lao động nhận tiền thông qua doanh nghiệp.
– Người lao động nhận thông qua tài khoản cá nhân cung cấp.
Tiền chế độ sẩy thai được nhận là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 39 Luật BHXH năm 2014, tiền chế độ sẩy thai của lao động nữ được tính theo công thức sau:
Tiền chế độ sẩy thai | = | 100% | x | Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ do sẩy thai | / | 30 | x | Số ngày nghỉ |
Quy định này xác định cách tính tiền trong chế độ sảy thai mà người lao động được nhận. Trong đó cần quan tâm đến Số ngày nghỉ tương ứng trong chế độ xảy thai. Do đó, pháp luật cũng có quy định liên quan để xác định khoảng thời gian này.
Số ngày nghỉ chế độ sẩy thai được xác định theo Điều 33 Luật BHXH như sau:
Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ sẩy thai căn cứ vào chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh nhưng không vượt quá:
– 10 ngày: Trong trường hợp bị sẩy thai dưới 05 tuần tuổi.
– 20 ngày: Trong trường hợp bị sẩy thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi.
– 40 ngày: Trong trường hợp bị sẩy thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi.
– 50 ngày: Trong trường hợp bị sẩy thai từ 25 tuần tuổi.
(Thời gian này được xác định đã tính cả ngày nghỉ lễ, Tết và nghỉ hằng tuần).
Ví dụ về cách tính tiền sảy thai lao động nữ được hưởng theo chế độ:
Chị A mang thai đến tuần thứ 6 thì bị sẩy thai, được bác sĩ chỉ định nghỉ 10 ngày. Trước đó, chị A đang đóng BHXH với mức lương bình quân là 9 triệu đồng/tháng.
Trong thời gian nghỉ chế độ sẩy thai, chị A được nhận số tiền BHXH như sau:
Tiền chế độ sẩy thai = 100% x 9 triệu đồng / 30 x 10 ngày = 3 triệu đồng.
Căn cứ pháp lý:
–
– Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành
– Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 về Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
– Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021 công bố thủ tục hành chính được thay thế, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.