Nguyên tắc soạn thảo hợp đồng? Kỹ năng soạn thảo hợp đồng: hợp đồng về mặt luật học, về mặt quản trị chiến lược.
Kỹ năng soạn thảo hợp đồng là một kĩ năng rất quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta bởi hiện nay các giao dịch kinh doanh thương mại hay kinh tế càng ngày càng phát triển và gặp nhiều các vấn đề pháp lý phức tạp nên để đảm bảo được ủy quyền và nghĩa vụ cho các bên thì cần phải thực hiện đúng theo nguyên tắc soạn thảo hợp đồng? Kỹ năng soạn thảo hợp đồng?
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc soạn thảo hợp đồng:
Nguyên tắc thứ nhất: Mỗi văn bản hợp đồng chỉ điều chỉnh một quan hệ hợp đồng.
Giải thích điều này tương đối trừu tượng nên có thể hình dung dễ hơn bằng ví dụ như sau: A và B mua bán tài sản trên đất với nhau, thì đó là quan hệ mua bán tài sản gắn liền với đất. A cho B thuê đất thì đó là quan hệ thuê quyền sử dụng đất. A sử dụng dịch vụ tư vấn thuế của B thì đó là quan hệ hợp đồng tư vấn thuế. Không nên lập thành một hợp đồng mà trong đó, A vừa cho B thuê tài sản trên đất, lại vừa bán tài sản khác trên đất cho B. Hoặc, không nên ký một hợp đồng mà A vừa sử dụng dịch vụ tư vấn thuế của B lại vừa mua tài liệu, sách báo về thuế từ B.
Giữa A và B có thể tồn tại nhiều quan hệ với nhau, những mối quan như vậy nên lập thành một văn bản hợp đồng riêng.
Trong trường hợp các bên muốn gộp thành một hợp đồng chung thì nên tách thành những chương riêng và phải có điều khoản quy định về tính độc lập giữa các quan hệ như vậy. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến cáo là không nên gộp các quan hệ hợp đồng với nhau để tránh nhầm lẫn và cố tình giải thích sai hợp đồng. Đây là một nguyên tắc soạn thảo hợp đồng mà bạn nên lưu ý đầu tiên.
Nguyên tắc thứ hai: Hợp đồng song vụ hay đơn vụ
Hiện nay loại hợp đồng song vụ được sử dụng rất nhiều cụ thể thì đây chính là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ với phía bên kia, tức là hai bên đều có nghĩa vụ với nhau. Xác định nguyên tắc soạn thảo hợp đồng này rất quan trọng để khi xây dựng đề cương hợp đồng, chúng ta có thể xây dựng theo hình xương cá, với nội dung chính giao dịch chính là xương sống, còn xương hai bên chính là quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Quyền của bên này sẽ là nghĩa vụ của bên kia. Nếu thấy chỗ nào mà một bên có quyền nhưng bên kia chưa có nghĩa vụ thì phải kiểm tra lại.
Bạn có thể vẽ sơ đồ xương cá để biểu thị các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, trong đó mỗi nội dung sẽ xây dựng thành một xương cá.
Ví dụ: Liên quan đến giao hàng, thì nghĩa vụ của bên bán là giao hàng, nghĩa vụ của bên mua là nhận hàng; nghĩa vụ của bên bán là giao hàng đúng địa điểm thì nghĩa vụ của bên mua là nhận hàng tại đúng địa điểm đã thỏa thuận. Hoặc, quyền của bên bán là nhận tiền thì nghĩa vụ của bên mua là thanh toán tiền; quyền của bên bán là xử phạt bên mua thanh toán chậm thì nghĩa vụ của bên mua là phải trả tiền phạt thanh toán chậm ….
Nguyên tắc thứ ba: Sử dụng đúng ngôn ngữ hợp đồng
Ngôn ngữ hợp đồng là ngôn ngữ có tính pháp lý nhưng lại được đọc, hiểu và thực hiện bởi những người không thuộc lĩnh vực pháp luật. Do đó, ngôn ngữ soạn thảo nên có tính dễ hiểu, đơn nghĩa, ngắn gọn và chính xác. Tuyệt đối không sử dụng các từ, ngữ và câu có tính biểu cảm, ẩn dụ hoặc sử dụng lối văn nói, sử dụng tiếng lóng hoặc pha lẫn tiếng nước ngoài vào Tiếng Việt.
Vấn đề soạn thảo hợp đồng rất quan trọng vì để đảm bảo quyền lợi và các yếu tố khác nếu chúng ta thành thạo chúng ta sẽ quen với cách sử dụng những từ, cụm từ, câu và văn phong của ngôn ngữ hợp đồng. Nhưng nếu bạn ít tiếp xúc thì đây thực sự là một thách thức lớn. Bạn nên tìm những văn bản hợp đồng chuẩn để đọc tham khảo và làm quen với ngôn ngữ hợp đồng.
Nguyên tắc thứ tư: Không có gì là tuyệt đối
Kể cả khi hợp đồng là một văn bản có giá trị pháp lý ràng buộc hai bên thì vẫn không có gì đảm bảo là mọi chuyện sẽ diễn biến theo đúng kịch bản mà hai bên đã vạch ra. Thực tế luôn thay đổi và điều này sẽ thường xuyên hơn nếu hợp đồng có thời gian thực hiện trong thời gian dài. Do đó, một mặt, bạn nên soạn thảo những quyền và nghĩa vụ có tính cố định cho mỗi bên, nhưng cũng cần bổ sung thêm những điều khoản có tính dữ liệu, dự phòng trường hợp thay đổi. Nói cách khác, là bạn nên soạn thảo sẵn những nguyên tắc xử sự cho hai bên khi có sự thay đổi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng.
Nếu bạn cố tình quy định một cách cứng nhắc, hợp đồng sẽ trở nên khó thực hiện trên thực tế khi có sự thay đổi về hoàn cảnh.
Nguyên tắc thứ năm: Kịch bản của những vai diễn
Như vậy để đảm bảo tốt nhất những yếu tố khác thì muốn dùng chữ kịch bản của những vai diễn để nói về vai trò của các bên trong hợp đồng, và bạn là người soạn thảo kịch bản đó. Có nhiều phân đoạn và trong mỗi phân đoạn đó, hai bên sẽ phải diễn những tình huống khác nhau. Ví dụ: ở giai đoạn đặt hàng thì bên mua phải làm gì (gửi order?) và bên bán phải làm gì (kiểm tra order và chấp nhận order và ở giai đoạn giao hàng thì bên bán phải làm gì và bên mua phải làm gì.
2. Kỹ năng soạn thảo hợp đồng:
Như đã biết trong một hợp đồng thì khi đàm phán thành công bước cuối cùng là cần phải soạn thảo hợp đồng và ký giữa các bên. Việc soạn thảo hợp đồng cũng cần phải tuân thủ các nguyên tắc cụ thể để làm sao có được hợp đồng vừa chuyên nghiệp vừa logic. dưới đây là kỹ năng cần phải có trong soạn thảo hợp đồng:
Thứ nhất: Kỹ năng soạn thảo hợp đồng về mặt luật học
Các yếu tố luật học không chỉ nằm ở việc thuộc lòng các quy định, điều khoản pháp luật, mà còn cần phải có tư duy pháp lý một cách vững chắc, cũng như nắm chắc các vấn đề về lý luận.
Chẳng hạn như trong một hợp đồng thì kỹ năng soạn thảo hợp đồng ở khía cạnh tư duy pháp lý thể hiện ở chỗ, trước khi soạn thảo hợp đồng, cần xác định rõ quan hệ hợp đồng là gì để tránh nhầm lẫn về mặt quan hệ. Ví dụ: nhầm lẫn giữa quan hệ về đặt gia công với quan hệ về đặt hàng sản xuất; hoặc nhầm lẫn giữa quan hệ mua tài sản và quan hệ thuê mua tài sản ….
Trong một hợp đồng thì khi soạn thảo ra cần rất nhiều kỹ năng soạn thảo hợp đồng về mặt luật học còn thể hiện ở việc nắm chắc các quy định pháp luật chung, quy định của pháp luật chuyên ngành và biết cách vận dụng một cách nhuần nhuyễn vào từng quan hệ hợp đồng cụ thể.
Ví dụ: quan hệ đặt cọc trong kinh doanh bất động sản có thể bị giải thích theo hình thức huy động vốn trong kinh doanh bất động sản, nhưng cũng có thể giải thích theo hình thức giao dịch bảo đảm trong Bộ Luật dân sự, nên việc vận dụng như thế nào cho có lợi là do người soạn thảo hợp đồng.
Thứ hai: Kỹ năng soạn thảo hợp đồng về mặt ngôn ngữ.
Như vậy ta thấy rằng trong số các kỹ năng soạn thảo hợp đồng thì kỹ năng về sử ngôn ngữ là cực kỳ quan trọng và bên cạnh đó thì ngôn ngữ hợp đồng nên ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và phổ thông, gần gũi với hai bên. Tránh trường hợp sử dụng nhiều thuật ngữ, từ ngữ chuyên ngành gây khó hiểu cho cả hai bên, cho những người trực tiếp thực hiện Hợp đồng về sau. Kỹ thuật soạn thảo hợp đồng là điều rất quan trọng và cần được vận dụng một cách cụ thể, khéo léo trong quá trình soạn thảo hợp đồng.
Thứ ba: Kỹ năng soạn thảo hợp đồng về mặt quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược được hiểu như thế nào trong soạn thảo hợp đồng, thực chất ở đây thực ra chiến lược này không quá phức tạp. Nó đơn giản là chỉ ra cách thức mà người soạn thảo hợp đồng phải triển khai công việc của mình có tính toán, có hệ thống và có hiệu quả. Người có kỹ năng soạn thảo hợp đồng tốt là người biết vạch ra trình tự và chiến lược, chiến thuật và kịch bản cụ thể cho việc xây dựng hợp đồng.
Ngoài các vấn đề như chúng tôi đã đưa ra thì cũng có một số vấn đề nữ về soạn thảo đó là thông tin về hai bên. Theo đó bên chủ động đưa ra bản dự thảo hợp đồng nên có sự tìm hiểu và hiểu biết đầy đủ, cụ thể về bên còn lại, cũng như hiểu rõ và khả năng nội tại của chính bản thân mình. Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy, có nhiều trường hợp cán bộ đàm phán hợp đồng của doanh nghiệp hoặc thuê Luật sư soạn thảo