Mua sắm tập chung là thuật ngữ được sử dụng trong hoạt động đấu thầu. Các nhà thầu được tìm kiếm cũng tham gia hoạt động mua sắm được tổ chức bởi đơn vị mua sắm tập chung. Cùng tìm hiểu các nội dung, nguyên tắc tiến hành mua sắm tập chung trong đấu thầu.
Mục lục bài viết
1. Mua sắm tập trung là gì?
Mua sắm tập trung là được sử dụng chủ yếu trong công tác đấu thầu của các tổ chức. Đây là công việc mang đến nhiều lợi ích, thuận lợi cũng như đảm bảo nhu cầu tiếp cận gói thầu tốt nhất của các nhà thầu. Pháp luật hiện hành có các quy định cụ thể, rõ ràng về mua sắm tập trung tạo ra hành lang pháp lý vững chắc.
Trong đó, nêu rõ khái niệm, xác định các nguyên tắc, hình thức và nội dung tiến hành mua sắm tập chung. Công việc này được tiến hành mang đến ý nghĩa, là tác động để hoạt động đấu thầu được thực hiện hiệu quả.
Khái niệm:
– Định nghĩa về mua sắm tập trung là gì được giải thích tại Điều 44,
“ Mua sắm tập trung là cách tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thông qua đơn vị mua sắm tập trung nhằm giảm chi phí, thời gian, đầu mối tổ chức đấu thầu, tăng cường tính chuyên nghiệp trong đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế”.
Như vậy thông qua khái niệm được luật quy định, có thể thấy được một số đặc điểm của hoạt động này như sau:
– Đây là cách tổ chức đấu thầu rộng rãi. Từ đó giúp các nhà đầu tư được thông tin nhanh chóng về gói thầu, được tiếp cận hiệu quả nhu cầu đấu thầu. Cũng như giúp nhà thầu tìm kiếm được nhiều nhà đầu tư tiềm năng.
– Được thực hiện thông qua đơn vị mua sắm tập chung. Đơn vị này có hàng hóa, sản phẩm với số lượng lớn, chất lượng đảm bảo. Nhờ đó mà nhu cầu tiếp cận các sản phẩm được nhanh chóng, thuận lợi cũng như với mức giá tốt hơn.
– Các lợi ích, hiệu quả trong mua sắm tập chung là: Giảm chi phí, thời gian, đầu mối tổ chức đấu thầu, tăng cường tính chuyên nghiệp trong đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế.
Tất cả lợi ích này đều là thiết yếu, đều được đảm bảo trong nhu cầu cho các nhà đầu tư. Do đó mà thúc đẩy hiệu quả, chất lượng đối với hoạt động đấu thầu.
– Mua sắm tập trung được áp dụng trong trường hợp:
+ Số lượng hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng nhiều. Khi đó, bên đơn vị mua sắm tập chung hoàn toàn đáp ứng số lượng, chất lượng, giá cả. Các lợi ích, sự nhanh chóng trong tiếp cận nguồn hàng được thực hiện. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể dành thời gian tính toán, cân nhắc tìm kiếm các lợi ích tiếp theo.
+ Chủng loại hàng hóa, dịch cần mua sắm tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư. Do đó họ hoàn toàn có thể cùng mua sắm, cùng trang bị các sản phẩm đó về tổ chức mình. Đảm bảo trong nhu cầu, chất lượng và các lợi ích tìm kiếm.
Hình thức thực hiện:
– Mua sắm tập trung được thực hiện theo một trong hai cách sau đây:
+ Đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhu cầu mua sắm. Sau đó tiến hành lựa chọn nhà thầu, trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Các công việc được tiến hành chủ động bởi đơn vị mua sắm tập chung. Qua đó có thể tìm kiếm, tiếp cận cũng như khai thác được các nhu cầu hiệu quả nhất.
+ Đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhu cầu mua sắm, tiến hành lựa chọn nhà thầu, ký
Khi đó, các nhà thầu cơ sở lại thực hiện tiếp cận các nhu cầu mua sắm khác. Họ cũng nhận được lợi ích, lợi nhuận thực tế trong việc làm của mình. Bên đơn vị mua sắm tập chung lúc này lại chủ yếu chờ đợi hiệu quả từ hình thức tiếp cận bên mua hàng gián tiếp.
2. Mua sắm tập trung tiếng Anh là gì?
Mua sắm tập trung tiếng Anh là Centralized shopping.
3. Những hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung:
Hình thức mua sắm tập trung là gì chỉ được áp dụng đối với những hàng hóa, dịch vụ nằm trong Danh mục được pháp do Nhà nước ban hành. Nhằm xác định hiệu quả trong tính chất quản lý, điều hành cũng như tổ chức nhà nước. Đảm bảo trong hoạt động tiếp cận, mua sắm đối với các sản phẩm hàng hóa có tính chất đặc thù.
Các nội dung quy định cụ thể như sau:
– Thẩm quyền ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung:
+ Bộ Tài chính ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia. Riêng danh mục thuốc mua sắm tập trung do Bộ Y tế ban hành.
+ Các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung thuộc phạm vi quản lý của mình.
– Hàng hóa, dịch vụ được đưa vào danh mục mua sắm tập trung khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+ Hàng hóa, dịch vụ mua sắm với số lượng lớn hoặc chủng loại hàng hóa, dịch vụ được sử dụng phổ biến tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị.
+ Hàng hóa, dịch vụ có yêu cầu tính đồng bộ, hiện đại.
Các quy định này được xác định trong nội dung của các văn bản pháp luật liên quan.
4. Quy trình tổ chức mua sắm tập trung:
Quy trình tổ chức mua sắm tập trung là gì được tiến hành theo trình tự các hoạt động sau:
– Tổng hợp nhu cầu mua sắm trên thực tế.
– Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Xác định các điều kiện, tiêu chí một cách khách quan trước khi tiến hành lựa chọn.
– Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu.
– Tổ chức lựa chọn nhà thầu.
– Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng. Dựa trên các tiêu chí đưa ra, nhằm đảm bảo các bên đang cung cấp tốt nhất các lợi ích cho nhau theo mong muốn.
– Thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
– Hoàn thiện, ký kết thỏa thuận khung. Thỏa thuận khi đơn vị mua sắm tập chung ký gián tiếp theo hình thức gián tiếp.
– Hoàn thiện, ký kết và thực hiện hợp đồng với nhà thầu trúng thầu.
Trường hợp đơn vị mua sắm tập trung trực tiếp ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu thì không tiến hành ký kết thỏa thuận khung theo quy định tại Điểm g Khoản này.
– Quyết toán, thanh lý hợp đồng. Các bên đảm bảo các quyền và lợi ích nhận được khi tham gia đầu tư.
Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu thực hiện mua sắm tập trung có thể chia thành nhiều phần để tổ chức đấu thầu lựa chọn một hoặc nhiều nhà thầu trúng thầu. Qua đó mang đến hiệu quản, chất lượng cũng như đảm bảo các lợi nhuận tìm kiếm.
5. Nguyên tắc mua sắm tập trung:
Để đảm bảo hoạt động đấu thầu công khai, khách quan công bằng mà đem lại hiệu quả, việc quy định nguyên tắc mua sắm tập trung là vô cùng cần thiết. Khi đó, các kế hoạch xác định, lựa chọn nhà thầu cũng được xây dựng công khai. Thể hiện các tiêu chí cần, cũng như đảm bảo các bên sẽ dành cho nhau lợi ích tốt nhất.
Theo quy định tại điều 68
– Thực hiện thông qua các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền:
Việc mua sắm tập trung phải được thực hiện thông qua đơn vị mua sắm tập trung thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp. Tức là thực hiện ở các chủ thể có thẩm quyền trong hoạt động phân công, xác định quyền hạn trong hoạt động quản lý nhà nước.
Trường hợp đơn vị mua sắm tập trung không đủ năng lực thì đơn vị mua sắm tập trung thuê tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp thực hiện việc lựa chọn nhà thầu. Từ đó đảm bảo yếu tố về năng lực, tiêu chuẩn và điều kiện tham gia đấu thầu theo quy định. Nhờ đó mà các nhà đầu tư có nhu cầu đều tiếp cận dễ dàng được mục đích mua sắm tập chung.
– Hoạt động mua sắm tập chung trên cơ sở thỏa thuận khung:
Đối với những hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải áp dụng mua sắm tập trung, đơn vị có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phải công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nội dung thỏa thuận khung và ký kết hợp đồng với nhà thầu đã được lựa chọn thông qua mua sắm tập trung trên cơ sở thỏa thuận khung.
Phải đảm bảo các thỏa thuận khung được triển khai. Từ đó mang đến hiệu quả thực hiện gói thầu khách quan, đảm bảo chất lượng theo quy định pháp luật.
Trường hợp ký kết hợp đồng với nhà thầu khác không được lựa chọn thông qua mua sắm tập trung thì không được thanh toán hợp đồng. Các bên được nhận các lợi ích cũng như quyền hạn xứng đáng khi tham gia. Được trao trả và thanh toán các lợi ích, quyền lợi thực tế.
– Thực hiện đấu thầu qua mạng:
Việc áp dụng đấu thầu qua mạng đối với mua sắm tập trung được thực hiện theo lộ trình do Thủ tướng Chính phủ quy định.
– Một số nguyên tắc khác:
Trường hợp lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu có nội dung tương tự nhau thuộc nhiều người có thẩm quyền khác nhau, người có thẩm quyền của các gói thầu thỏa thuận, ủy quyền cho một người có thẩm quyền thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu.
Trong trường hợp này, người có thẩm quyền giao cho một đơn vị trực thuộc có đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện việc tổ chức lựa chọn nhà thầu và thực hiện các trách nhiệm khác quy định tại Điều 69 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
Các quy định pháp luật cụ thể hướng dẫn, giúp các chủ thể liên quan tiếp cận, xác định và bảo vệ cho quyền lợi của họ.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật đấu thầu năm 2013.
– Nghị định 63/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành mốt số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.