Công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động trong đơn vị. Cán bộ công đoàn là cầu nối thiết yếu giữa doanh nghiệp và những người lao động. Chế độ phụ cấp của cán bộ công đoàn cơ sở được quy định trong các văn bản pháp luật. Qua đó xác định công thức, cách tính đối với phụ cấp thực tế từng tháng của cán bộ.
Mục lục bài viết
1. Phụ cấp công đoàn là gì?
Công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động. Có chức năng chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Cán bộ công đoàn là lực lượng đi đầu thực hiện quản lý, tổ chức tiến hành nhiệm vụ trên thực tế. Công đoàn là cầu nối thiết yếu giữa doanh nghiệp và người lao động, để đảm bảo thực hiện các công việc chính sau:
+ Giúp doanh nghiệp tuyên truyền về chính sách pháp luật, nội quy đến người lao động.
+ Đồng thời có nhiệm vụ thi hành các chính sách đó để làm gương và tạo nên sự công bằng với người lao động.
Cán bộ công đoàn được chia thành hai loại là: Cán bộ công đoàn chuyên trách và cán bộ công đoàn không chuyên trách.
Phụ cấp lương là gì?
Phụ cấp lương là khoản tiền trả cho người lao động ngoài tiền lương cơ bản. Phụ cấp này được xác định trong công việc hỗ trợ đối với người thực hiện nhiệm vụ riêng. Nhằm trả đủ những hao phí lao động tăng thêm do công việc cụ thể đòi hỏi hoặc do những yếu tố bất lợi trong điều kiện lao động và sinh hoạt mà khi xác định tiền lương chưa tính đến.
Phụ cấp lương là một trong những khoản thu nhập của người lao động. Trong đó, đây không phải là khoản lương chính thức trong lao động. Bao gồm các loại:
+ Phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp lưu động, phụ cấp ưu đãi.
+ Phụ cấp trách nhiệm.
+ Phụ cấp kiêm nhiệm,…
Phụ cấp lương được trả hàng tháng, cộng dồn vào thu nhập của người lao động; Phụ cấp lương cũng được xác định trên cứ cụ thể, thông qua việc tính đến lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định hoặc tính dựa trên lương cơ bản hoặc là một khoản cố định, tùy theo quy định của từng chế độ và đối tương hưởng phụ cấp.
2. Các loại phụ cấp công đoàn:
Theo quy định về phụ cấp, các loại phụ cấp dành cho cán bộ công đoàn bao gồm:
– Phụ cấp kiêm nhiệm đối với các chức vụ lãnh đạo: Đối với chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở.
– Phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn. Xác định đối với người đảm nhiệm các chức danh từ Tổ phó công đoàn trở lên thông qua bầu cử; Gồm cán bộ công đoàn chuyên trách và không chuyên trách. Họ thực hiện các trách nhiệm trong quản lý, tổ chức cũng như điều hành để mang đến hiệu quả hoạt động của công đoàn.
Chi phí mức phụ cấp dành cho cán bộ công đoàn phải nằm trong nguồn kinh phí của Tổng Liên đoàn. Các nguồn chi của kinh phí được kiểm soát, cân đối cũng như sử dụng vào các mục đích tổ chức hoạt động của công đoàn. Mức phụ cấp dành cho cán bộ công đoàn sẽ không tính vào khoản đóng về chế độ bảo hiểm, bao gồm BHXH, BHYT. Phụ cấp sẽ thôi hưởng từ tháng tiếp theo khi cán bộ công đoàn thôi giữ chức vụ.
Đối với cán bộ công đoàn cơ sở thì mức hưởng sẽ phụ thuộc vào số người lao động tại đơn vị làm việc. Phụ cấp cán bộ công đoàn cơ sở sẽ bằng hệ số phụ cấp nhân với tiền lương tối thiểu công đoàn cơ sở đang thu kinh phí công đoàn.
3. Hướng dẫn cách tính phụ cấp công đoàn:
Chế độ phụ cấp cho cán bộ công đoàn tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị được tính như sau:
Mức phụ cấp = Hệ số phụ cấp x Tiền lương tối thiểu công đoàn cơ sở đang thu kinh phí công đoàn
Trong đó, phụ cấp kiêm nhiệm và phụ cấp trách nhiệm được xác định đối với các chủ thể khác nhau.
3.1. Về phụ cấp kiêm nhiệm:
– Đối tượng áp dụng phụ cấp kiêm nhiệm gồm:
+ Chủ tịch công đoàn cơ sở kiêm nhiệm;
+ Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở.
Chỉ hai nhóm chủ thể này được nhận phụ cấp kiêm nhiệm. Bởi bên cạnh các công việc chuyên môn, họ phải kiêm nhiệm thêm vai trò, nhiệm vụ của lực lượng lãnh đạo, quản lý công đoàn cơ sở.
Các chủ thể này đang thực hiện, đảm nhận các nhiệm vụ của họ. Các chức danh, quyền và nghĩa vụ tương ứng được trao cho các chủ thể. Họ đảm bảo tính chất quản lý cũng như điều hành hoạt động của công đoàn cơ sở. Do đó, phụ cấp này được dành cho chủ thể đang thực hiện chức danh nghề nghiệp.
– Mức chi phụ cấp kiêm nhiệm:
+ Chủ tịch công đoàn cơ sở kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng 10% mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định. Tùy thuộc vào mức lương thực tế để căn cứ xác định phụ cấp tương ứng.
+ Phó chủ tịch công đoàn cơ sở kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng 7% mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định. Tùy thuộc vào mức lương thực tế để căn cứ xác định phụ cấp được nhận.
Như vậy, đối với cán bộ công đoàn kiêm thêm việc, thêm chức vụ tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sẽ được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm quy định tại Điều 7 Quyết định số 3226/QĐ-TLĐ. Quy định pháp luật nhằm xác định, dành các quyền lợi tương đương cho người thực hiện chức vụ, quyền hạn.
Các quy định pháp luật liên quan:
So với mức phụ cấp kiêm nhiệm dành cho cán bộ, công chức, viên chức đang giữ chức vụ tại cơ quan, đơn vị công tác được quy định ở Thông tư số
Nguyên tắc hưởng giống nhau khi họ thôi kiêm nhiệm chức vụ thì cũng đồng nghĩa với việc thôi hưởng phụ cấp kiêm nhiệm, thời gian sẽ từ tháng sau liền kề với tháng thôi giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm và mức hưởng phụ cấp sẽ không tính vào các khoản đóng bảo hiểm.
Tuy nhiên đối với cán bộ, công chức, viên chức, họ không có sự thay đổi về mức phụ cấp kiêm nhiệm trong suốt thời gian giữ các chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm; Còn đối với cán bộ công đoàn mức phụ cấp kiêm nhiệm dựa vào số lượng người lao động tại cơ sở trong thời gian giữ chức danh.
Như vậy nếu quy mô cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có sự biến động về người lao động ở một số lượng nhất định thì mức phụ cấp cho cán bộ công đoàn cũng có sự dao động theo.
Cách tính trả phụ cấp theo
Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm (=) hệ số lương chức vụ hoặc hệ số lương chuyên môn, nghiệp vụ (+) hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (+) % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm (x) mức lương tối thiểu chung (x) (10%).
3.2. Về phụ cấp trách nhiệm:
Điều 3 của Quyết định 3226 đã xác định các quy định pháp luật về đối tượng
Đối tượng chi phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở:
Các đối tượng này bao gồm:
– Chủ tịch công đoàn cơ sở;
– Phó chủ tịch công đoàn cơ sở, kế toán công đoàn cơ sở;
– Ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở; chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở, chủ tịch công đoàn cơ sở thành viên (nếu có), trưởng ban nữ công quần chúng (nếu có), thủ quỹ công đoàn cơ sở;
– Tổ trưởng tổ công đoàn, ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở, chủ tịch công đoàn bộ phận (nếu có), ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở thành viên (nếu có);
– Tổ phó tổ công đoàn, thành viên ban nữ công quần chúng; ủy viên ban chấp hành công đoàn bộ phận (nếu có).
Đây là các đối tượng đảm nhiệm chức vụ, thực hiện trách nhiệm của đội ngũ cán bộ. Họ được nhận phụ cấp về trách nhiệm, đảm bảo chất lượng và hiệu quả tổ chức, điều hành hoạt động của công đoàn.
Hệ số phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở:
Hệ số này được xác định theo số lượng đoàn viên công đoàn nộp đoàn phí công đoàn của năm trước liền kề. Phụ thuộc lớn vào số lượng đoàn viên, căn cứ trên hệ số xác định đối với các đối tượng khác nhau. Bảng dưới đây nằm trong quy định pháp luật giúp xác định cách thức tính hệ số, phụ cấp mà cán bộ công đoàn cơ sở được nhận.
Số lượng đoàn viên | Hệ số mức phụ cấp | ||||
Đối tượng (1) | Đối tượng (2) | Đối tượng (3) | Đối tượng (4) | Đối tượng (5) | |
Dưới 150 | 0,15 | 0,12 | 0,10 | 0,08 | 0,05 |
Từ 150 đến dưới 500 | 0,25 | 0,20 | 0,13 | 0,11 | 0,07 |
Từ 500 đến dưới 1500 | 0,40 | 0,30 | 0,16 | 0,14 | 0,09 |
Từ 1500 đến dưới 3000 | 0,60 | 0,45 | 0,19 | 0,17 | 0,11 |
Từ 3000 đến dưới 6000 | 0,80 | 0,60 | 0,22 | 0,20 | 0,13 |
Từ 6000 đoàn viên trở lên | 1,00 | 0,70 | 0,25 | 0,23 | 0,15 |
Mức chi phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở hàng tháng = (Hệ số phụ cấp trách nhiệm) x (Mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước).
Như vậy, với mức lương cơ sở đang áp dụng là 1.490.000 đồng/tháng và hệ số mức phụ cấp cao nhất là 1,00 thì mức phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở tối đa sẽ là 1.490.000 đồng/tháng. Qua đó xác định được giá trị phụ cấp tương ứng đối với cán bộ.
Phụ thuộc vào đoàn viên của công đoàn, các công việc thực tế cũng ít hay nhiều, đơn giản hay phức tạp. Vì thế mà các đối tượng cán bộ sẽ nhận được khoản phụ cấp xứng đáng trong nhiệm vụ, trách nhiệm của họ.
Căn cứ pháp lý:
– Quyết định số 3226/QĐ-TLĐ Quyết định ban hành chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn.
–