Giáo viên cấp 3 là viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục. Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT đưa ra quy định mới nhất về tiêu chuẩn, xếp lương giáo viên THPT công lập. Theo đó, mức lương của giáo viên THPT sẽ tương ứng với 3 hạng chức danh nghề nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Bậc lương giáo viên THPT:
Bậc lương của giáo viên được xác định theo từng hạng. Trong đó, các điều kiện về chuyên môn, thâm niên, thành tích được căn cứ để xếp hạng giáo viên. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo
Cụ thể như sau:
Về bậc lương giáo viên THPT:
– Giáo viên trung học phổ thông hạng III.
Mã số V.07.05.15, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1.
Hệ số lương được căn cứ tương ứng với bằng cấp, các điều kiện cụ thể của hạng. Theo đó, giao động từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
Trong đó, đối với giáo viên được xếp ở hạng III: Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông. Qua đó đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn giảng dạy. Cũng như có các kỹ năng sư phạm đảm bảo thực hiện công việc chuyên môn, truyền tải kiến thức hiệu quả.
– Giáo viên trung học phổ thông hạng II.
Mã số V.07.05.14, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2.
Hệ số lương có sự dao động để xác định phù hợp với trình độ, kinh nghiệm của các đối tượng khác nhau. Theo đó, giao động từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38;
Các điều kiện đối với giáo viên hạng II vẫn được quy định trong điều kiện là:
Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông.
– Giáo viên trung học phổ thông hạng I.
Mã số V.07.05.13, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1.
Giáo viên hạng I hệ số lương cao nhất. Trên thực tế, các đối tượng này cũng có bằng cấp, trình độ và năng lực chuyên môn tốt hơn. Tùy thuộc vào kinh nghiệm và các thành quả trong công tác giảng dạy để xác định hệ số lương tương ứng.
Theo đó giao động từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Điều kiện: Có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành đúng hoặc phù hợp với môn học giảng dạy.
Tất cả các hạng từ I, II đến III đều có sự giao động của hệ số lương. Qua đó xác định sự khác biệt thực tế trong hệ số lương của các chủ thể khác nhau. Cùng hạng giáo viên nhưng các giáo viên vẫn có thể nhận mức lương thực tế khác nhau.
Quy định về bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp:
Khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ quy định về Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp. Qua đó hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật.
Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Hướng dẫn tính lương giáo viên THPT:
Lương giáo viên phụ thuộc vào hệ số lương tương ứng vào mức lương cơ sở. Ngày 2/2/2021 Bộ giáo dục đào tạo ban hành Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT tiêu chuẩn, xếp lương giáo viên THPT công lập. Qua đó xác định căn cứ, các nội dung liên quan để tính lương hàng tháng cho giáo viên. Thông tư này thể hiện công thức, cách tính được xác định trong lương được nhận của giáo viên.
Mức lương của giáo viên các cấp hiện nay vẫn được tính theo công thức:
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở
Hệ số: Trước tiên phải xem xét hạng giáo viên, bên cạnh các tiêu chuẩn lựa chọn hệ số lương phù hợp phản ánh hiệu quả thực hiện công việc của giáo viên đó. Được quy định chi tiết tại các Thông tư nêu trên và Nghị định 204 năm 2004 cùng các văn bản sửa đổi, bổ sung. Hệ số này được xác định dựa trên các căn cứ cụ thể.
Mức lương cơ sở năm 2022:
Được quy định tại
Mức lương cơ sở này được áp dụng khi Nghị định 38 có hiệu lực. Đây là mức lương cơ sở để qua đó có thể tính được lương thực tế của từng giáo viên tương ứng hệ số lương họ được nhận.
2.1. Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông:
Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông trong các trường trung học phổ thông công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
1/ Giáo viên trung học phổ thông hạng III – Mã số V.07.05.15.
2/ Giáo viên trung học phổ thông hạng II – Mã số V.07.05.14.
3/ Giáo viên trung học phổ thông hạng I – Mã số V.07.05.13.
Các hệ số lương được xác định tương ứng cho từng hạng phân chia giáo viên. Các thông tin này được quy định trong luật, đã được trình bày ở phần bên trên của bài viết.
2.2. Cách tính lương của giáo viên:
Lương của giáo viên bằng: Hệ số lương x mức lương cơ sở.
Mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2022 là: 1.490.000 đồng/tháng.
Như vậy, khi biết được hệ số lương mà giáo viên đang được hưởng, ta hoàn toàn xác định được cách tính lương của giáo viên đó.
2.3. Bảng lương giáo viên THPT:
Bảng lương được tính dựa trên hệ số lương tương ứng của giáo viên. Nội dung thông tư giúp căn cứ chính xác về mức lương được nhận của giáo viên theo hệ số cụ thể.
Điều 8 Thông tư 04.
Ngày 02/02/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành 04 Thông tư quy định về bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học phổ thông (THPT). Theo đó hệ số lương của giáo viên các cấp từ 20/3/2021 thực hiện theo các Thông tư này.
1 | Giáo viên THPT hạng I | |||||||||
Hệ số | 4.40 | 4.74 | 5.08 | 5.42 | 5.76 | 6.10 | 6.44 | 6.78 | ||
Lương | 6.556 | 7.0626 | 7.5692 | 8.0758 | 8.5824 | 9.089 | 9.5956 | 10.1022 | ||
2 | Giáo viên THPT hạng II | |||||||||
Hệ số | 4.00 | 4.34 | 4.68 | 5.02 | 5.36 | 5.70 | 6.04 | 6.38 | ||
Lương | 5.960 | 6.467 | 6.973 | 7.480 | 7.986 | 8.493 | 9.000 | 9.506 | ||
3 | Giáo viên THPT hạng III | |||||||||
Hệ số | 2.34 | 2.67 | 3.00 | 3.33 | 3.66 | 3.99 | 4.32 | 4.65 | 4.98 | |
Lương | 3.4866 | 3.9783 | 4.47 | 4.9617 | 5.4534 | 5.9451 | 6.4368 | 6.9285 | 7.4202 |
Căn cứ vào từng hệ số lương của hạng giáo viên, ta hoàn toàn xác định được mức lương thực tế giáo viên nhận được. Bên cạnh đó, nhiều giáo viên cũng có đủ điều kiện nhận một số loại phụ cấp khác. Vì vậy mà lương nhận thực tế có thể bằng hoặc cao hơn mức lương được ghi nhận ở bảng phía trên.
3. Một số phụ cấp đối với giáo viên THPT:
Ngoài tiền lương được nhận trong công tác giảng dạy, tiền lương hàng tháng còn được cộng thêm một số phụ cấp theo quy định.
+ Phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn:
Theo quy định tại
Phụ cấp lưu động: phụ cấp lưu động hiện nay của giáo viên đang làm chuyên trách về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục buộc phải đi lại thường xuyên giữa các thôn là 0,2 so với mức lương cơ sở. Xác định mức phụ cấp tương đương 298.000 đồng.
Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số: giáo viên quản lý giáo dục dạy tiếng dân tộc thiểu số sẽ được hưởng phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số là 50% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Như vậy phải xác định trên thực tế mức lương, các phụ cấp liên quan họ đang được hưởng.
+ Phụ cấp khu vực:
Giáo viên giảng dạy, làm việc tại vùng có điều kiện khó khăn, khắc nghiệt thì được hưởng phụ cấp khu vực. Các vùng có đặc điểm như có yếu tố địa lý khí hậu khắc nghiệt, xa xôi, hẻo lánh, đường xá đi lại khó khăn, vùng biên giới, hải đảo, sình lầy,…
Cụ thể xem tại Thông tư liên tịch số 11 năm 2005 về các nội dung liên .
+ Phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên:
Quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&DT-BNV-BTC, đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề là nhà giáo kể cả đang thử việc, hợp đồng:
Thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động.
Thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm.
Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Phụ cấp theo nghề được căn cứ đối với các đối tượng viên chức đang thuộc biên chế trả lương. Tùy thuộc vào đặc điểm giảng dạy thực tế để căn cứ xác định điều kiện của đối tượng. Qua đó cũng có phụ cấp tương ứng.
Thông qua các quy định trên, có thể xác định mức lương phụ cấp ưu đãi được hưởng:
Đồng thời, cách tính mức phụ cấp ưu đãi được hưởng của các nhà giáo nêu trên là:
Mức lương phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x (hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.
Trong đó, tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi gồm các mức: 25%, 30%, 35%, 40%, 45%, 50%.
Căn cứ pháp lý:
–
– Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học phổ thông…
– Thông tư 02/2007/TT-BNV hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.