Cơ quan chủ quản là cơ quan thực hiện các nhiệm vụ chủ quản, trực tiếp quản lý. Tính chất chủ quản thể hiện vai trò làm chủ, chỉ đạo cũng như chịu trách nhiệm tổ chức quản lý chung. Các quy định về trách nhiệm, quyền hạn này tùy thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực thực hiện công việc chuyên môn.
Mục lục bài viết
1. Cơ quan chủ quản là gì?
– Chủ quản là gì?
Chủ quản là thuật ngữ được sử dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực thuộc công tác xã hội. Chủ quản được hiểu là chỉ chủ thể có trách nhiệm chính trong việc quản lí trực tiếp công việc, tài sản, nhân lực… của một ngành, một đơn vị công tác, một lĩnh vực hoạt động, một loại công việc nào đó trong xã hội.
Khi đó, chủ quản thể hiện tính chất làm chủ quản lý, điều hành và thực hiện chính các nhiệm vụ liên quan. Quản lý, chịu trách nhiệm về tài sản, nhân lực là nhiệm vụ bên cạnh các quyền hạn của chủ thể này.
Chủ quản có thể được thực hiện bởi một cá nhân hoặc một tổ chức chuyên môn. Người hoặc cơ quan chủ quản có trách nhiệm và quyền hạn nhất định theo quy định của pháp luật hoặc theo điều lệ, quy chế hoạt động của tổ chức đó. Từ đó mang đến hiệu quả quản lý, tổ chức, điều hành thực hiện công việc.
– Khái niệm cơ quan chủ quản:
Cơ quan chủ quản là cơ quan thực hiện nhiệm vụ chủ quản. Trong cơ quan có sự tham gia, phân công và phối hợp làm việc của nhiều chủ thể.
Trong đó, cơ quan chủ quản có trách nhiệm chính trong việc quản lí trực tiếp công việc, tài sản, nhân lực của một ngành, một đơn vị công tác, một lĩnh vực hoạt động, một loại công việc nào đó trong xã hội. Như vậy, họ phải thực hiện chính các nhiệm vụ quản lý, đảm bảo hoàn thành công việc.
Chủ quản được tổ chức ở nhiều lĩnh vực cũng như công việc khác nhau trong xã hội. Có thể đảm nhận trong một ngành, một đơn vị công tác hay đặc thù của một lĩnh vực hoạt động. Do đó mà công việc chuyên môn được tổ chức thực hiện cũng khác nhau.
Cơ quan chủ quản có trách nhiệm và quyền hạn nhất định theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, họ phải tuân thủ theo điều lệ, quy chế hoạt động cụ thể của tổ chức đó. Các cơ quan chủ quản tiến hành làm việc để mang đến chất lượng công việc trong mục đích quản lý.
2. Cơ quan chủ quản tiếng Anh là gì?
Cơ quan chủ quản tiếng Anh là Governing body.
3. Đặc điểm của cơ quan chủ quản?
Cơ quan chủ quản có các đặc điểm như sau:
+ Cơ quan chủ quản có trách nhiệm và quyền hạn nhất định theo quy định của pháp luật. Họ thực hiện các công việc của một tổ chức, trong hoạt động quản lý về doanh nghiệp.
+ Hoặc thực hiện các trách nhiệm theo điều lệ, quy chế hoạt động của tổ chức. Trong đó, các quy chế này phải được xây dựng trên cơ sở pháp luật chung. Từ đó triển khai, xây dựng cụ thể các quy chế để thực thi, tuân thủ pháp luật.
+ Cơ quan chủ quản có trách nhiệm chính trong việc quản lí, làm chủ thực hiện các dự án, mục đích công việc nhất định. Tính chất quản lý, điều khiển phải mang đến hiệu quả công việc theo nhiệm vụ, quyền hạn phân công. Phải trực tiếp thực hiện điều hành công việc, tài sản, nhân lực,… của một ngành, một đơn vị công tác, một lĩnh vực hoạt động, một loại công việc nào đó trong xã hội.
Các cơ quan chủ quản làm việc nổi bật trong lĩnh vực báo chí. Trong đó, các công việc và nhiệm vụ cũng được quy định theo Luật Báo chí.
4. Cơ quan chủ quản báo chí:
Căn cứ theo khoản 1 điều 15
Cụ thể theo điều Điều 14 Luật báo chí 2016 thì cơ quan chủ quan báo chí gồm:
– Các cơ quan, tổ chức thành lập cơ quan báo chí:
Cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được thành lập cơ quan báo chí.
Các cơ quan trên thành lập cơ quan báo chí trong hoạt động chuyên môn của họ. Cho nên các cơ quan chủ quản thực hiện chính công việc chuyên môn này. Báo chí được tổ chức thực hiện bên cạnh công việc chính của các cơ quan nhà nước trên.
– Các cơ sở thành lập tạp chí khoa học:
Bao gồm các cơ sau:
+ Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của
+ Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ;
+ Bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên.
Các cơ quan, cơ sở này có đủ quyền hạn được thành lập tạp chí khoa học. Khi đó các cơ quan chủ quản thực hiện chuyên môn và các nghiệp vụ báo chí cho các tổ chức này.
5. Quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí:
Quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí được quy định tại Điều 15 Luật báo chí 2016. Theo đó, các quyền hạn và nghĩa vụ được trình bày lần lượt.
5.1. Có các quyền hạn theo quy định pháp luật:
Các quy định pháp luật:
“ Cơ quan chủ quản báo chí có những quyền hạn sau đây:
a) Xác định loại hình báo chí, tôn chỉ, Mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện của từng loại hình, từng loại sản phẩm báo chí, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động của cơ quan báo chí;
b) Bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí sau khi có sự thống nhất ý kiến bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí và gửi văn bản thông báo về việc miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí tới Bộ Thông tin và Truyền thông;
d) Thanh tra, kiểm tra hoạt động của cơ quan báo chí; khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Theo quy định nêu trên thì cơ quan chủ quản báo chí có quyền hạn và nhiệm vụ như sau:
– Quyền hạn của cơ quan chủ quản:
Các cơ quan chủ quản thực hiện nghiệp vụ, chuyên môn trong hoạt động báo chí. Theo đó cần xác định:
+ Xác định loại hình báo chí sẽ triển khai trong hoạt động chính của cơ quan. Xác định các tôn chỉ, Mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện của từng loại hình, từng loại sản phẩm báo chí. Để đảm bảo chất lượng, hiệu quả cũng như ý nghĩa thực hiện công việc. Xác định các nhiệm vụ, phương hướng hoạt động của cơ quan báo chí;
+ Bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí để quản lý, điều hành cơ quan. Việc bổ nhiệm được thực hiện sau khi có sự thống nhất ý kiến bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông. Để đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn xác định trên trình tự, thủ tục quy định;
+ Miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí theo quy định. Thực hiện khi có căn cứ cũng như đủ điều kiện tiến hành miễn nhiệm, cách chức theo quy định. Đồng thời phải gửi văn bản thông báo về việc miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí tới Bộ Thông tin và Truyền thông;
+ Thanh tra, kiểm tra hoạt động của cơ quan báo chí. Nhằm đảm bảo việc duy trì, hoạt động của cơ quan. Thực hiện khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật để thúc đẩy các việc làm có chất lượng, hiệu quả.
5.2. Các nhiệm vụ theo quy định pháp luật:
Các nhiệm vụ phải được thực hiện bên cạnh nhiệm vụ quản lý. Các hoạt động này nhằm đảm bảo chất lượng thực hiện công việc, tổ chức cơ quan báo chí.
– Các quy định pháp luật:
“Cơ quan chủ quản báo chí có những nhiệm vụ sau đây:
a) Chỉ đạo cơ quan báo chí thực hiện đúng tôn chỉ, Mục đích, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động; tổ chức nhân sự và chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan báo chí;
b) Bảo đảm nguồn kinh phí ban đầu và Điều kiện cần thiết cho hoạt động của cơ quan báo chí;
c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cơ quan báo chí, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.”
– Nhiệm vụ của cơ quan chủ quản:
+ Chỉ đạo cơ quan báo chí thực hiện đúng tôn chỉ, Mục đích, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động. Từ đó đảm bảo hiệu quả xây dựng cũng như thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình;
+ Tổ chức nhân sự và chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan báo chí. Phải đảm bảo nhân sự có năng lực, có trình độ để thực hiện các yêu cầu công việc. Cơ quan báo chí phải được quản lý, kiểm soát để thực hiện đúng mục đích hoạt động ban đầu;
+ Bảo đảm nguồn kinh phí ban đầu và Điều kiện cần thiết cho hoạt động của cơ quan báo chí;
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cơ quan báo chí, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật. Mang đến sự minh bạch, tuân thủ và thực thi pháp luật trong các công việc của tổ chức.
Cùng với đó, cần lưu ý rằng người đứng đầu cơ quan chủ quản báo chí không được kiêm nhiệm chức vụ người đứng đầu cơ quan báo chí. Bởi việc quản lý, giám sát các công việc phải được tiến hành độc lập. Khi đó, các nhiệm vụ đối lập của các cơ quan khác nhau mới được đảm bảo.
Cơ quan chủ quản cũng liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đối với các sai phạm của cơ quan báo chí trực thuộc. Để đảm bảo hiệu quả theo dõi, phối hợp và phân công cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Các ăn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: