Tại sao người lao động phải lấy sổ bảo hiểm sau khi kết thúc HĐLĐ? Lấy sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc cần những giấy tờ gì? Trình tự lấy sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc?
Sổ bảo hiểm xã hội là một trong những quyền lợi của người lao động kh tham gia quan hệ lao động, khi người lao động nghỉ việc thì được phép lấy sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc và thực hiện theo quy định mà pháp luật đề ra. Vậy để lấy sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc cần những giấy tờ gì? Hãy theo dõi ngay dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé.
Dịch vụ Luật sư
Mục lục bài viết
1. Tại sao người lao động phải lấy sổ bảo hiểm sau khi kết thúc HĐLĐ:
Có một số câu hỏi được đặt ra đó là nghỉ 1,2 năm có lấy được sổ bảo hiểm không, nhiều người lao động thường băn khoăn về việc có nên lấy sổ bảo hiểm sau khi nghỉ việc? Theo đó, nhiều người lao động cho rằng, sau khi nghỉ việc, sổ bảo hiểm cũ sẽ không còn tác dụng và không thể dùng tiếp được nữa. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ không chính xác.
Theo quy định hiện hành, mỗi cá nngười lao động cần nhận lại sổ bảo hiểm xã hội từ đơn vị sử dụng lao động. người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ cho người lao động. Trong trường hợp mất sổ, người lao động sẽ phải đăng ký để làm lại sổ mới.
Sau khi kết thúc
– Sổ bảo hiểm xã hội là căn cứ dùng để theo dõi quá trình đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Từ đó làm căn cứ giúp người lao động hưởng các chế độ, quyền lợi bảo hiểm xã hội. Sổ bảo hiểm cũng được làm căn cứ để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
– Sổ bảo hiểm xã hội là tài liệu quan trọng, cần có trong một số loại hồ sơ, giấy tờ, thủ tục hành chính.
– Trong quá trình đợi giải quyết chốt sổ hồ sơ, người sử dụng lao động phải thanh toán hết số tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Nếu không, quy trình sẽ dừng lại. bảo hiểm xã hội sẽ mặc định người lao động còn tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty và số tiền đóng bảo hiểm xã hội vẫn được cập nhật bình thường. Khi hoàn thành hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tự trừ lại số tiền phải đóng
– Nếu thực hiện đồng thời báo giảm và báo chốt cho người lao động thì người sử dụng lao động chỉ cần nộp 2 loại hồ sơ này 1 lần. bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết nếu hồ sơ hợp lệ và đã thanh toán tất cả tiền đóng bảo hiểm xã hội
– Khi người lao động thôi việc tại công ty thì trong vòng 7 ngày, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội (chậm nhất là 30 ngày). Nếu doanh nghiệp báo giảm và báo chốt sổ trễ hơn so với thời gian nghỉ thực tế thì sẽ bị truy thu lãi suất chậm nộp hồ sơ theo quy định của bảo hiểm xã hội
Có rất nhiều lý do phải lấy sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc gồm có:
+ Sổ bảo hiểm xã hội là sổ dùng để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội.
+ Sổ bảo hiểm xã hội là tài liệu quan trọng trong nhiều hồ sơ giấy tờ thủ tục hành chính.
Như vậy căn cứ theo những lí do chúng tôi đưa ra thì bạn cần lấy sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc tại công ty cũ để đảm bảo quyền lợi cho mình về những ưu đãi mà nhà nước đã đề ra thông qua bảo hiểm xã hội giúp cho người lao động có thêm những quyền được trợ giúp về kinh tế sau khi nghỉ việc tại cơ quan hay doanh nghiệp nào đó và để thuận tiện sau khi đến công ty mới làm việc giảm thiểu tối đa các rủi ro không đáng có khi tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Lấy sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc cần những giấy tờ gì?
Hồ sơ hưởng trợ cấp bao gồm:
– Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Bản chính/bản sao có chứng thực/bản sao kèm bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ xác nhận việc chấm dứt
– Bản chính sổ bảo hiểm xã hội.
– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp. (Trừ các trường hợp: thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, bị tạm giam, chết…)
Như chúng ta đã thấy thì sổ bảo hiểm xã hội là một trong những giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nếu không có sổ bảo hiểm xã hội, dù người lao động đủ các điều kiện khác thì cũng sẽ không được nhận trợ cấp thất nghiệp do hồ sơ không hợp lệ.
Lưu ý đối với các trường hợp chưa hưởng ngay thì số tiền trợ cấp thất nghiệp này sẽ không mất đi mà thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ được bảo lưu và cộng dồn cho lần hưởng tiếp theo khi người lao động đủ điều kiện. Về bảo hiểm xã hội một lần:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 60
Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021 đã hướng dẫn cụ thể hồ sơ đề nghị nhận bảo hiểm xã hội 1 lần trong trường hợp này gồm:
– Bản chính Sổ bảo hiểm xã hội.
– Bản chính Đơn đề nghị.
Theo đó, có thể nhận thấy, hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần cũng buộc phải có sổ bảo hiểm xã hội. Nếu không có sổ bảo hiểm xã hội, hồ sơ sẽ bị thông báo là không hợp lệ. Chính vì vậy, nếu muốn nhận số tiền này, người lao động bắt buộc phải trở lại công ty cũ để lấy sổ bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, nếu chưa rút bảo hiểm xã hội một lần ngay, người lao động không bị mất đi quyền lợi. Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội sẽ tiếp tục được bảo lưu đến khi có đủ hồ sơ để thực hiện rút một lần.
3. Trình tự lấy sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc:
Căn cứ theo khoản 3 điều 48 Luật lao động 2019 quy định:
” 3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động”.
Như vậy, tùy vào việc đơn vị sử dụng lao động còn hoạt động hay không người lao động sẽ thực hiện các lấy sổ BHXH khi nghỉ việc như sau:
Đối với các trường hợp đơn vị sử dụng lao động còn hoạt động, người lao động lưu ý thủ tục lấy sổ bảo hiểm như sau:
Bước 1: Người lao động yêu cầu chốt sổ bảo hiểm xã hội
Tại bước đầu tiên này thì thường trước khi nghỉ việc, người lao động cần yêu cầu đơn vị sử dụng lao động hoàn thành các khoản đóng còn thiếu và chuẩn bị thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội. Nên báo cho đơn vị sử dụng lao động trước 1 tháng tính từ thời điểm người lao động nghỉ việc.
Bước 2: Chờ đơn vị sử dụng lao động tiến hành chốt sổ bảo hiểm xã hội
Theo quy định mà pháp luật đề ra thì khi người lao động thôi việc thì trong vòng 7 ngày, đơn vị sử dụng lao động phải nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội (chậm nhất là 30 ngày). Theo đó các đơn vị sử dụng lao động lưu ý các quy định trước khi báo giảm lao động và chốt sổ cho người lao động như sau:
+ Nếu doanh nghiệp báo giảm và báo chốt sổ trễ hơn so với thời gian nghỉ thực tế thì sẽ bị truy thu lãi suất chậm nộp hồ sơ theo quy định của bảo hiểm xã hội.
+ Đầu tiên đối với trường hợp nếu thực hiện đồng thời báo giảm và báo chốt cho người lao động, đơn vị chỉ cần nộp 2 loại hồ sơ này 1 lần. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết nếu hồ sơ hợp lệ và đã thanh toán tất cả tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đó.
Bước 3: Nhận lại sổ bảo hiểm xã hội tại đơn vị cũ
Bước cuối cùng, sau khi đã hoan tất các thủ tục tại bước 1,2 như trên thì người lao động đến đơn vị/ doanh nghiệp cũ để nhận sổ bảo hiểm xã hội. Thời gian nhận sổ được người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận trước. Theo đó khi được hẹn trả sổ bảo hiểm xã hội người lao động lưu ý nên đến lấy sổ đúng hẹn, không nên để lâu. Sổ bảo hiểm xã hội là giấy tờ, tài liệu quan trọng để người lao động có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tại đơn vị làm việc mới hoặc làm hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp kịp thời…
Theo đó chúng ta đã có thể trả lời cho câu hỏi lấy sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc cần những giấy tờ gì và để thực hiện nhanh nhất các thủ tục liên quan chúng tôi cho rằng bạn đọc cần phải chuẩn bị sẵn các loại giấy tờ và tiến hành theo trình tự quy định.
Trên đây là thông tin do chung tôi cung cấp về nội dung “Lấy sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc cần những giấy tờ gì” và các thông tin pháp lý khác có liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng các thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc.