Quy định về bảo hiểm tai nạn lao động là quy định đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong các trường hợp không may xảy ra và để đảm bảo cho người lao động các điều kiện tốt nhất trong những trường hợp xấu. Vậy để hiểu thêm về bảo hiểm tai nạn lao động là gì?
Mục lục bài viết
1. Bảo hiểm tai nạn lao động là gì?
Bảo hiểm tai nạn người lao động là gói bảo hiểm nhằm chi trả và bồi thường cho người lao động bị thương tật, tai nạn trong quá trình lao động và gói bảo hiểm này nhằm trợ cấp y tế, thay thế tiền lương để người lao động có thể đảm bảo an toàn cho bản thân họ và để họ không yêu cầu khởi kiện người sử dụng lao động về những tai nạn, sự việc sơ xuất trong quá trình lao động
Hợp đồng bảo hiểm tai nạn lao động này nhằm bảo vệ cho cả người lao động lẫn người sử dụng người lao động. Bởi người được lao động sẽ được đảm bảo và bảo vệ quyền lợi của mình cũng như được chi trả những chi phí y tế, điều trị khi có tai nạn xảy ra. Còn người sử dụng lao động đã có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi và đảm bảo an toàn cho người lao động và tránh được những vụ khởi kiện có thể xảy ra
Chính vì thế, hầu hết các doanh nghiệp, công ty nhất là những công ty trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp đều được yêu cầu mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động, công nhân
Trên thực tế cũng sẽ có không ít những trường hợp hậu quả của tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm bị trầm trọng hơn do bệnh tật hoặc tàn tật có sẵn của người được bảo hiểm hoặc do điều trị tương tật không kịp thời theo chỉ định của bác sĩ hoặc không theo chỉ dẫn, chỉ định của bệnh viện/ cơ sở y tế, thì Bảo hiểm sẽ chi trả tiền bảo hiểm thương tật do hậu quả của tai nạn trước thời điểm bị trầm trọng hơn như đối với loại vết thương tương tự ở người có sức khỏe bình thường được điều trị một cách hợp lý.
2. Bảo hiểm tai nạn lao động tiếng Anh là gì?
Bảo hiểm tai nạn lao động tiếng Anh là ” occupational accident insurance”.
3. Mức đóng và mức hưởng của bảo hiểm tai nạn lao động:
3.1. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động:
Căn cứ dựa theo quy định tại hướng dẫn tại Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP, hằng tháng, người sử dụng lao động phải đóng vào Qũy tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo mức sau:
* Hầu hết trường hợp:
Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = 0,5 % x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Các doanh nghiệp nếu đủ điều kiện đóng vào Qũy tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn, có văn bản đề nghị gửi tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và được chấp nhận:
Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = 0,3 % x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp sử dụng người lao động là hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí:
Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = 0,5 x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy dựa trên đây ta thấy với mức đóng được quy định rất cụ thể tại 03 rường hợp tương đương từ 0,3 tới 0,5 % để được hưởng các mức đóng này dự phòng những tai nạn thì cần thực hiện tuân thủ quy định về mức đóng này.
3.2. Mức hưởng của bảo hiểm tai nạn lao động:
Trường hợp người lao động đủ điều kiện, hồ sơ để hưởng chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp như sau:
Do người sử dụng lao động chi trả
Theo quy định hiện hành, khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ, người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm thanh toán các khoản tiền sau:
– Thanh toán chi phí y tế, từ khi người lao động sơ cứu, cấp cứu cho đến khi tình trạng của người bệnh được điều trị ổn định.
+ Trường hợp người lao động sơ cứu, cấp cứu thì người sử dụng lao động tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và sau đó tiến hành điều trị cho người lao động bị tai nạn khi làm việc.
+ Người sử dụng lao động phải thanh toán các khoản phí khám chữa bệnh như sau:
> Thanh toán bảo hiểm y tế.
> Trả các khoản phí giám định sức khỏe cho người lao động nếu người lao động bị suy giảm khả năng lao động dưới 5%.
> Nếu người lao động không tham gia bảo hiểm y tế thì người sử dụng lao động phải thanh toán toàn bộ các khoản phí.
– Tiền lương: trong thời gian người lao động nghỉ để điều trị, phục hồi, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả toàn bộ tiền lương cho người lao động.
– Tiền bồi thường nếu tai nạn lao động không phải lỗi của người lao động:
+ Nếu người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5 – 10%: bồi thường ít nhất 1,5 tháng lương.
+ Từ 11 – 80%: cứ tăng 1% được bồi thường thêm 0,4 tháng lương.
+ Nếu người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì phải bồi thường ít nhất 30 tháng lương. Trường hợp người lao động bị chết thì bồi thường cho thân nhân của họ.
– Nếu tai nạn lao động do lỗi của người lao động thì phải bồi thường tối thiểu 40% các mức nêu trên, tương ứng với từng mức suy giảm khả năng lao động của người lao động.
Sau khi người lao động điều trị, phục hồi chức năng, nếu vẫn còn nguyện vọng tiếp tục làm việc thì người sử dụng lao động phải bố trí, sắp xếp công việc phù hợp.
Do quỹ tai nạn lao động chi trả
Tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động, người lao động sẽ được hưởng các chế độ khác nhau theo quy định hiện hành của bảo hiểm xã hội. Cụ thể như sau:
– Nếu người lao động bị suy giảm từ 5 – 30% khả năng lao động thì được hưởng chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp trợ cấp 1 lần:
+ Suy giảm khả năng lao động 5% được hưởng 5 lần mức lương cơ sở hiện hành.
+ Từ 6 – 30% thì cứ giảm 1% tiếp theo được thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.
+ Đặc biệt, người lao động sẽ được hưởng thêm các khoản trợ cấp, tùy theo số năm tham gia bảo hiểm xã hội. Thời gian tham gia càng lâu thì trợ cấp càng nhiều. Cụ thể, nếu người lao động đóng bảo hiểm dưới 1 năm thì được thêm 0,5 tháng. Sau đó, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ được công thêm 0,3 tháng. Mức trợ cấp được tính theo lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Nếu người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng:
+ Nếu bị suy giảm 31% khả năng lao động, người lao động được hưởng 30% lương cơ sở. Cứ thêm 1 % suy giảm thì được +2% mức lương cơ sở.
+ Người lao động sẽ được hưởng thêm các khoản trợ cấp, tùy theo số năm tham gia bảo hiểm xã hội. Nếu người lao động đóng bảo hiểm dưới 1 năm thì được thêm 0,5%. Sau đó, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ được công thêm 0,3% mức tiền lương tháng. Mức trợ cấp được tính theo lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Ngoài ra, khi hưởng chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, người lao động còn được hỗ trợ thêm các khoản:
– Tiền mua phương tiện trợ giúp cho quá trình sinh hoạt hoặc dụng cụ chỉnh hình (theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền)
– Người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và bị liệt, mù cả 2 mắt hoặc cụt chân/tay, bị tâm thần thì được trợ cấp hàng tháng theo mức lương cơ sở (năm 2021 là 1,49 triệu đồng).
– Nếu người lao động không qua khỏi, người thân của họ sẽ được trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở (36 x 1.490.000 = 53.640.000)
– Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sau quá trình điều trị: mức trợ cấp được tính theo ngày, bằng 30% mức lương cơ sở. Nếu người lao động suy giảm 51% khả năng lao động trở lên, được hỗ trợ tối đa 10 ngày. Từ 31 – 50% được tối đa 7 ngày và từ 15 – 30% được tối đa 5 ngày.
– Sau khi trở lại làm việc, nếu có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, người lao động sẽ được hỗ trợ tiền học phí, mức hỗ trợ tối đa là 50% tiền học, không quá 15 lần mức lương cơ sở. Khoản hỗ trợ này được hỗ trợ tối đa 01 lần/năm và mỗi người được hỗ trợ tối đa 02 lần. (Áp dụng với người bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên)
Như vậy căn cứ dựa trên các quy định này chung ta có thể hiểu pháp luật quy định rất rõ ràng đối với những trường hợp bị tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Có nghĩa rằng tai nạn trong lao động, trong quá trình thực hiện công vụ liên quan cũng được coi là tai nạn lao động (tai nạn giao thông trên đường đi làm cũng được coi là tai nạn lao động).