Lựa chọn nhà thầu là công việc cần được tiến hành tuân thủ các quy định pháp luật. Để đảm bảo tìm kiếm các nhà thầu một cách công bằng, trong quyền và lợi ích được cân đối. Bên thẩm định thầu cần thực hiện báo cáo sau khi đã thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu. Trong đó, mẫu báo cáo được quy định theo hình thức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Mục lục bài viết
1. Báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu được hiểu như thế nào?
Báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu là báo cáo được thực hiện bởi tổ chức thẩm định. Cung cấp nội dung kết quả thẩm định sau khi đã thực hiện thẩm định gói thầu theo quy định của pháp luật. Trong nội dung báo cáo phải thể hiện được các thông tin sau:
+ Là bản đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật.
+ Phản ánh kết quả lựa chọn nhà thầu.
Qua đó đánh giá chất lượng thực hiện công tác tuyển chọn cũng như dựa trên tiêu chí minh bạch. Bên thẩm định một lần nữa thực hiện kiểm tra và rà soát lại hiệu quả của quá trình tìm kiếm nhà thầu cho dự án.
Nội dung thẩm định bao gồm:
+ Nội dung thẩm định gồm việc kiểm tra các tài liệu là căn cứ của việc tổ chức sẽ lựa chọn nhà thầu; Qua đó thực hiện phân tích, so sánh giữa quy định và hoạt động thực hiện trên thực tế. Để xác định tính minh bạch, công khai cũng như bình đẳng xét duyệt hồ sơ dự thầu.
+ Thực hiện kiểm tra việc tuân thủ các quy định về thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu;
+ Kiểm tra, đánh giá hồ sơ dự thầu, việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu;
+ Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính đối với gói thầu,…
Do đó mà cần các tổ chức thẩm định cho chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của nhà nước.
Các quy định trong tiến hành hoạt động thẩm định:
Thời gian để thẩm định tối đa là 20 ngày từ ngày tổ chức thẩm định nhận được đầy đủ hồ sơ trình đến ngày có báo cáo về việc thẩm định. Mang đến kết quả thẩm định trong tiến độ chung thực hiện dự án. Cũng như đảm bảo thực hiện các công việc trong quy trình chuẩn được nhà nước đặt ra.
Trường hợp gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ thì thời gian thẩm định được tính là tổng thời gian thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật và thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu. Qua đó tiến hành thẩm định đối với các giai đoạn đặt ra trong hoạt động dự thầu. Để hướng đến tính minh bạch ở hai khâu kết hợp đúng theo phương thức được tổ chức.
Mẫu báo cáo thẩm định cần được lập theo mẫu quy định tại Thông tư 19/2015 Thông tư của BKHĐT quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Được lập bởi tổ chức thẩm định trong hoạt động nghiệp vụ tiến hành.
2. Nội dung báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu:
Khi thực hiện lập báo cáo, các tổ chức thẩm định cần lập báo cáo theo mẫu được nhà nước ban hành. Đây là mẫu báo cáo được
Đối với những gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ thì sẽ sử dụng mẫu số 05 của thông tư 19/2015. Khi đó, tổ chức thẩm định tiến hành hoạt động chuyên môn để đánh giá chất lượng kết quả lựa chọn nhà thầu. Rồi tiến hành lập báo cáo thẩm định theo các nội dung cần cung cấp. Phải đảm bảo mang đến chính chính xác của kết quả thẩm định, cũng như sự minh bạch, rõ ràng trong thẩm quyền, chuyên môn của người thực hiện.
Nội dung của báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gồm có:
– Thông tin cơ bản về gói thầu, tóm tắt quá trình lựa chọn nhà thầu, tổ chức thẩm định,…
– Nội dung báo cáo thẩm định: Căn cứ pháp lý, quá trình tổ chức thực hiện.
– Ý kiến khác biệt, bảo lưu của các thành viên tổ chuyên gia nếu có.
– Ý kiến khác biệt, bảo lưu của bên mời thầu với tổ chuyên gia nếu có.
– Tổng hợp kết quả thẩm đinh.
– Mục nhận xét và nêu kiến nghị.
– Đại diện hợp pháp của tổ chức thẩm định ký và ghi rõ họ tên.
Trên đây là những nội dung bắt buộc phải có trong mẫu báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định. Mẫu báo cáo này được ban hành kèm theo
3. Hướng dẫn viết báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu:
Việc soạn thảo được đảm bảo về nội dung và hình thức của mẫu báo cáo. Căn cứ vào tờ trình phê duyệt sẽ đưa ra báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu. Từ đó cung cấp các thông tin tiến hành trong hoạt động kiểm tra, xác minh, thẩm định của chủ thể có chuyên môn. Việc soạn thảo cũng cần cân nhắc nội dung, cách thức trình bày thông tin thẩm định ở từng mục.
Khi soạn thảo mẫu báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu phải gồm đầy đủ các thông tin theo quy định dưới đây:
Phần đầu báo cáo:
– Tên tổ chức thẩm định ở phía góc trái của văn bản. Đây là tổ chức tiến hành chuyên môn, nghiệp vụ. Cũng như xác định trách nhiệm trước pháp luật, trước các bên có quyền lợi liên quan trong nội dung báo cáo thẩm định. Một báo cáo cần xác định chủ thể, đối tượng thực hiện báo cáo đó. Đây vừa là yêu cầu về hình thức và nội dung cần có.
Góc bên phải là quốc hiệu tiêu ngữ và ngày tháng năm. Trong đó, quốc hiệu, tiêu ngữ, địa danh – ngày tháng năm được trình bày thành ba dòng cân đối ở phía góc trái. Phải chú ý về phông chữ, im đậm nhạt. Qua đó mang đến tính pháp lý, giá trị văn bản hành chính được lập.
Phần chính của báo cáo:
– Tên báo cáo: BÁO CÁO THẨM ĐỊNH KẾT QUẢ LỰA CHỌN NHÀ THẦU. Tên báo cáo trình bày cân đối giữa dòng phía dưới. Tên báo cáo xác định cho nội dung thực hiện báo cáo được trình bày bên dưới.
– Tiếp đó là ghi tên gói thầu, tên dự án, kính gửi (tên chủ đầu tư). Đây là các thông tin cung cấp cho thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư trước đó. Phải xác định được thông tin của dự án trong mục đích thẩm định là gì.
– Căn cứ….
– Thông tin cơ bản: Nội dung này sẽ khái quát nội dung chính của gói thầu, cơ sở pháp lý của việc lựa chọn nhà thầu; Nêu tóm tắt toàn bộ quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu và việc tổ chức thẩm định. Trình bày tóm tắt các sự kiện và hoạt động đã diễn ra. Đây là nội dung cần xác minh, đánh giá cũng như thực hiện thẩm định.
– Nội dung thẩm định: Trong phần này cần nêu cụ thể về căn cứ pháp lý đối với việc thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu. Cung cấp thông tin đối với hoạt động phân tích, đánh giá mang tính chuyên môn. Nêu cụ thể về quá trình tổ chức thực hiện như nội dung kiểm tra, thời gian thực tế thực hiện và kết quả thẩm định. Để các chủ thể đọc báo cáo có cơ sở tin tưởng đối với kết quả thẩm định.
– Tổng hợp ý kiến khác biệt, bảo lưu của các thành viên trong tổ chuyên gia nếu có. Giúp xác định các hướng tiếp cận, các đánh giá chuyên môn cũng như cái nhìn khác về công việc thực hiện. Dựa vào các quan điểm khác nhau để phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động chọn nhà thầu.
– Cuối cùng là tổng hợp kết quả thẩm định đối với gói thầu, nhận xét và nêu kiến nghị. Đây là kết quả tổng kết lại sau khi phân tích các căn cứ và thực hiện đánh giá chuyên môn.
Trên cơ sở những nhận xét kiến nghị của từng nội dung, tổ chức thẩm định sẽ đưa ra ý kiến nhận xét trong hoạt động lựa chọn nhà thầu. Như các đánh giá về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và những quy định của luật khác có liên quan.
Là cơ quan chuyên môn, phải giúp các bên liên quan có cái nhìn hiệu quả về lợi ích, tiềm năng trước mắt. Đưa ra nhận xét về kết quả đạt được, về tính cạnh tranh công bằng, minh bạch, về tính hiệu quả kinh tế của gói thầu. Nêu ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về kết quả đánh giá lựa chọn nhà thầu.
Phần cuối của báo cáo:
– Bên đại diện hợp pháp của tổ chức thẩm định sẽ ghi tên, chức danh, ký và đóng dấu.
– Ngoài ra cần liệt kê danh mục các tài liệu mà tổ chức thẩm định nhận được để thực hiện việc thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ lựa chọn nhà thầu.
4. Các lưu ý khi lập báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu:
Soạn thảo mẫu báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu cần lưu ý một số vấn đề như sau:
– Về mặt hình thức: cần sử dụng đúng mẫu theo quy định, cũng như mẫu đang có hiệu lực pháp luật. Để qua đó cung cấp đúng nội dung, theo hình thức tuân thủ pháp luật.
– Phải sử dụng đúng căn cứ pháp lý và còn có hiệu lực pháp luật khi soạn thảo báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu. Khi đó mới mang đến tính thuyết phục, độ chính xác trong nghiệp vụ thẩm định.
– Về mặt nội dung: Nội dung của báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu cần có đầy đủ các thông tin về gói thầu cũng như quá trình thẩm định theo mẫu số 05 của thông tư 19/2015; Cần cung cấp chính xác, rành mạch các thông tin lần lượt theo mẫu.
– Tiếp đó cần phải lưu ý về lỗi chính tả khi thực hiện soạn thảo báo cáo.
Căn cứ pháp lý: