Thẻ Bảo hiểm y tế được sử dụng trong các hoạt động khám chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu làm mất thẻ thì có nhận được các chế độ bảo hiểm không? Đây là nội dung các quy định pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho người đóng bảo hiểm.
Mục lục bài viết
1. Mất thẻ bảo hiểm y tế có đi khám được không?
1.1. Quy định về khám chữa bệnh trong thời gian cấp lại thẻ BHYT:
Tại Khoản 3, Điều 15,
“3. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.”
Như vậy:
Trước tiên, pháp luật có quy định đối với trường hợp khám chữa bệnh trong thời gian chờ làm lại, cấp lại thẻ. Người tham gia BHYT phải
Theo quy định trên, người mất thẻ phải nhanh chóng tiến hành thủ tục xin cấp lại thẻ. Khi thực hiện nhu cầu này, họ sẽ được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng giấy hẹn cấp thẻ theo quy định. Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế. Được thực hiện các hoạt động trong nhu cầu khám chữa bệnh. Cũng như thực hiện thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định.
Tuy nhiên người khám chữa bệnh phải xuất trình được giấy hẹn cấp đổi thẻ BHYT theo quy định.
Đây là cách thức tiến hành theo phương thức vật lý. Các ý nghĩa hoạt động vẫn có giá trị pháp lý và được thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên trong thời đại công nghệ, các cơ quan có thẩm quyền cũng cho ra mắt các ứng dụng quản lý thông tin hiệu quả hơn. Giúp người tham gia bảo hiểm vẫn được hưởng chế độ khi mất thẻ giấy.
1.2. Mất, hỏng thẻ BHYT vẫn có thể khám, chữa bệnh:
Theo hướng dẫn tại Công văn 1493/BHXH-CSYT mới đây giúp giải quyết các thủ tục hiệu quả hơn. Theo đó, người tham gia BHYT có thể thực hiện xác nhận chế độ của mình thông qua các ứng dụng, tích hợp thông minh. Trên các thẻ giấy BHYT đều có mã quét QR. Cho nên người dùng có thể chụp lại, lưu lại hình ảnh của thẻ phòng trường hợp dùng đến.
Nội dung của công văn này đã cho phép người dân có thể dùng ảnh thẻ trên BHYT hoặc mã QR trên ứng dụng VssID để khám chữa bệnh từ ngày 01/6/2021. Đây là ứng dụng được cơ quan Bảo hiểm cho ra mắt và quản lý. Từ đó triển khai hiệu quả các công tác truy xuất dữ liệu thẻ BHYT. Điều đó cũng giúp cho người dân có thể tiếp cận quyền lợi của họ tổ hơn bằng nhiều cách thức khác nhau.
Cụ thể, Cơ sở khám, chữa bệnh sử dụng đầu đọc để quét mã QR-Code. Hoặc ghi trực tiếp số thẻ BHYT trên ứng dụng Vss-ID trong trường hợp cơ sở không có đầu đọc.
Để áp dụng chính sách này, công dân phải tạo tài khoản VssID trên điện thoại thông minh. Thực hiện việc điền để xác định thông tin. Từ đó thống nhất truy xuất đối với các thông tin đang được cơ quan có thẩm quyền quản lý. Giúp xác định về chế độ tham gia BHYT của người dân. Sau đó xuất trình cho cơ sở, khám chữa bệnh hình ảnh thẻ BHYT hoặc mã QR trên ứng dụng VSSID. Được thực hiện các chế độ như bình thường trong quy định khám chữa bệnh.
2. Được cấp lại thẻ BHYT khi mất:
Trong trường hợp mất, hỏng thẻ BHYT giấy, các nhu cầu cấp lại được đảm bảo thực hiện. Tùy thuộc nhu cầu, tiện ích của người sử dụng mà người tham gia BHYT không sử dụng điện thoại thông minh thì có thể đến cơ quan BHXH gần nhất để làm thủ tục đổi lại thẻ (không thay đổi thông tin). Để được cấp lại thẻ giấy sử dụng trong nhu cầu cần thiết.
Thực hiện theo Quyết định 811/QĐ-BHXH được Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành ngày 16/8/2021. Quy định về việc sửa đổi, bổ sung Quy trình thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp và quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT…
Cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp lại thẻ:
Theo Quyết định này, BHXH huyện, tỉnh có thẩm quyền cấp lại, đổi thẻ BHYT không thay đổi thông tin theo mẫu BHYT mới cho người tham tham gia BHXH ở huyện, tỉnh khác. Đây là quy định mới mang đến các mở rộng trong tiếp cận hiệu quả nhu cầu của người dân. Trước đây, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chưa từng quy định đến quy định này. Các cơ quan có thẩm quyền đảm bảo thực hiện nhiệm vụ cấp lại thẻ. Công dân cần thực hiện đúng trình tự, thủ tục để đảm bảo nhu cầu của họ.
Đặc biệt là có thể tiến hành cấp lại thẻ ở các địa phương khác. Điều này giúp cho người có nhu cầu thực hiện quyền lợi đảm bảo hơn. Để được nhận các chế độ từ Bảo hiểm tốt nhất.
Như vậy,
Giờ đây, người tham gia BHYT bị mất thẻ, hư hỏng hoàn toàn có thể dễ dàng cấp lại thẻ. Hoặc sử dụng các ứng dụng điện tử để xác định thông tin tham gia bảo hiểm. Họ có thể đến làm thủ tục đổi lại thẻ (không thay đổi thông tin trên thẻ) tại bất cứ BHXH huyện hay tỉnh nào. Cấp lại thẻ giấy, xác định đúng các thông tin tham gia thẻ, giá trị như ban đầu. Người dân chỉ cần thanh toán các chi phí cấp lại thẻ theo quy định.
Đối với trường hợp bị mất thẻ bảo hiểm y tế người tham gia có thể làm đơn xin cấp lại thẻ dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua Cổng dịch vụ công.
3. Thủ tục xin cấp lại thẻ BHYT:
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 30, Quyết định 595 và Khoản 32, Điều 1, Quyết định 505/QĐ-BHXH sửa đổi bổ sung Quyết định 595/QĐ-BHXH. Các hồ sơ, thủ tục được quy định cụ thể. Từ đó giúp người dân có nhu cầu được tiếp cận dễ dàng với việc cấp lại thẻ.
Trong trường hợp làm thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế trực tiếp người lao động thực hiện như sau:
Bước 1: Làm hồ sơ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế:
Người mất thẻ làm hồ sơ xin cấp lại thẻ BHYT. Thành phần hồ sơ để thực hiện cấp lại thẻ BHYT bao gồm:
+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS).
+ Đối với người sử dụng lao động chuẩn bị bảng kê thông tin theo Mẫu D01-TS.
Đều được tiến hành với các mẫu đơn đã được cơ quan có thẩm quyền lập. Điều này giúp người dân dễ dàng sử dụng các dịch vụ. Cũng như thống nhất trong thành phần và nội dung hồ sơ cung cấp đến cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Cần xác định chủ thể có thẩm quyền giải quyết cấp lại bảo hiểm theo quy định pháp luật. Để các nhu cầu được triển khai và được giải quyết hiệu quả.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định bạn thực hiện nộp hồ sơ tại:
– Cơ quan BHXH cấp huyện nếu người tham gia thuộc đối tượng thuộc BHXH cấp huyện quản lý.
– Cơ quan BHXH cấp tỉnh nếu người tham gia thuộc đối tượng thuộc BHXH cấp tỉnh quản lý.
Phải xác định được chủ thể trực tiếp quản lý. Nội dung của thẻ cũng xác định nơi cấp, đơn vị cấp thẻ. Người dân phản ánh đúng nhu cầu sẽ được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, thực hiện cấp lại thẻ theo quy định.
Trường hợp người lao động tham gia BHYT tại các doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện các nhu cầu đại diện cho người lao động. Đơn vị nộp hồ sơ trực tiếp cho doanh nghiệp, đơn vị nơi mình làm việc. Doanh nghiệp, đơn vị đại diện người lao động làm việc với cơ quan BHXH để được cấp lại thẻ BHYT. Thông qua doanh nghiệp, người lao động được giải quyết các nhu cầu của họ.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ:
Sau khi nộp hồ sơ xin cấp lại thẻ BHYT, cơ quan BHXH sẽ kiểm tra thông tin và tính hợp lệ của hồ sơ. Hoạt động này được thực hiện để xác minh về thông tin tham gia BHYT của người có yêu cầu. Nếu đúng BHYT vẫn đang còn giá trị sử dụng sẽ thực hiện cấp lại theo quy định. Trong trường hợp hồ sơ đủ điều kiện sẽ tiến hành cấp lại thẻ BHYT cho người tham gia.
Thời gian cụ thể cấp lại thẻ BHYT như sau:
– Trường hợp người tham gia không thay đổi thông tin thẻ BHYT. Tức là đảm bảo tính chính xác của thông tin đang phản ánh trên thẻ. Từ đó cũng thống nhất với các giấy tờ, thông tin khác của họ. Hồ sơ sẽ được giải quyết ngay và sẽ được cấp lại trong ngày.
– Trường hợp thay đổi thông tin, cần thể hiện thông tin cần sửa đổi. Để đảm bảo các thông tin liên quan trong giất tờ tùy thân, thực hiện các chế độ đúng quy định. Khi đó, thẻ BHYT sẽ được cấp lại không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Công dân có thể thực hiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của cơ quan có thẩm quyền. Hoặc tiến hành nộp qua cổng thông tin dịch vụ công theo cách thức tiếp nhận hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế.
– Quyết định 505/QĐ-BHXH.
– Quyết định 595/QĐ-BHXH.
– Công văn 1493/BHXH-CSYT V/v Sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VSS-ID để KCB BHYT.