Đối với một đơn vị đoàn cơ sở thì chủ tịch công đoàn cơ sở là người đóng vai trò rất quan trọng trong công tác đoàn và là người trực tiếp xây dựng kế hoạch với các hoạt động của công đoàn cơ sở. Hãy theo dõi ngay dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.
Mục lục bài viết
1. Chủ tịch công đoàn cơ sở là gì?
Đối với công đoàn cơ sở thì vai trò của chủ tịch công đoàn cơ sở rất quan trọng, chủ tịch công đoàn cơ sở, do Ban chấp hành công đoàn cơ sở bầu ra, hoặc do đại hội công đoàn cơ sở trực tiếp bầu, khi có trên 50% đại biểu đại hội đề nghị bầu trực tiếp và được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp. Chủ tịch công đoàn cơ sở là người đứng đầu Ban chấp hành, Ban thường vụ công đoàn cơ sở, người trực tiếp chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành công đoàn về tổ chức hoạt động của công đoàn cơ sở.
2. Tiêu chuẩn của chủ tịch công đoàn cơ sở:
– Có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhiệt tình công tác công đoàn.
Yêu cầu tiêu chuẩn này đòi hỏi người cán bộ công đoàn cơ sở phải là người có tài năng và ý chí, tức là những người có trí tuệ, có kiến thức rộng, am hiểu và nắm vững tình hình kinh tế – chính trị – xã hội, nắm vững pháp luật, trước tiên là pháp luật có liên quan đến quyền lợi nghĩa vụ của CNVC-LĐ và công đoàn, cán bộ công đoàn phải có trách nhiệm với công việc. Như vậy đòi hỏi giữa phẩm chất, trí tuệ và năng lực công tác của cán bộ công đoàn hòa quyện vào nhau, tạo thành bản lĩnh chính trị của cán bộ công đoàn.
– Có năng lực chuyên môn.
Yêu cầu tiêu chuẩn này đòi hỏi người cán bộ công đoàn phải hiểu biết về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của sản xuất, công tác ở đơn vị, có kiến thức về kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật và công đoàn, đặc biệt là có khả năng tự học, để không ngừng nâng cao trình độ.
– Yêu cầu về phẩm chất đạo đức và lối sống.
Có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, năng động, sáng tạo, tinh thần cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Cụ thể hơn nữa cán bộ công đoàn cơ sở phải là người ham học hỏi, nhạy cảm, có tính điềm đạm, có tác phong sâu sát, gần gũi quần chúng, có khả năng giao tiếp và quan hệ rộng rãi, có trách nhiệm với công việc, quan tâm đến đồng nghiệp và tập thể.
– Yêu cầu về kỹ năng và nghiệp vụ công tác công đoàn.
Như chúng ta đã biết thì không chỉ đối với công đoàn mà tất cả các ngành khác đều cần tới kĩ năng và nghiệp vụ, đây là yêu cầu quan trọng đối với cán bộ công đoàn cơ sở trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cán bộ công đoàn cơ sở phải có khả năng và phương pháp tuyên truyền, vận động, thuyết phục để tập hợp đoàn viên và người lao động, đặc biệt cán bộ công đoàn phải có kỹ năng thương lượng, đàm phán với người sử dụng lao động để đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và tập thể người lao động.
Các tiêu chuẩn trên đối với cán bộ công đoàn cơ sở có quan hệ hữu cơ, hỗ trợ và bổ sung cho nhau là tiền đề điều kiện của nhau, nếu thiếu một trong các yêu cầu tiêu chuẩn trên, thì cán bộ công đoàn sẽ gặp khó khăn trong công tác của mình. Thực tế trong phong trào công nhân, hoạt động công đoàn nước ta hiện nay cho thấy còn không ít cán bộ công đoàn chưa hội tụ đủ các yêu cầu về tiêu chuẩn trên nên còn nhiều lúng túng trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của một số cán bộ công đoàn chưa cao.
Như vậy nên chúng ta cần phải xác định rỏ tiêu chuẩn cán bộ công đoàn là vấn đề quan trọng và từ đó cũng có thể xem đây là điểm xuất phát để cán bộ công đoàn đủ sức thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của công đoàn. Đồng thời đây là cơ sở để quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công đoàn.
3. Trách nhiệm của chủ tịch công đoàn cơ sở:
– Xây dựng chương trình công tác của công đoàn cơ sở theo tháng, quý, năm. Chuẩn bi nội dung các cuộc họp Ban Chấp hành; Ban Thường vụ công đoàn cơ sở để thảo luận thông qua chương trình, kế hoạch tổ chức hoạt động của công đoàn cơ sở.
– Tổ chức, chỉ đạo hoạt động của công đoàn cơ sở, nhằm thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ công đoàn cơ sở đề ra.
– Chủ động xây dựng quan hệ hợp tác và phối hợp hoạt động với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động.
– Xây dựng quan hệ phối hợp hoạt động giữa Ban Chấp hành công đoàn và Thủ trưởng cơ quan; Chủ tịch HĐQT hoặc Giám đốc doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của các bên, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
– Phối hợp với cấp ủy Đảng, chuyên môn và các tổ chức quần chúng ở cơ sở, tổ chức thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở theo tinh thần NĐ 71/CP/1998; NĐ/07/CP/1999, NĐ/79/2003 của Chính phủ và Thông tư số 12/2004 của Bộ Nội vụ về thực hiện quy chế dân chủ.
– Chủ tịch công đoàn cơ sở có trách nhiệm nghiên cứu, nắm vững đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của công đoàn cấp trên và nhiệm vụ công tác, sản xuất, kinh doanh ở cơ quan, đơn vị.
– Chủ tịch công đoàn cơ sở có niệm vụ tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với công nhân, viên chức, lao động để họ hiểu và thi hành.
– Vận động, tổ chức công nhân lao động thực hiện đường lối, chủ chương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của công đoàn cấp mình và cấp trên và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của cơ quan, đơn vị.
– Giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách, pháp luật ở cơ quan, đơn vị, đặc biệt là giám sát thực hiện chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ người lao động. Đồng thời tập hợp những vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến quyền lợi nghĩa vụ của công nhân, viên chức, lao động và tổ chức Công đoàn để phản ánh kịp thời với cấp ủy Đảng, cơ quan chính quyền đồng cấp và công đoàn cấp trên để nghiên cứu, điều chính, sửa đổi cho phù hợp, nhằm đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng, quyền, lợi ích hợp pháp của công nhân, viên chức, lao động.
4. Quyền lợi của chủ tịch công đoàn cơ sở:
– Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, nghị quyết đại hội thành viên và điều lệ hợp tác xã; tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ.
– Đại diện người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể; hướng dẫn người lao động (không phải là thành viên) giao kết
– Tập hợp, giải quyết tâm tư, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tham gia với hội đồng quản trị, lãnh đạo đơn vị để có biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe người lao động, nâng cao thu nhập, đời sống, phúc lợi của thành viên và người lao động; tham gia giải quyết tranh chấp lao động; thực hiện các quyền của công đoàn cơ sở về tổ chức và lãnh đạo đình công; quản lý mạng lưới an toàn vệ sinh viên và giám sát công tác an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động trong hợp tác xã; vận động thành viên và người lao động tham gia các hoạt động, văn hóa, thể thao, hoạt động xã hội, giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp, khi khó khăn, hoạn nạn.
– Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.
– Quản lý và sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn theo quy định của pháp luật.