Trong đa số các môi trường, việc thi đua có ý nghĩa rất quan trọng. Thi đua được hiểu là những hoạt động có tổ chức cùng với sự tham gia tự nguyện của các chủ thể là những cá nhân. Chính bởi vì vậy, bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu danh hiệu thi đua là gì?
Mục lục bài viết
1. Danh hiệu thi đua là gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật thi đua khen thưởng năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013) đã đưa ra khái niệm về danh hiệu thi đua với nội dung cụ thể như sau:
Theo quy định tại Điều 7 Luật thi đua khen thưởng năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013), có các loại danh hiệu thi đua cụ thể như sau:
– Danh hiệu thi đua đối với cá nhân.
– Danh hiệu thi đua đối với tập thể.
– Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình.
Cũng theo quy định của Luật thi đua khen thưởng năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013), hiện nay có 04 căn cứ để chủ thể có thẩm quyền dựa vào để xét danh hiệu thi đua đó là: Phong trào thi đua; Đăng ký tham gia thi đua; Thành tích thi đua; Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua.
Danh hiệu thi đua có ý nghĩa và những vai trò quan trọng đối với các cá nhân, tập thể và hộ gia đình. Danh hiệu thi đua góp phần làm cho các chủ thể thực hiện các phong trào thi đua cũng như đăng ký tham gia thi đua tại các địa phương.
2. Các danh hiệu thi đua của giáo viên:
Danh hiệu thi đua của giáo viên gồm các danh hiệu cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Danh hiệu thi đua giáo viên Lao động tiên tiến:
Theo quy định tại Luật thi đua, khen thưởng năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013) danh hiệu Lao động tiên tiến được trao cho các giáo viên khi đáp ứng các tiêu chí sau:
+ Danh hiệu Lao động tiên tiến được trao cho các giáo viên khi các giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao.
+ Danh hiệu Lao động tiên tiến được trao cho các giáo viên khi các giáo viên chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần tự lực, tự cường; đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua.
+ Danh hiệu Lao động tiên tiến được trao cho các giáo viên khi các giáo viên tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Danh hiệu Lao động tiên tiến được trao cho các giáo viên khi các giáo viên có đạo đức, lối sống lành mạnh.
Một số trường hợp mà chúng ta cần chú ý khác: Các chủ thể là những cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn trong thời gian dưới 01 năm, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian học tập của những cá nhân đó sẽ được tính vào thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị để được bình xét danh hiệu lao động tiên tiến.
Đối với trường hợp các chủ thể là những cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ một năm trở lên, những cá nhân đó đều chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, có kết quả học tập từ loại khá trở lên thì được tính để được xét tặng danh hiệu lao động tiên tiến.
Đối với thời gian nghỉ thai sản theo, quy định được tính để nhằm mục đích có thể bình xét tặng danh hiệu lao động tiên tiến.
Đối với các chủ thể là những cá nhân chuyển công tác, cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm bình xét, tặng danh hiệu lao động tiên tiến cho các cá nhân đó (trường hợp các cá nhân có thời gian công tác ở cơ quan cũ từ 06 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét của cơ quan cũ).
Trong trường hợp các chủ thể là những cá nhân được điều động, biệt phái đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong một thời gian nhất định thì việc bình xét tặng danh hiệu lao động tiên tiến sẽ do cơ quan, tổ chức, đơn vị điều động, biệt phái xem xét quyết định và được cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận cá nhân được điều động, biệt phái xác nhận.
Pháp luật cũng quy định không xét tặng danh hiệu lao động tiên tiến đối với các chủ thể là những cá nhân mới tuyển dụng dưới 10 tháng hay bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
– Thứ hai: Danh hiệu thi đua giáo viên Chiến sĩ thi đua cơ sở:
Căn cứ theo quy định tại Luật thi đua, khen thưởng năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013) thì danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở được trao cho các giáo viên khi đáp ứng các tiêu chí sau:
+ Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở được trao cho các giáo viên khi các giáo viên đạt các tiêu chuẩn của danh hiệu lao động tiên tiến.
+ Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở được trao cho các giáo viên khi các giáo viên có sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận hoặc các giáo viên đó có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng hoặc các giáo viên mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được đơn vị công nhận.
Tỷ lệ các chủ thể là những cá nhân được công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở theo quy định sẽ do bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương căn cứ vào tình hình thực tiễn để đưa ra quy định cho phù hợp, nhưng danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở cũng sẽ không quá 15% tổng số cá nhân đạt danh hiệu lao động tiên tiến.
Tại Thông tư 21/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo để các chủ thể có thể đạt được danh hiệu lao động tiên tiến hay chiến sĩ thi đua cơ sở thì các chủ thể là những cá nhân được đề nghị xét khen thưởng phải có số phiếu đồng ý đạt tỷ lệ từ 70% trở lên trên tổng số thành viên của hội đồng thi đua khen thưởng cấp cơ sở và Hội đồng Thi đua – khen thưởng ngành Giáo dục.
– Thứ ba: Danh hiệu thi đua giáo viên Chiến sĩ thi đua cấp Bộ:
Theo quy định tại Luật thi đua, khen thưởng năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013) danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ được trao cho các giáo viên khi đáp ứng các tiêu chí sau:
+ Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ được trao cho các giáo viên khi danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có ba lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.
+ Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ được trao cho các giáo viên khi các sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương của các giáo viên do người đứng đầu bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương xem xét, công nhận. Sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu do Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, công nhận.
– Thứ tư: Danh hiệu thi đua giáo viên Chiến sĩ thi đua toàn quốc:
Theo quy định Luật thi đua, khen thưởng năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013) danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc được trao cho các giáo viên khi đáp ứng tiêu chí sau:
Danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc theo quy định của pháp luật sẽ được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc nhất được lựa chọn trong số những cá nhân có hai lần liên tục khi các cá nhân đó đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.
Như vậy, ta nhận thấy, danh hiệu thi đua của giáo viên gồm danh hiệu thi đua giáo viên Lao động tiên tiến; danh hiệu thi đua giáo viên Chiến sĩ thi đua cơ sở; danh hiệu thi đua giáo viên Chiến sĩ thi đua cấp Bộ; danh hiệu thi đua giáo viên Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Mỗi danh hiệu đều có những ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với mỗi người giáo viên.
3. Hình thức tổ chức thi đua:
Các hình thức tổ chức thi đưa bao gồm thi đua thường xuyên và thi đua theo đợt. Cụ thể như sau:
– Thi đua thường xuyên:
Thi đua thường xuyên được hiểu cơ bản là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của các chủ thể là những cá nhân, tập thể để từ đó tổ chức phát động, nhằm mục đích để thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đối tượng thi đua thường xuyên đó là các chủ thể là những cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong cùng một cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có những chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc có tính chất tương đồng với nhau.
– Thi đua theo đợt:
Thi đua theo theo đợt (chuyên đề) được hiểu cơ bản là hình thức thi đua nhằm mục đích để thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm hoặc một lĩnh vực cần tập trung được xác định trong khoảng thời gian nhất định để các chủ thể có thể phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trên thực tế sẽ chỉ phát động thi đua theo đợt khi các chủ thể đã xác định được rõ thời gian mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung và giải pháp cụ thể.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật thi đua khen thưởng năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013).
– Thông tư 21/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.