Mỗi cơ sở đào tạo hay các cơ quan, tổ chức đều sẽ được tổ chức và phân công nhiệm vụ đối với từng cá nhân, bộ phận. Trong đó, đối với từng khoa sẽ có người đứng đầu gọi là trưởng khoa hay chủ nhiệm khoa. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cũng nhau tìm hiểu chủ nhiệm khoa là gì?
Mục lục bài viết
1. Chủ nhiệm khoa là gì?
Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản, chủ nhiệm khoa hay trưởng khoa là người đứng đầu 1 khoa trong tổ chức. Cụ thể như, trong trường Đại học, sẽ có nhiều khoa khác nhau mà chúng ta có thể kể đến như Khoa Kế toán – Kiểm toán, Khoa Quản trị kinh doanh, Khoa Tài chính – Ngân hàng, Khoa luật và nhiều các khoá khác. Mỗi khoa đều sẽ có 1 người đứng đầu khoa để có thể đại diện, triển khai hoạt động cũng như chịu trách nhiệm chính đối với các công tác, thành tích và các vấn đề liên quan đến khoa.
Chủ nhiệm khoa hay trưởng khoa trên thực tế không chỉ trong trường Đại học mà khái niệm này cũng còn được áp dụng đối với những tổ chức khác, cụ thể như là tại các bệnh viện, viện nghiên cứu,… Căn cứ theo đặc thù của tổ chức mà các khoa cũng sẽ được phân chia khác nhau. Chức danh của trưởng khoa cùng những yêu cầu tương ứng thì cũng có sự khác biệt nhất định.
2. Chủ nhiệm khoa trong tiếng Anh là gì?
Chủ nhiệm khoa trong tiếng Anh là: Dean of the Faculty.
3. Vai trò và những công việc của chủ nhiệm khoa:
Vai trò của chủ nhiệm khoa:
Ta hiểu chủ nhiệm khoa chính là trưởng của 1 tập thể, chủ nhiệm khoa đóng vai trò hết sức quan trọng. Trước hết, chủ nhiệm khoa được biết đến là người lãnh đạo của một nhóm thành viên hoặc một khoa trong một cơ sở. Trong bệnh viện, chủ nhiệm khoa hoạt động dựa trên chỉ đạo của Giám đốc, Phó giám đốc bệnh viện.
Cũng chính bởi vì thế, mà chúng ta cũng có thể nói, chủ nhiệm khoa cũng chính là cầu nối của lãnh đạo cấp trên và nhân viên. Sau khi chủ nhiệm khoa nhận những yêu cầu, nhiệm vụ từ trên, chủ nhiệm khoa sẽ triển khai lại với tập thể mà mình quản lý. Từ đó, bộ máy tổ chức cũng sẽ được vận hành 1 cách chính xác, thuận lợi và hạn chế những sai sót xảy ra.
Chủ nhiệm khoa cũng chính là người đưa ra những định hướng để nhằm mục đích có thể thông qua đó xây dựng, phát triển khoa theo mong muốn của tập thể và lãnh đạo. Trong trường hợp nêu như nhận thấy có vấn đề rắc rối xảy ra, chủ nhiệm khoa cũng là người đứng đầu cùng mọi người giải quyết, vượt qua.
Những công việc của chủ nhiệm khoa:
Thông thường, các chủ thể là những chủ nhiệm khoa cũng phải đảm nhận công việc như mọi người. Cụ thể như nếu là chủ nhiệm khoa trường đại học, sẽ lên lớp, giảng dạy như thường. Ngoài ra, chủ nhiệm khoa còn là người chủ trì các cuộc họp tổng kết, đề ra phương hướng phát triển cho khoa.
Nếu như có vấn đề phát sinh, chủ nhiệm khoa cùng thành viên trong khoa sẽ họp bàn để nhằm mục đích thực hiện giải quyết.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ nhiệm khoa:
Chủ nhiệm khoa có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
– Chủ nhiệm khoa có nhiệm vụ, quyền hạn tham gia xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo phù hợp với chương trình khung của Bộ Giáo dục & Đào tạo, phát triển của ngành học theo hướng chuyên ngành chuyên sâu.
– Chủ nhiệm khoa có nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức và quản lý quá trình giảng dạy các môn học thuộc Khoa phụ trách theo kế hoạch giảng dạy của Học viện.
– Chủ nhiệm khoa có nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu học tập, tham khảo, liên quan đến ngành và chuyên ngành đào tạo sau khi được Hội đồng Khoa học & Đào tạo của Học viện phê duyệt (Khoa Lý luận chính trị được miễn thực hiện nhiệm vụ này). Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập.
– Chủ nhiệm khoa có nhiệm vụ, quyền hạn xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ cho giảng viên, sinh viên thuộc khoa; chủ nhiệm khoa sẽ pphối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo lý thuyết với thực tế; đào tạo với nghiên cứu khoa học; tổ chức sinh hoạt ngoại khoá thuộc lĩnh vực chuyên môn của đơn vị.
– Chủ nhiệm khoa có nhiệm vụ, quyền hạn quản lý giảng viên thuộc khoa theo phân cấp của Giám đốc; Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ giảng viên nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của Khoa và chính sách phát triển nguồn nhân lực của toàn Học viện.
– Chủ nhiệm khoa có nhiệm vụ, quyền hạn xây dựng đội ngũ mạng lưới giảng viên thỉnh giảng trong và ngoài nước. Chủ nhiệm khoa sẽ giới thiệu và tham gia đào tạo giảng viên đầu ngành.
– Chủ nhiệm khoa có nhiệm vụ, quyền hạn phối hợp với Khoa Sau đại học triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo nghiên cứu sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Chủ nhiệm khoa có nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện quy trình đảm bảo chất lượng đào tạo theo hướng dẫn của Học viện. Xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo và học phần; xây dựng đề thi, kiểm tra cho các môn học do đơn vị phụ trách; tổ chức kiểm tra, đánh giá và báo cáo Giám đốc kết quả thực hiện.
– Khoa được tổ chức Hội đồng khoa để tư vấn cho Chủ nhiệm khoa thực hiện các nhiệm vụ của Khoa do Giám đốc Học viện giao, giúp Chủ nhiệm khoa ra quyết định hoặc trình Giám đốc Học viện ra quyết định theo quy định của cơ quan nơi họ công tác.
– Chủ nhiệm khoa có nhiệm vụ, quyền hạn quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, tài sản được giao theo quy định của pháp luật hiện hành và của cơ quan.
– Chủ nhiệm khoa có nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.
Từ những phân tích được nêu cụ thể bên trên, ta nhận thấy, chủ nhiệm khoa có rất nhiều những nhiệm vụ cũng như các quyền hạn quan trọng. Chủ nhiệm khoa có ý nghĩa và vai trò to lớn đối với các cơ quan, tổ chức. Chủ nhiệm khoa là người đại diện cho một Khoa trong tổ chức và vì vậy mà chủ nhiệm khoa sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ lãnh đạo và lên phương hướng, đường lối để quản lý phát triển của khoa.
5. Quy định về nhiệm vụ quyền hạn chung của chủ nhiệm khoa trong bệnh viện:
Nhiệm vụ quyền hạn chung của chủ nhiệm khoa trong bệnh viện bao gồm:
– Nhiệm vụ của chủ nhiệm khoa trong bệnh viện bao gồm các nhiệm vụ sau:
+ Chủ nhiệm khoa trong bệnh viện có nhiệm vụ căn cứ kế hoạch của bệnh viện, xây dựng kế hoạch hoạt động của khoa để trình giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện.
+ Chủ nhiệm khoa trong bệnh viện có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo các thành viên trong khoa thực hiện tốt nhiệm vụ của khoa và Quy chế bệnh viện.
+ Chủ nhiệm khoa trong bệnh viện có nhiệm vụ tham gia giảng dạy, hướng dẫn học viên đến thực tập tại khoa và các lớp học do giám đốc phân công.
+ Chủ nhiệm khoa trong bệnh viện có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra đôn đốc các thành viên trong khoa thực hiện tốt quy định về y đức.
+ Chủ nhiệm khoa trong bệnh viện có nhiệm vụ làm nghiên cứu khoa học; sơ kết ,tổng kết, rút kinh nghiệm công tác chuyên môn và công tác quản lý.
+ Chủ nhiệm khoa trong bệnh viện có nhiệm vụ hướng về cộng đồng tổ chức chỉ đạo mọi thành viên trong khoa của mình đều phải tham gia công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu và chỉ đạo tuyến dưới.
+ Chủ nhiệm khoa trong bệnh viện có nhiệm vụ kiểm tra sát sao việc thực hiện Quy chế bệnh viện, Quy định kĩ thuật bệnh viện; Quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế, các trang bị thông dụng và việc thực hiện vệ sinh và bảo hộ lao động.
+ Chủ nhiệm khoa trong bệnh viện có nhiệm vụ định kì sơ kết, tổng kết công tác báo cáo giám đốc; những diễn biến bất thường, đột xuất phải báo cáo ngay.
– Quyền hạn của chủ nhiệm khoa trong bệnh viện bao gồm:
+ Chủ nhiệm khoa trong bệnh viện có quyền chủ trì giao ban khoa hàng ngày và dự giao ban bệnh viện.
+ Chủ nhiệm khoa trong bệnh viện có quyền chủ trì các buổi hội chẩn, các buổi kiểm thảo tử vong ở khoa hoặc liên khoa.
+ Chủ nhiệm khoa trong bệnh viện có quyền bố trí nhân lực trong khoa cho phù hợp với công việc.
+ Chủ nhiệm khoa trong bệnh viện có quyền chỉ định các phương pháp chẩn đoán, điều trị, sử dụng thuốc, chăm sóc người bệnh toàn diện, xử lý các trường hợp bất thường cho các người bệnh trong khoa.
+ Chủ nhiệm khoa trong bệnh viện có quyền kí các giấy tờ cho người bệnh vào viện, chuyển khoa, ra viện, chứng nhận tình trạng sức khoẻ (chưa đến mức phải giám định) cho người bệnh, duyệt người bệnh ra viện.
+ Chủ nhiệm khoa trong bệnh viện có quyền đưa ra nhận xét các thành viên trong khoa, kể cả học viên thực tập về tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ, khả năng chuyên môn, báo cáo giám đốc bệnh viện xét đề bạt, đào tạo, nâng lương, khen thưởng, kỉ luật.