Tòa án nhân dân cấp cao là gì? Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân cấp cao? Giới thiệu Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh? Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh? Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh?
Cơ quan Toà án có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với đời sống con người và hệ thống pháp luật quốc gia.
Căn cứ pháp lý:
Luật Tổ chức tòa án năm 2014.
Mục lục bài viết
1. Tòa án nhân dân cấp cao là gì?
Tòa án nhân dân cấp cao mới được ra đời theo quy định cụ thể tại Luật Tổ chức tòa án năm 2014. Tại Điều 3 Luật Tổ chức tòa án năm 2014 quy định về Tổ chức Tòa án nhân dân bao gồm các cấp sau đây:
– Tòa án nhân dân tối cao.
– Tòa án nhân dân cấp cao.
– Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
Căn cứ vào quy định được nêu cụ thể bên trên, ta nhận thấy, Tòa án nhân dân cấp cao là cấp thứ ba trong hệ thống bao gồm bốn cấp của hệ thống Tòa án nhân dân tại Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, tại Việt Nam có Tòa án nhân dân cấp cao được đặt tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân cấp cao:
Theo quy định cụ thể tại Điều 29 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 đã đưa ra những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao bao gồm:
– Thứ nhất Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vù, quyền hạn là phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
– Thứ hai Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vù, quyền hạn là giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
Ta nhận thấy, theo Luật Tổ chức Tòa án năm 2002 thì nhiệm vụ phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng được quy định là thuộc về nhiệm vụ của Tòa án nhân dân Tối cao.
Tuy nhiên, căn cứ trên số lượng án kháng cáo, kháng nghị, giám độc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định trên toàn quốc rất lớn, bên cạnh đó là các nhiệm vụ khác của Tòa án tối cao cụ thể như quản lý hệ thống Tòa án, hướng dẫn áp dụng pháp luật, xây dựng luật và nhiều công việc khác đã dẫn đến công việc của Tòa án nhân dân tối cao có quá nhiều, số án tồn đọng cao, gây ra nhiều ảnh hưởng to lớn. Cùng với đó là mục tiêu xây dựng, mở rộng hệ thống Tòa án cũng đã được đặt ra tại
Tòa án nhân dân cấp cao được thành lập đã góp phần quan trọng giúp khắc phục được một số hạn chế về thẩm quyền xét xử của hệ thống Tòa án. Từ khi Tòa án nhân dân cấp cao được thành lập đến nay, tòa án nhân dân cấp cao cũng đã thực hiện tốt được vai trò, chức năng của mình. Từ đó Tòa án nhân dân cấp cao đã góp phần nâng cao hiệu quả công việc cả về chất lượng và số lượng công việc của hệ thống Tòa án nhân dân ở trên địa bàn nước ta.
3. Giới thiệu Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh:
Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh được biết đến là một trong các tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam. Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh này theo quy định của pháp luật hiện hành có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 23 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phía Nam của Việt Nam từ Ninh Thuận trở vào bao gồm các tỉnh, thành phố sau đây: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Đắk Nông, Lâm Đồng, Hậu Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang và Kiên Giang.
Tòa nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh thành lập dựa trên cơ sở Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức hoạt động từ ngày 1 tháng 6 năm 2015.
Trụ sở hiện nay của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh là ở địa chỉ số 124 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa điểm xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đó là ở số 131, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Bến Nghé, quận 1, Tp Hồ Chí Minh (thuộc Tòa án nhân dân TPHCM).
Vào ngày 25 tháng 4 năm 2018, trụ sở mới của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được khánh thành. Địa chỉ của trụ sở mới của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh là tại đường số 57, phường Cát Lái, quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình có 6 tầng nổi và một tầng hầm.
4. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Dựa theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, cơ cấu, tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bao gồm: Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao; các Tòa chuyên trách và Bộ máy giúp việc.
Các tòa chuyên trách thuộc Toà án nhân dân cấp cao thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của pháp luật hiện hành bao gồm các tòa chuyên trách sau đây: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Bên cạnh đó thì hiện nay lãnh đạo tại Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ gồm có 01 Chánh án là ông Trần Văn Châu, sinh năm 1964, quê quán tại xã Thành An, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre.
5. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh:
Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh này như đã nói cụ thể ở trên, căn cứ theo quy định của pháp luật sẽ có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 23 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phía Nam của Việt Nam từ Ninh Thuận trở vào. Bao gồm các tỉnh, thành phố cụ thể được nêu sau đây: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Đắk Nông, Lâm Đồng, Hậu Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang và Kiên Giang.
Tòa án nhân dân cấp cao thành phố Hồ Chí Minh có những nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
– Tòa án nhân dân cấp cao thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm:
Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm những vụ việc cụ thể như sau:
+ Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm những bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.
+ Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm những quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.
– Tòa án nhân dân cấp cao thành phố Hồ Chí Minh thực hiện giám đốc thẩm, tái thẩm bản án/quyết định:
Theo quy định hiện hành, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
Chúng ta biết rằng, toà án nhân dân cấp cao chính là một trong số các cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Toà án nhân dân nói chung và toà án nhân dân cấp cao nói riêng có vai trò quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó thì Toà án nhân dân nói chung và toà án nhân dân cấp cao nói riêng cũng chính là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm.