EFTA là Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu. Trong đó có sự tham gia của một số nước trong khu vực mang đến tự do thương mại. Các quyền lợi dành cho quốc gia thành viên đảm bảo cho thị trường chung được tiếp cận. EFTA thành lập trong mục tiêu tiếp cận cơ chế tài chính hiệu quả.
Mục lục bài viết
1. EFTA là gì?
EFTA là tên viết tắt của Hiệp hội thương mại tự do Châu Âu. Tên của hiệp hội cũng xác định mục đích hướng đến trong tự do hóa thương mại. Hiệp hội này hướng đến mục tiêu tiếp cận với các quốc gia Châu Âu để hình thành và phát triển thị trường chung châu lục.
Đây là một tổ chức thương mại khu vực và khu vực thương mại tự do. Tại thời điểm thành lập bao gồm bốn quốc gia ở châu Âu là: Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ. Các cơ chế, chính sách được thực hiện giúp các quốc gia tiếp cận, tham gia hiệu quả vào thị trường chung.
Tổ chức này có hoạt động song song với Liên minh Châu Âu. Đảm bảo trong ý nghĩa hoạt động của tổ chức, hướng đến tác động lên toàn khu vực. Để từ đó phát triển và thúc đẩy kinh tế đối với thị trường chung Châu Âu. Cả 4 quốc gia thành viên đều tham gia vào thị trường đơn Châu Âu và là một phần của khu vực Schengen. Tuy nhiên 4 quốc gia này lại không tham gia vào Liên minh Hải quan Liên minh Châu Âu.
Trong lịch sử EFTA là một trong hai khối thương mại thống trị khu vực Tây Âu. Mang đến các ý nghĩa cũng như tác động to lớn đến thị trường chung được xây dựng cho các nước Châu Âu. Nhưng bây giờ thì quy mô nhỏ hơn nhiều và liên kết chặt chẽ với đối thủ của nó là Liên minh Châu Âu.
Diễn biến các thành viên của tổ chức:
EFTA được thành lập vào 3/5/1960. Mục đích là để phục vụ như một khối thương mại thay thế cho những quốc gia Châu Âu không thể hoặc không muốn tham gia Cộng đồng kinh tế Châu Âu, sau đó trở thành Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên dần dần, các thành viên của hiệp hội không còn nhiều. Mục đích cuối cùng của các nước là tham gia vào Liên minh Châu Âu. Do đó mà đến năm 1995 thì EFTA chỉ còn hai thành viên sáng lập là Na Uy và Thụy Sĩ.
EFTA là một khu vực thương mại tự do đầy đủ nhất, mang đến các tiềm năng và lợi thế tham gia thị trường. Và phù hợp với Điều XXIV của Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại. Thị trường chung và tự do hóa thương mại được định hướng để tiếp cận và phát triển. Công ước Stockholm bao trùm thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp chế biến, cá và các mặt hàng hải sản khác.
Nguyên nhân, mục tiêu thành lập:
Mặc dù nguyên nhân trực tiếp tạo ra EFTA có thể tạo ra mối đe dọa của sự phân biệt kinh tế từ lúc EEC thành lập. Khi việc tác động vào nền kinh tế không được đồng đều giữa các quốc gia Châu Âu. Nhưng EFTA vẫn được xem là một cách thức lựa chọn của sự hợp tác và hội nhập Châu Âu. Mang đến ý tưởng cũng như mục đích to lớn trong phát triển kinh tế Châu Âu. Thị trường chung được mở ra và các lợi ích được trao cho thành viên của hiệp hội.
Mục tiêu quan trọng nhất để sáng lập ra EFTA đó chính là tạo thuận lợi cho việc sớm thành lập một hiệp hội đa phương. Mang đến hiệu quả hợp tác, hỗ trợ và tìm kiếm lợi ích cho các quốc gia. Đồng thời để dỡ bỏ các rào cản thương mại, hướng đến tự do hóa. Thuế quan không gây trở ngại đối với hoạt động xuất, nhập khẩu giữa các quốc gia thành viên. Và khuyến khích hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn nữa giữa các thành viên của Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Âu.
2. EFTA là hiệp hội gì?
EFTA là Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu.
EFTA là viết tắt của cụm từ: European Free Trade Association.
3. Mục đích hoạt động của EFTA:
Mục tiêu dài hạn trong hoạt động của tổ chức:
– EFTA hướng đến sự phát triển phúc lợi và tiến bộ về mặt kinh tế của các quốc gia thành viên. Mang đến các tiếp cận lợi ích, quyền và các nhu cầu trong kinh tế, xã hội. Nâng cao chất lượng chung khu vực trên các phương diện hợp tác cùng thúc đẩy lợi ích chung. Các quốc gia tham gia vì có thể mang đến các lợi ích khai thác, tiếp cận tiềm lực về kinh tế cho tổ chức. Tự do hóa hoạt động thương mại là nhu cầu, mục đích theo đuổi trong hoạt động kinh tế của các nước thành viên. Đồng thời mang đến sức mạnh của tổ chức, tiềm lực trên thị trường quốc tế.
– Góp phần phát triển hài hòa và mở rộng thương mại thế giới. Phát triển khi vực và đóng góp vào phát triển cung cho thị trường thế giới. Tìm kiếm và khai thác lợi thế, cũng như có nhiều thuận lợi để tác động nên kinh tế thế giới.
– Đồng thời dỡ bỏ từng bước các rào cản thương mại đối với các quốc gia hợp tác. Bên cạnh đó là tìm kiếm môi trường tốt hơn, rộng lớn trong thực hiện biện pháp điều chỉnh về thuế quan. Các thành viên được trao lợi ích, tiếp cận quyền tốt nhất trong tổ chức. Khi đó, có thể thuận lợi tham gia vào thị trường chung khu vực, tìm kiếm các nhu cầu tốt hơn.
Mục tiêu cụ thể:
Hướng đến việc loại bỏ thuế quan, nhằm mở rộng và tiếp cận hiệu quả với các thị trường. Thực hiện các hạn chế về số lượng đối với các sản phẩm công nghiệp. Để hướng đến đảm bảo ổn định và mở ra thị trường chung cho các nhu cầu được tiếp cận hiệu quả. Và mục đích này đã thực hiện được thành công.
Nền tảng thực hiện dựa trên các quy tắc xuất xứ nêu trong nội dung của Công ước Stockholm. Xác định lợi ích được tiếp cận cho các quốc gia thành viên. Đây là điểm cốt yếu cho sự vận hành của một khu vực mậu dịch tự do.
Các quy tắc này được thiết kế nhằm đảm bảo việc cạnh tranh công bằng trong thương mại. Khi các quyền lợi và nghĩa vụ được xác định ban đầu, và áp dụng vào thực tiễn. Dựa trên việc phòng ngừa những trở ngại đặt ra để bù đắp lại những lợi ích đã dự kiến từ việc dỡ bỏ hay thiếu hụt thuế và các hạn chế về số lượng. Có lộ trình và ý nghĩa đối với giảm hay xóa bỏ thuế quan. Để hướng đến cân bằng nhu cầu cũng như khai thác tiềm năng xuất nhập khẩu.
Mục đích nhằm loại bỏ các rào cản kỹ thuật đối với thương mại:
Năm 1964 một thủ tục đã được tất cả các nước thành viên trong EFTA tiến hành
Thủ tục này vẫn còn tác dụng đến nay nhưng đã được cải tiến, thay thế phần lớn bằng một thủ tục tương tự trong EEA. Nhằm quy định mang đến hiệu quả thực hiện trong thực tiễn. Đây là một trong những nỗ lực đầu tiên của tổ chức trong hoạt động công bằng, minh bạch và hoạt động hiệp hội hiệu quả. Để đảm bảo sự minh bạch trong lĩnh vực pháp chế kỹ thuật để tham khảo trong trường hợp rào cản thương mại có thể xuất hiện. Nhìn nhận trong môi trường và điều kiện hoạt động của tổ chức, cần tính toán đến các trường hợp có thể xảy ra.
Đến năm 1978, do kết quả của các cuộc đàm phán Vòng Tokyo của GATT mà các thủ tục tương tự mới được đưa vào hiệp định mới về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại.
4. Ý nghĩa hoạt động của EFTA?
Thực hiện thỏa thuận các cơ chế tài chính:
Trong bối cảnh kinh tế thời điểm thành lập, cần tiến hành tham khảo cơ chế tài chính trong Khu vực kinh tế châu Âu (EEA). Việc tham khảo mang đến nhận định, thực hiện tổ chức hiệp hội hiệu quản. Trong đó các nước thành viên EEA/EFTA cam kết với nhau ủng hộ các lĩnh phát triển trong một thị trường thống nhất. Tự do hóa được thúc đẩy để mang đến các tiềm năng tham gia vào thị trường chung.
Hiệp hội hướng đến tham gia trên lĩnh vực kinh tế của các quốc gia thành viên. Trong đó, các quốc gia dành cho nhau quyền và lợi ích thống nhất theo thỏa thuận. Điều đó giúp cho tiếng nói và mục đích chung trong mở cửa thị trường được thực hiện. Nhu cầu tất yếu này mang đến giá trị xây dựng kinh tế chung cho khu vực và Châu lục.
Một hệ thống song song với quỹ nói trên là Quỹ Kết hợp, cũng tồn tại trong EU. Hiệp định ban đầu về cơ chế tài chính này đã thỏa thuận hết hạn vào cuối năm 1998. Nhưng các quốc gia EFTA/EEA đã dàn xếp một thỏa thuận tài chính mối cho giai đoạn 1999-2003.
Là một hiệp định thành lập một khu vực mậu dịch tự do:
Công ước EFTA không đưa ra những quyền lực siêu quốc gia. Chỉ thực hiện trong hiệu quả thỏa thuận gắn với nhu cầu trực tiếp, chủ động đề nghị của các quốc gia thành viên. EFTA được điều hành bởi một hội đồng, nơi mà các Nhà nước Thành viên có thể tham khảo, đàm phán và cùng nhau hành động. Mang đến tổ chức chung, và tiến hành công việc đàm phán.
Hội đồng giúp thực hiện tiếng nói chung, xây dựng trật tự và đi vào mục đích thành lập. Đó là mang đến hiệu quả hợp tác, thúc đẩy xóa bỏ rào cản thuế quan đối với các quốc gia thành viên. Hội đồng bao gồm đại diện của mỗi Nhà nước Thành viên, mỗi nước có một phiếu biểu quyết. Tại Hội đồng, có quyền thực thi quyền hành hoặc ở cấp Bộ trưởng hoặc ở cấp viên chức.
Các quyết định của Hội đồng thường dựa trên sự đồng thuận, thống nhất chung. EFTA ngày nay, do một Ban Thư ký tương đối nhỏ phục vụ và một Tổng Thư ký lãnh đạo, có trụ sở chính tại Geneva và các văn phòng tại Bruxell và Luxemboug. Việc thỏa thuận, thương lượng giúp các bên bảo đảm cho lợi ích của mình thống nhất trong hiệu quả chung.