Ủy quyền được pháp luật cho phép thực hiện trong một số nhu cầu cụ thể. Theo đó, ủy quyền để thay người được hưởng chế độ nhận lương hưu, nhận tiền trợ cấp xã hội. Ủy quyền phải được thực hiện bằng ý chí, thể hiện dưới hình thức văn bản là giấy ủy quyền.Vậy, mẫu giấy ủy quyền nhận lương hưu, lĩnh thay tiền trợ cấp xã hội được soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu giấy ủy quyền lĩnh thay lương hưu:
- 2 2. Mẫu giấy ủy quyền lĩnh thay trợ cấp BHXH mới nhất:
- 3 3. Giấy ủy quyền nhận tiền lương hưu là gì?
- 4 4. Khi nào cần phải ủy quyền nhận tiền lương hưu?
- 5 5. Cách làm giấy ủy quyền nhận thay tiền trợ cấp xã hội:
- 6 6. Thủ tục ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp xã hội:
1. Mẫu giấy ủy quyền lĩnh thay lương hưu:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ỦY QUYỀN
I. Người ủy quyền:
Họ và tên: ……., sinh ngày ……. /…… /…..
Mã số BHXH:….
Loại chế độ được hưởng: ….
Số điện thoại liên hệ:….
Số CMND/số căn cước công dân/số hộ chiếu/: ….. do……. cấp ngày …/……./……
Nơi cư trú (1): …..
II. Người được ủy quyền:
Họ và tên: ….., sinh ngày …… /…… /…..
Số CMND/số căn cước công dân /hộ chiếu/:…… do…… cấp ngày …/……./……
Nơi cư trú (1): …..
Số điện thoại:…..
III. Nội dung ủy quyền(2): ……
IV: Thời hạn ủy quyền: (3)……
Chúng tôi cam kết chấp hành đúng nội dung ủy quyền như đã nêu ở trên.
Trong trường hợp người ủy quyền (người hưởng chế độ) xuất cảnh trái phép hoặc bị Tòa án tuyên bố là mất tích hoặc bị chết hoặc có căn cứ xác định việc hưởng BHXH không đúng quy định của pháp luật thì Tôi là người được ủy quyền cam kết sẽ thông báo kịp thời cho đại diện chi trả hoặc BHXH cấp huyện. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn trả lại tiền nếu không thực hiện đúng cam kết./.
……, ngày … tháng … năm ….
Chứng thực chữ ký của người ủy quyền (4) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) | Người ủy quyền (Ký, ghi rõ họ tên)
| Người được ủy quyền (Ký, ghi rõ họ tên)
|
2. Mẫu giấy ủy quyền lĩnh thay trợ cấp BHXH mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
GIẤY ỦY QUYỀN LĨNH THAY LƯƠNG HƯU, TRỢ CẤP BHXH
1. Người ủy quyền (Người hưởng chế độ BHXH):
– Họ và tên:……Năm sinh:……..
– Nơi cư trú…….Số điện thoại:……..
– Số sổ BHXH/mã định danh:……..Loại chế độ BHXH đang hưởng……….
– Nơi đang lĩnh chế độ BHXH: ……
Tôi đồng ý ủy quyền cho Ông (Bà) …… nêu tại mục 2 dưới đây lĩnh thay lương hưu, trợ cấp BHXH.
2. Người được ủy quyền (Người lĩnh thay chế độ BHXH):
– Họ và tên:……..
– Số CMND:……..
– Nơi cư trú…….Số điện thoại………
– Thời hạn ủy quyền: Từ tháng….năm…. đến tháng……. năm….
– Nơi lĩnh:…….
Chúng tôi cam kết chấp hành đúng quy định về việc lĩnh tiền chế độ BHXH. Trong trường hợp Người ủy quyền (Người hưởng chế độ BHXH) xuất cảnh trái phép hoặc bị Tòa án tuyên bố là mất tích hoặc chết hoặc có căn cứ xác định việc hưởng BHXH không đúng quy định của pháp luật thì Người được ủy quyền (Người lĩnh thay chế độ BHXH) có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Đại diện chi trả hoặc BHXH cấp huyện, nếu vi phạm phải trả lại số tiền đã nhận và bị xử lý theo quy định của pháp luật./.
……, ngày … tháng … năm …
Người ủy quyền
(Ký, ghi rõ họ tên)
……, ngày … tháng … năm …
Xác nhận của chính quyền địa phương;hoặc Giám đốc trại giam; hoặc Đại sứ quán Việt Nam hoặc cơ quan đại diện Việt Nam hoặc Chính quyền địa phương ở nước nơi người hưởng đang cư trú
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Ghi chú:
– Người lĩnh thay khi đến nhận tiền phải xuất trình Giấy ủy quyền, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh;
– Giấy ủy quyền bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt của phòng công chứng để cơ quan BHXH biết, giải quyết.
– Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận thì thời hạn ủy quyền có hiệu lực là một năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
3. Giấy ủy quyền nhận tiền lương hưu là gì?
Giấy ủy quyền nhận tiền lương hưu, tiền trợ cấp xã hội là văn bản có giá trị pháp lý. Được thực hiện trong ý nghĩa xác định quyền và nghĩa vụ của người được ủy quyền trong phạm vi giấy ủy quyền. Ghi nhận việc người đang được hưởng chế độ ủy quyền cho một người khác thực hiện nhận tiền lương hưu, tiền trợ cấp xã hội thay mình trong một thời hạn nhất định.
Theo đó, người được ủy quyền sẽ có trách nhiệm nhận tiền lương hưu, tiền trợ cấp xã hội cho người ủy quyền trong khoảng thời gian đã ghi nhận trên giấy ủy quyền. Đồng thời sử dụng tiền vào mục đích theo đúng nhu cầu được trao. Tính chất ủy quyền có ràng buộc nghĩa vụ pháp lý để bên ủy quyền thực hiện đúng quyền hạn được trao.
Thông thường, một giấy ủy quyền phải đáp ứng các điều kiện về hình thức và nội dung. Đảm bảo trong phản ánh nhu cầu ủy quyền cũng như tuân thủ các quy định công chứng, chứng thực trong trường hợp cụ thể. Để mang đến các giá trị pháp lý khi xác định đối tượng có quyền nhận các khoản lương hưu, trợ cấp xã hội đó. Pháp luật cũng có thể can thiệp giải quyết nếu có tranh chấp phát sinh.
Yêu cầu hình thức và nội dung như sau:
– Về hình thức:
Hình thức của giấy ủy quyền phải theo thể thức của văn bản hành chính theo quy định của pháp luật. Gồm các phần tạo nên bố cục chung đối với mẫu giấy ủy quyền.
– Về nội dung:
+ Nội dung của giấy ủy quyền phải thực hiện tự nguyện cam kết và thỏa thuận. Bên ủy quyền tin tưởng và giao cho người được ủy quyền hay mình nhận tiền. Nhờ có giấy ủy quyền, các cơ quan nhà nước mới đảm bảo trao khoản tiền chế độ cho đúng người.
+ Nội dung ghi nhận trong giấy ủy quyền chỉ được thực hiện trong ý nghĩa nhận tiền lương hưu, tiền trợ cấp xã hội. Ngoài ra có thể quy định cụ thể cho các quyền và nghĩa vụ để thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên, tuyệt đối không được xâm phạm đến lợi ích của quốc gia, không được trái với quy định pháp luật. Không vi phạm lợi ích cộng dồng hay lợi ích hợp pháp của người khác.
+ Nội dung ủy quyền không trái với đạo đức xã hội. Trao quyền để người được ủy quyền nhận các khoản lương hưu. Khi đó, các bên thỏa thuận thống nhất về cách thức sử dụng khoản tiền đó. Tuy nhiên, nhà nước dựa vào nội dung ủy quyền để xác định người được nhận tiền thay.
+ Giấy ủy quyền phải quy định cả các thức giải quyết nếu bên được ủy quyền không tuân thủ đúng phạm vi quyền được giao. Phải có nội dung về cam kết về trách nhiệm và chịu trách nhiệm nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ được ủy quyền. Qua đó mang đến các ràng buộc hoặc sẽ nhờ pháp luật can thiệp giải quyết.
4. Khi nào cần phải ủy quyền nhận tiền lương hưu?
Hiện nay,
Khi nào cần phải ủy quyền nhận tiền lương hưu?
– Người đang hưởng lương hưu trên 80 tuổi;
– Người đang hưởng lương hưu dưới 80 tuổi nhưng ốm đau, khó khăn trong việc đi lại;
– Người đang hưởng lương hưu bị bệnh mãn tính đang phải điều trị nội, ngoại trú;
– Người đang hưởng lương hưu ra nước ngoài cư trú;
– Người đang hưởng lương hưu phải chấp hành hình phạt tù,…
Đây là các đối tượng được nhận lương hưu theo quy định. Tuy nhiên họ không đảm bảo về sức khỏe hoặc do khoảng cách địa lý,… Do đó mà có thể nhờ người khác nhận thay thông qua thủ tục ủy quyền. Lương hưu được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chi trả. Và giấy ủy quyền giúp các cơ quan này xác định chủ thể nào đó quyền lãnh các khoản lương này. Để đảm bảo các lợi ích vật chất được trao và sử dụng đúng mục đích của người hưởng lương hưu.
Tương tự với ủy quyền nhận trợ cấp xã hội khi người được hưởng chế độ không thể trực tiếp đến nhận trợ cấp. Các khoản trợ cấp này có ý nghĩa vật chất to lớn đối với họ. Cho nên có thể thực hiện nhận thông qua ủy quyền.
5. Cách làm giấy ủy quyền nhận thay tiền trợ cấp xã hội:
Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền lương hưu, tiền trợ cấp xã hội được quy định tại Quyết định số 166/QĐ – BHXH. Được thể hiện chung trong hình thức của mẫu giấy ủy quyền. Tùy từng nhu cầu thực tế, người ủy quyền cung cấp thông tin về nội dung và thời hạn ủy quyền. Để triển khai trong nhu cầu ủy quyền nhận tiền lương hưu, hay ủy quyền nhận tiền trợ cấp xã hội.
Trong đó, các thông tin cần triển khai trong giấy ủy quyền bao gồm:
– Ghi đầy đủ địa chỉ:
Các chủ thể có liên quan phải cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân.
+ Các thông tin trong Chứng minh thư nhân dân. Địa chỉ thường trú, tạm chú. Cung cấp số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố), tỉnh (thành phố).
Trường hợp người ủy quyền đang chấp hành hình phạt tù. Ghi tên trại giam, huyện (quận, thị xã, thành phố), tỉnh(thành phố). Qua đó giúp nhận diện nhanh chóng và chân thực nhất lý do ủy quyền.
– Ghi rõ nội dung ủy quyền như:
Làm loại thủ tục gì: Nhận lương hưu hoặc loại trợ cấp gì? Đây là nội dung để xác định quyền lợi, chế độ mà bên ủy quyền đang được hưởng. Từ đó giấy ủy quyền mới mang ý nghĩa chuyển một phần quyền cho người được ủy quyền.
Nếu nội dung ủy quyền phải xác định quyền, nghĩa vụ và các công việc người ủy quyền đảm nhận. Trong trường hợp muốn nhận tiền chế độ phải mất thêm thủ tục giấy tờ phải cung cấp. Nếu người ủy quyền cả làm đơn, làm hồ sơ thì cũng phải ghi rõ làm ủy quyền làm đơn. Hoặc chỉ ủy quyền để nhận tiền lương hưu, tiền trợ cấp. Việc xác định nội dung giúp khoanh vùng các quyền lợi cho bên được ủy quyền. Để thực hiện đúng, đủ và hiệu quả theo giấy ủy quyền.
– Thời hạn ủy quyền:
Thời hạn có ý nghĩa xác định thời điểm kết thúc trao quyền. Có ý nghĩa quan trọng ràng buộc quyền, nghĩa vụ của các bên, do các bên tự thỏa thuận. Phải ghi rõ từ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm. Hoặc trường hợp để trống thì thời hạn ủy quyền là 01 năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. Nếu ủy quyền thực hiện một công việc duy nhất, thì sau khi hoàn thành công việc giấy ủy quyền cũng hết hiệu lực. Các quy ước đó giúp xác định thời điểm, quyền và nghĩa vụ tương ứng. Làm cơ sở theo dõi, giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có.
– Chứng thực chữ ký của người ủy quyền:
Là chứng thực được thực hiện bởi một cơ quan sau:
+ Chính quyền địa phương.
+ Phòng Công chứng.
+ Của Thủ trưởng trại giam, trại tạm giam.
+ Của Đại sứ quán Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hoặc của chính quyền địa phương của nước ngoài nơi người hưởng đang cư trú (chỉ cần xác nhận chữ ký của người ủy quyền).
Tùy thuộc vào thực tế hoàn cảnh của người ủy quyền để xác định cơ quan có thẩm quyền xác thực. Các chứng thực chữ ký đảm bảo thể hiện đúng nhu cầu, tự nguyện ủy quyền. Người ủy quyền đang tỉnh táo, tin tưởng người được ủy quyền. Muốn người được ủy quyền cần thay họ thực hiện nhận tiền cho chế độ được hưởng.
6. Thủ tục ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp xã hội:
Chuẩn bị hồ sơ:
– Giấy ủy quyền hoặc
+ Điền đầy đủ thông tin về người được hưởng lương hưu và con của người đó.
+ Nội dung ủy quyền ghi rõ: Nhận thay lương lương hưu
+ Thời hạn ủy quyền do các bên tự thỏa thuận và ghi rõ từ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm. Ví dụ: Từ 01/01/2021 đến hết 31/12/2023.
+ Trường hợp để trống thì thời hạn ủy quyền là một năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Giấy ủy quyền phải được chứng thực chữ ký của người ủy quyền:
Người được hưởng lương hưu có thể đến một trong các cơ quan sau để chứng thực chữ ký:
+ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
+ Phòng Công chứng;
– Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người được ủy quyền nhận thay lương hưu.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:
– Cơ quan BHXH tỉnh/huyện
– Cơ quan Bưu điện được cơ quan BHXH ký hợp đồng để thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và quản lý người hưởng.
Thời hạn giải quyết: Con của người được hưởng lương hưu sẽ chỉ cần nộp Giấy ủy quyền nhận thay lương hưu hoặc Hợp đồng ủy quyền; đồng thời xuất trình được Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu sẽ được cơ quan tiếp nhận trả tiền chi trả luôn.
Nếu nộp tại Cơ quan Bưu điện, thì nơi này có trách nhiệm cập nhật thông tin, thời hạn, nội dung ủy quyền tại Mẫu số 13-HSB hoặc Hợp đồng ủy quyền vào hệ thống công nghệ thông tin sau đó nộp Mẫu số 13-HSB hoặc Hợp đồng ủy quyền cho cơ quan BHXH.
Theo đó, khi người lao động nghỉ hưu mà không có đủ điều kiện về sức khỏe hoặc tinh thần không được minh mẫn sẽ có quyền ủy quyền lại cho con cái thay mặt đi nhận lương hưu qua thủ tục ủy quyền.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.c