Con dấu công ty có những nội dung gì? Thay đổi mẫu con dấu công ty tiếng Anh là gì? Những trường hợp được thay đổi dấu? Một số lưu ý?
Thay đổi mẫu con dấu là công việc được thực hiện trong công ty, doanh nghiệp. Tùy trường hợp cụ thể, doanh nghiệp cần đảm bảo có dấu để thực hiện thực hiện kinh doanh hiệu quả.
Căn cứ pháp lý:
– Luật doanh nghiệp 2020.
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Con dấu công ty có những nội dung gì?
Theo quy định tại Điều 43 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì:
“Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp”.
Đây là quy định tiến bộ so với các quy định cũ trong tính chất quản lý của nhà nước. Bên cạnh con dấu được làm từ các cơ sở khắc dấu, Luật doanh nghiệp 2020 cũng ghi nhận thêm “dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử”. Để đảm bảo tính chất sử dụng, tự quản lý cũng như điều chỉnh mẫu dấu trong nhu cầu doanh nghiệp.
Luật doanh nghiệp 2020 có những điểm mới tiến bộ:
+ Bỏ quy định về nội dung con dấu phải có thông tin tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp;
+ Bỏ quy định về hình thức con dấu.
+ Giao toàn quyền cho doanh nghiệp trong việc quyết định về nội dung và hình thức của con dấu.
Qua đó doanh nghiệp có thể tiến hành đổi mẫu dấu trong hoạt động của tổ chức. Không cần thông báo để có kiểm soát trong hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Thay đổi mẫu con dấu công ty tiếng Anh là gì?
Thay đổi mẫu con dấu công ty tiếng Anh là Change company seal template.
3. Những trường hợp được thay đổi dấu?
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp được tự quyết định về số lượng, hình thức và nội dung con dấu. Do đó tính chất tự quyết có thể thực hiện trong trường hợp mẫu dấu hiện tại không phù hợp, cần thay đổi. Hoặc chất lượng mẫu dấu không đảm bảo trong nhu cầu sử dụng.
Vì vây, doanh nghiệp có thể tiến hành thay đổi con dấu khi có nhu cầu. Tiến hành độc lập, thể hiện nhu cầu, yêu cầu đối với các cơ sở khắc dấu.
Thường thì doanh nghiệp sẽ thay đổi con dấu trong các trường hợp sau:
– Con dấu bị biến dạng, mòn, hỏng không thể tiếp tục sử dụng. Như vậy không đảm bảo chất lượng sử dụng con dấu trong hoạt động ký văn bản trên thực tế.
– Thay đổi chất liệu con dấu. Thể hiện trong nhu cầu sở hữu các chất liệu khác. Từ đó cũng cải thiện cho chất lượng dấu được đóng.
– Thay đổi tên tổ chức. Là các thay đổi gắn với hoạt động trực tiếp của doanh nghiệp. Cần được phản ánh qua mẫu dấu để xác lập các văn bản dưới tên mới của tổ chức.
– Thay đổi thông tin đã được ghi nhận trên dấu công ty như: Tên công ty, địa chỉ công ty,…..; Cũng tương tự trong tính chất thay đổi thông tin của doanh nghiệp. Các thông tin này cần được phản ánh chính xác trên dấu doanh nghiệp sử dụng.
– Con dấu bị mất, cần được làm lại để đảm bảo các nhu cầu sử dụng.
4. Không cần làm thủ tục thông báo khi thay đổi mẫu dấu:
Theo luật cũ, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tức là phải thực hiện các thủ tục thông báo, thay đổi mẫu dấu theo quy định pháp luật. Tuy nhiên các điểm mới phù hợp hơn quy định thay thế cho nội dung này như sau:
Theo đó, về dấu của doanh nghiệp, Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ còn giữ lại các quy định gồm:
– Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử (quy định mới được bổ sung trong Luật 2020);
Qua đó xác định nơi thực hiện thay đổi mẫu con dấu. Cũng chính là bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong hoạt động làm lại mẫu dấu của doanh nghiệp. Không còn có sự tham gia quản lý, tác động của cơ quan nhà nước.
– Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp (bổ sung thêm);
Thể hiện sự chủ động, được tự ý quyết định trong nhu cầu thực hiện mẫu dấu. Chỉ cần doanh nghiệp thấy việc thay đổi là phù hợp, là hiệu quả thì có thể tiến hành. Quy định này giúp các doanh nghiệp có thể chủ động trên thực tế trong thủ tục, quy trình đổi mẫu dấu.
– Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành (bổ sung thêm);
Trong đó không có sự can thiệp hay ràng buộc của các cơ quan nhà nước. Điều lệ công ty đảm bảo cho chất lượng thực hiện quản lý, giữ dấu. Do đó doanh nghiệp có thể quy định phù hợp ở các Điều lệ liên quan. Đặt dưới hiệu quả quản lý, sử dụng và các nhu cầu khác đối với mẫu dấu.
Như vậy:
Khi tiến hành thay đổi mẫu dấu, doanh nghiệp chỉ cần liên hệ với đơn vị khắc dấu để làm con dấu theo yêu cầu của doanh nghiệp và sử dụng. Các bên thỏa thuận và thống nhất thực hiện xác định mẫu dấu thay đổi. Sau đó ký kết các hợp đồng Dân sự để được thực hiện công việc theo yêu cầu. Các sản phẩm giao dịch là mẫu dấu theo yêu cầu của doanh nghiệp.
Đây được xem là quy định mới, tiến bộ, phù hợp nổi bật trong luật mới. Thể hiện trong việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Các cơ quan nhà nước giảm tải được công việc để thực hiện các vai trò chuyên môn khác. Cũng như giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính về doanh nghiệp. Đặc biệt có thể chủ động, phản ánh trên nhu cầu khi cảm thấy cần thay đổi mẫu dấu của doanh nghiệp.
Bớt đi một thủ tục hành chính giúp người dân loại bỏ một nghĩa vụ. Tuy nhiên vẫn cần quan tâm đến ý nghĩa, chất lượng mẫu dấu trong hoạt động của đơn vị mình.
Tóm lại, khi thay đổi mẫu dấu mới cho công ty, doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau:
– Làm bản cam kết sử dụng mẫu con dấu cũ và mới nếu như đối tác, khách hàng yêu cầu. Để đảm bảo trong ý nghĩa của con dấu đối với hợp đồng được doanh nghiệp ký kết. Qua đó xác định công việc được thực hiện trong ý chí, nguyện vọng giao kết hợp đồng của doanh nghiệp. Tạo ra niềm tin cho khách hàng, bên cạnh sự uy tín trong hoạt động.
Mẫu con dấu thay đổi nhưng giá trị pháp lý phải được đảm bảo. Thể hiện trong cam kết, xác nhận của doanh nghiệp trong sự thay đổi đó.
– Dù có đăng ký mới hay thay đổi mẫu dấu, doanh nghiệp đều không cần phải làm thủ tục thông báo lên Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Nội dung này khác với quy định cũ tại
5. Một số lưu ý:
Hiện nay, khi doanh nghiệp tiến hành các hoạt động giao dịch trên thị trường, một số đơn vị là đối tác, khách hàng yêu cầu doanh nghiệp phải có xác nhận mẫu dấu cũ và yêu cầu cam kết đang sử dụng đối với mẫu dấu mới. Các cam kết có thể cần được thực hiện để đảm bảo uy tín, niềm tin cho các chủ thể có quyền, nghĩa vụ liên quan.
Trong trường hợp này, do không có cơ quan nhà nước nào quản lý về mấu dấu nên doanh nghiệp không thể xin xác nhận mẫu dấu cũ. Tuy nhiên các bên có thể thực hiện cam kết, cùng với các giấy tờ xác nhận đối với con dấu mới được sử dụng trong hoạt động doanh nghiệp thay thế cho mẫu cũ.
Trong trường hợp này, phía doanh nghiệp nên giải thích rõ cho các đối tác, khách hàng rằng con dấu doanh nghiệp không được quản lý bởi bất cứ cơ quan nào. Cũng như tính chất quản lý không được bảo đảm, ràng buộc trong hoạt động của cơ quan nhà nước nữa. Do vậy không thể xin xác nhận về việc sử dụng mẫu dấu của doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015:
– Trường hợp Doanh nghiệp làm thêm con dấu, thay đổi màu mực dấu thì có thể chủ động liên hệ với cơ sở khắc dấu để làm dấu mới. Thực hiện như các nhu cầu tương tự trong hoạt động quy định mới. Tuy nhiên có thêm sự quản lý của cơ quan Công an trong nhu cầu đổi mẫu dấu của các doanh nghiệp này.
– Đồng thời phải nộp lại con dấu cũ và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho Cơ quan Công an nơi đã cấp dấu theo quy định tại
Trường hợp Doanh nghiệp bị mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì Doanh nghiệp được làm lại con dấu mới. Đồng thời Thông báo việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho Cơ quan Công an nơi đã cấp dấu. Để đảm bảo hiệu quả quản lý đối với các trường hợp mẫu dấu đã được nhà nước quản lý trước đó.