Cơ quan BHXH sẽ giải quyết cho các nhu cầu tạm dừng đóng thông qua đơn và hồ sơ nhận được. Tạm dừng đóng sẽ làm các quyền và nghĩa vụ BHXH tạm thời chấm dứt cho đến khi doanh nghiệp bố trí lại việc làm ổn định cho người lao động.
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp tạm dừng đóng BHXH:
Tham gia BHXH là việc thực hiện các nghĩa vụ BH đóng vào quỹ hưu trí và quỹ tử tuất. Khi tạm ngừng đóng, các quyền và nghĩa vụ cũng không được xác định trong khoảng thời gian đó.
Điều 16
Các trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
Tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên trong hoạt động của doanh nghiệp. Được xác định cho một số nguyên nhân cụ thể sau:
– Các nguyên nhân chủ quan trong tác động của con người:
+ Nguyên nhân do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ.
+ Hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế.
+ Hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.
Ở đây có các khó khăn tác động trực tiếp đến khả năng hoạt động, vận hành của doanh nghiệp. Cần có thời gian để điều chỉnh lại, mang đến tổ chức hoạt động hiệu quả hơn trong tương lai.
– Các nguyên nhân khách quan:
Gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.
Các nguyên nhân khách quan tác động và làm ảnh hưởng trong hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó dẫn đến không đảm bảo bố trí công việc cho người lao động trong khoảng thời gian nhất định. Các nguyên nhân xảy ra, người sử dụng lao động đã sử dụng các biện pháp ngăn chặn, khắc phục nhưng vẫn không đảm bảo công việc cho người lao động. Điều đó cũng ảnh hưởng đến hoạt động và chất lượng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
Ngoài các nguyên nhân được xác định, phải tính toán đối với ảnh hưởng thực tế trong hoạt động của doanh nghiệp. Nhằm đảm bảo quyền lợi làm việc của người lao động trong điều kiện bình thường. Cũng như có lý do phù hợp, thuyết phục để doanh nghiệp được bố trí lại lao động.
Người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp quy định như trên, được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi có một trong các điều kiện sau:
– Không có khả năng bố trí được việc làm cho người lao động trong khoảng thời gian nhất định. Đây cũng là khoảng thời gian mong muốn tạm dừng đóng BHXH. Trong đó số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên.
Cho thấy mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng, tác động lớn đến hoạt động kinh doanh ổn định trước đó của doanh nghiệp.
– Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra. Không kể giá trị tài sản là đất, chỉ xác định trên các tài sản khác của doanh nghiệp. Các tổn thất khiến doanh nghiệp phải khắc phục, thay vì sử dụng người lao động trong nhu cầu như dự tính trước đó.
Trách nhiệm liên quan của cơ quan BHXH:
Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận đơn, xác minh các nguyên nhân, điều kiện doanh nghiệp đưa ra. Thực hiện giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với người lao động và người sử dụng lao động. Kết quả này gắn với hoạt động giảm lao động trong doanh nghiệp trong thời gian tạm dừng đóng. Đảm bảo điều kiện quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Thời điểm tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tính từ tháng người sử dụng lao động có văn bản đề nghị. Tạm đóng cũng xác định cho khoảng thời gian tạm dừng làm việc của người lao động. Doanh nghiệp phải đảm bảo bố trí lại công việc cho người lao động sau đó.
2. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tiếng Anh là gì?
Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tiếng Anh là Suspension of payment of social insurance.
3. Mẫu đơn:
TÊN DOANH NGHIỆP Số: …../……. V/v xác nhận điều kiện tạm dừng đóng BHXH bắt buộc | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ………., ngày …… tháng …… năm ……. |
Kính gửi:…..
1. Tên doanh nghiệp:…..
2. Địa chỉ trụ sở chính:……
Điện thoại:…………..
Email:………..
3. Mã số đăng ký kinh doanh:…………..
4. Nơi tham gia bảo hiểm xã hội:…………..
5. Tình hình sử dụng lao động:………….
5.1. Số lao động có mặt tại thời điểm trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh (ngày … tháng … năm….): ……………lao động.
5.2. Số lao động thuộc diện tham gia BHXH nghỉ việc phải tạm thời nghỉ việc (ngày … tháng … năm….): ……………lao động. Trong đó:
– Ngừng việc có hưởng lương: ………. lao động.
– Tạm hoãn
– Nghỉ không hưởng lương: ………. lao động.
– Lý do khác: ………. lao động.
5.3. Tỷ lệ lao động thuộc diện tham gia BHXH tạm thời nghỉ việc trên tổng số lao động có mặt tại thời điểm trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh: ……. %.
Đề nghị …………….. xem xét điều kiện doanh nghiệp đủ điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất ./.
GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu) |
4. Hướng dẫn viết đơn:
Kính gửi: Mẫu đơn điền cơ quan bảo hiểm xã hội tại tỉnh thành mà doanh nghiệp đặt trụ sở. Đây là cơ quan trực tiếp quản lý doanh nghiệp ở địa phương. BHXH có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết các vấn đề phát sinh ở địa phương đó.
1. Tên doanh nghiệp: Là tên doanh nghiệp của bạn muốn tạm ngừng đóng bảo hiểm xã hội. Phải xác định các thông tin gắn với doanh nghiệp. Để đảm bảo thể hiện đúng nhu cầu của doanh nghiệp bên cạnh các quyền và nghĩa vụ tương ứng.
2. Địa chỉ trụ sở chính: Là địa chỉ công ty bạn khi đăng ký thành lập và kinh doanh trên giấy phép kinh doanh. Các thông tin này giúp xác minh và đảm bảo đối tượng, chủ thể cụ thể theo đăng ký. BHXH căn cứ các thông tin này để tìm kiếm các hồ sơ liên quan đến doanh nghiệp.
– Điện thoại: Số điện thoại của công ty khi đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội.
– Email: Là địa chỉ email của công ty bạn.
3. Mã số đăng ký kinh doanh: Là mã số trên giấy phép kinh doanh của bạn.
4. Nơi tham gia bảo hiểm xã hội: Là cơ quan bảo hiểm xã hội mà bạn đăng ký tham gia ban đầu.
5. Tình hình sử dụng lao động:
5.1. Cung cấp thông tin số người lao động của công ty khi tạm dừng sản xuất. Xác định vào thời gian ngày, tháng, năm cụ thể.
5.2. Cung cấp thông tin số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc. Cũng phải cung cấp thông tin vào ngày, tháng, năm cụ thể. Trong đó:
Ghi đầy đủ số người lao động tạm ngừng việc mà có hưởng lương.
Ghi đầy đủ số người tạm thời hoãn hợp đồng lao động.
Ghi đầy đủ số người lao động nghỉ việc không hưởng lương.
Ghi đầy đủ số người lao động tạm thời nghỉ việc vì một số lý do khách quan.
Các thông tin này giúp BHXH xác định quyền và nghĩa vụ tương ứng theo quy định của luật. Các đối tượng nào sẽ được tạm ngừng đóng BHXH.
5.3. Cần ghi đúng tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm của công ty bạn khi tạm thời nghỉ việc trên tổng số lao động có mặt tại thời điểm trước khi tạm dừng sản xuất. Sau khi điền đầy đủ thông tin trên tờ khai tạm ngừng đóng bảo hiểm xã hội bạn ký tên và ghi rõ họ tên rồi đóng dấu.
5. Hồ sơ xin tạm ngừng đóng BHXH:
Hồ sơ cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến doanh nghiệp, tìn hình hoạt động, số lượng lao động. Đặc biệt là các số liệu liên quan chứng minh thông tin cung cấp trong Mẫu đơn xin tạm ngừng đóng BHXH.
Hồ sơ xin tạm ngừng đóng BHXH của doanh nghiệp bao gồm:
– Báo cáo số liệu lao động bị ngừng việc, mất việc tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất. Cung cấp các thông tin liên quan đến tạm dừng sử dụng lao động hoặc số lao động buộc cho thôi việc. Tạm dừng đóng BHXH áp dụng với các lao động tạm dừng làm việc trong khoảng thời gian nhất định.
– Công văn đề nghị xác nhận điều kiện tạm dừng đóng BHXH bắt buộc. Là công văn thể hiện nhu cầu, quyền lợi của doanh nghiệp. Gắn với các nguyên nhân và điều kiện tạm dừng sử dụng lao động.
– Danh sách lao động tại thời điểm trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh. Để xác định số lượng lao động trong điều kiện doanh nghiệp hoạt động bình thường.
– Danh sách lao động tại thời điểm đề nghị tạm dừng BHXH. Thể hiện sự điều chỉnh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Gắn với các hiệu quả sản xuất, kinh doanh không được đảm bảo như trước đây.
– Danh sách lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc. Các quyền và lợi ích tham gia BHXH thay đổi trực tiếp với các lao động đó. Đây là các lao động không được đóng BHXH trong thời gian tạm nghỉ việc.
Lưu ý:
Ngoài các giấy tờ (bản chính) trong hồ sơ trên, các doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp tài liệu để đối chiếu. Thực hiện xác minh đối với hoạt động tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định pháp luật. Bao gồm:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Các giấy tờ liên quan đến việc doanh nghiệp tạm dừng sản xuất, kinh doanh có lý do cụ thể. Thực hiện trong nhu cầu xác minh của cơ quan BHXH trong điều kiện, nguyên nhân tạm dừng đóng BHXH theo quy định pháp luật.
– Bảng chấm công, Danh sách trả lương tại thời điểm trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh. Xác định căn cứ đối với lực lượng lao động trong hoạt động lao động bình thường.
– Bảng chấm công, Danh sách trả lương tại thời điểm có công văn đề nghị. Xác định đúng số lao động đang duy trì làm việc. Trong khi số khác được tạm thời dừng lao động.
– Giấy tờ liên quan đến người lao động tạm thời nghỉ việc. Như thỏa thuận tạm hoãn HĐLĐ, thỏa thuận nghỉ việc không hưởng lương, ngừng việc,…
– Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm TNLĐ – bệnh nghề nghiệp hàng tháng do BHXH cấp. Thực hiện cung cấp đối với kỳ kết quả đóng của tháng gần nhất.