Trước đây, khi đất nước ta đang trong thời kỳ chiến trang khốc liệt để chống lại đế quốc mỹ, thực dân Pháp,.. thì việc tổ chức và ra quyết định tổng động viên và động viên cục bộ là một trong những quyết định rất quan trọng. Vậy tổng động viên là gì? Động viên cục bộ là gì? Quy định chi tiết?
Mục lục bài viết
1. Tổng động viên là gì?
Tổng động viên được hiểu một cách đơn giản nhất đó chính là: “một khái niệm quân sự chỉ một hành động vừa mang tính kêu gọi vừa mang tính mệnh lệnh trong tình hình quốc gia đó chuyển sang tình trạng chiến tranh”.
Trên cơ sở quy định tại Khoản 11 Điều 2 Luật Quốc phòng 2018 có quy định về định nghĩa tổng động viên là:”11. Tổng động viên là biện pháp huy động mọi nguồn lực của đất nước để chống chiến tranh xâm lược.”
Bên cạnh đó, tại quy định của khoản 9 Điều 2 Luật Quốc phòng 2018 quy định khái niệm tính trạng chiến tranh là: “9. Tình trạng chiến tranh là trạng thái xã hội đặc biệt của đất nước được tuyên bố từ khi Tổ quốc bị xâm lược cho đến khi hành vi xâm lược đó được chấm dứt trên thực tế.”
Khi một đất nước sảy ra chiến tranh và chịu sự xâm lược của các quốc gia khác thì để có đủ lực lượng tham gia kháng chiến chống lại quân thù thì thường áp dụng các lệnh tổng động viên. Khi việc xuất ngũ của binh lính bị đình chỉ; đình chỉ việc nghỉ phép đối với quân nhân; chỉ huy trưởng quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gọi từng công dân nhập ngũ theo quyết định của ủy ban nhân dân cùng cấp; những quân nhân đang nghỉ phép phải trở về đơn vị ngay; công dân được gọi nhập ngũ phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ; Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội có trách nhiệm tổ chức để công dân chấp hành nghiêm chỉnh lệnh gọi nhập ngũ thì đây là những việc cần thực hiện khi có lệnh tổng động viên của cơ quan có thẩm quyền ban hành và cần được thực thi ngay lập tức.
Đối tượng của lệnh Tổng động viên bao gồm tất cả những thanh niên có độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi. Tại một số quốc gia đối tượng của Tổng động viên chỉ gói gọn trong những binh sĩ, hạ sĩ quan, sĩ quan dự bị đã giải ngũ. Về sau có thể do yêu cầu của tình hình đất nước đối tượng của Tổng động viên được mở rộng đến cả những thanh niên chưa từng qua huấn luyện quân sự như học sinh sinh viên, công nhân, công chức, nông dân…
Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, Uỷ ban thường vụ quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc tổng động viên. Chủ tịch nước là người có thẩm quyền ban hành Lệnh tổng động viên trên cơ sở nghị quyết của Uỷ ban thường vụ quốc hội.
2. Động viên cục bộ là gì?
Theo như từ điển tiếng Việt thì khái niệm động viên cục bộ được biết đến với nội dung là: “việc huy động nhân lực, vật lực, tài lực, trí lực ở những vùng nhất định của đất nước nhằm giải quyết tình hình khẩn cấp tại chỗ để ngăn ngừa hoặc chống trả các vụ xâm phạm biên giới, lãnh thổ hoặc dập tắt các vụ bạo loạn, hoặc để khắc phục những thiên tai nghiêm trọng”
Theo Khoản 6 Điều 103 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lệnh động viên cục bộ là do chủ tịch nước ban hành căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Trên cơ sở quy định tại Khoản 12 Điều 2 Luật Quốc phòng năm 2018 quy định về khái niệm động viên cục bộ đó chính là: “12. Động viên cục bộ là biện pháp huy động mọi nguồn lực của một hoặc một số địa phương trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.”
Bên cạnh đó, trong khái niệm về động viên cục bộ có nhắc đến thuật ngữ “tình trạng khẩn cấp”. Vậy tình trạng khẩn cấp được biết đến với quy định tại Khoản 10 Điều 2 Luật Quốc phòng 2018 quy định: “10. Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng là trạng thái xã hội của đất nước khi có nguy cơ trực tiếp bị xâm lược hoặc đã xảy ra hành vi xâm lược hoặc bạo loạn có vũ trang nhưng chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh.”
Như vậy có thể thấy rằng khi đất nước đã xảy ra hành vi xâm lược hay có nguy cơ bị xâm lược hoặc là đất nước đó đang có bạo loạn có vũ trang nhưng chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh thì lúc này pháp luật quy định về việc huy động mọi nguồn lực của một hoặc một số địa phương để tham gia vào việc chuẩn bị và sẵn sàng chiến đấu khi có chiến tranh sảy ra và việc này được biết đến là lệnh động viên cục bộ.
3. Tổng động viên và động viên cục bộ có tên trong tiếng Anh là gì?
Tổng động viên được dịch sang tiếng Anh là: “General mobilization”.
Động viên cục bộ được dịch sang tiếng Anh là: “Local encouragement”.
4. Quy định về trình tự ra lệnh tổng động viên, động viên cục bộ?
Như đã biết ở trên, khi đất nước có những tình trạng như bạo loạn có vũ trang, bị đe dạ có chiến tranh hoặc chiến tranh đang diễn ra thì sẽ áp dụng các lệnh tổng động viên hay lệnh tổng động viên cục bộ để huy động lực lượng tham gia vào lực lượng vũ trang để sãn sàng chiến đấu chống mọi kẻ thù xâm lược.
Trên cơ sở quy định tại Điều 19 Luật Quốc phòng năm 2018 có quy định về việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ khi đất nước ta có quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh hoặc ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng. Dựa trên quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ sẽ được Chủ tịch nước ra lệnh theo như quy định tại Khoản 2 Điều này. Cụ thể, lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ sẽ được ban hành và thực hiện theo như quy định sau:
“1. Khi có quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh hoặc ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
2. Căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
3. Lệnh tổng động viên được ban bố công khai trên phạm vi cả nước; thực hiện toàn bộ kế hoạch động viên quốc phòng; hoạt động kinh tế – xã hội của đất nước chuyển sang bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu và đáp ứng các nhu cầu quốc phòng trong tình trạng chiến tranh.
Khi thực hiện lệnh tổng động viên, Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ được chuyển vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu phù hợp, mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định và được bổ sung vật chất hậu cần, kỹ thuật; Quân đội nhân dân được bổ sung quân nhân dự bị.
4. Lệnh động viên cục bộ được ban bố công khai ở một hoặc một số địa phương và được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thi hành kế hoạch động viên quốc phòng; hoạt động kinh tế – xã hội của địa phương thuộc diện động viên được chuyển sang bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu và nhu cầu quốc phòng.
Khi thực hiện lệnh động viên cục bộ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh cho một số đơn vị Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ chuyển vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu phù hợp, bổ sung vật chất hậu cần, kỹ thuật; bổ sung quân nhân dự bị cho một số đơn vị Quân đội nhân dân, mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ ở địa phương nhận lệnh động viên cục bộ“.
Như vậy có thể thấy rằng, chiến tranh hay có tình trạng đe dọa chiến tranh là việc gây ảnh hưởng đến toàn bộ quốc gia và ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của người dân. Do đó, Lệnh tổng động viên được quy định tại khoản 3 Điều 19 luật này sẽ được ban bố công khai trên phạm vi cả nước. Sau khi lệnh đucợ ban ra, tất cá công dân là người Việt nam, sịnh sống trên lãnh thổ Việt Nam trong độ tuổi từ 17 đến 30 cần thực hiện toàn bộ kế hoạch động viên quốc phòng; hoạt động kinh tế – xã hội của đất nước chuyển sang bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu và đáp ứng các nhu cầu quốc phòng trong tình trạng chiến tranh.
Còn đối với những lực lượng quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ được chuyển vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu phù hợp khi có lệnh tổng động viên. Đồng thời thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về việc mở rộng lực lượng dân quân tự về và trang bị bổ sung vật chất hậu cần, kỹ thuật; Quân đội nhân dân được bổ sung quân nhân dự bị.
Khách với lệnh tổng động viên thì lệnh động viên cục bộ được quy định thì sau khi ban hành sẽ thi hành kế hoạch động viên quốc phòng công khai ở một hoặc một số địa phương và được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. hoạt động kinh tế – xã hội của địa phương thuộc diện động viên được chuyển sang bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu và nhu cầu quốc phòng.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật Quốc phòng 2018;