Tiến sĩ danh dự là một danh hiệu cao quý. Để hướng đến mục tiêu tiếp cận cho nền giáo dục và các ứng dụng phát triển của nền kinh tế, thì đạt được danh hiệu tiến sĩ danh dự cần phải có tiêu chuẩn, điều kiện lựa chọn phù hợp. Cùng bài viết tìm hiểu về tiến sĩ danh dự.
Mục lục bài viết
1. Tiến sĩ danh dự là gì?
Tiến sĩ danh dự là một danh hiệu cao quý về trình độ, học vấn. Bên cạnh các đóng góp trong sự nghiệp hoạt động của họ. Đây là danh hiệu được trao bởi các trường, các sự nghiệp giáo dục và khoa học. Tìm ra các đối tượng đáp ứng tiêu chuẩn để phong tặng danh hiệu. Như một sự khẳng định, vinh danh trong sự nghiệp của họ.
Xác định với các chủ thể là người Việt nam định cư ở nước ngoài. Hoặc người nước ngoài có các đóng góp đối với nước Việt nam. Từ đó mang đến các danh hiệu, giá trị công nhận, vinh danh đối với các giá trị đóng góp. Cũng như cảm kích với các hiệu quả, tác động và tiềm năng mới đối với các lĩnh vực khác nhau ở nước ta.
Danh hiệu tiến sĩ danh dự được trao tặng cho các nhóm chủ thể sau:
– Những nhà khoa học hàng đầu thế giới. Trong sự nghiệp nghiên cứu của họ với các công trình vĩ đại. Mang đến các ứng dụng và giá trị phát minh mới cho nhân loại. Từ đó tạo ra các giá trị mới, hiệu quả hơn trong tiếp cận nhu cầu ngày càng cao của con người. Tất cả hướng đến vì lợi ích, mục tiêu lớn hơn của con người.
– Những chính trị gia lỗi lạc. Tham gia hoạt động chính trị, tìm kiếm các quyền và lợi ích cho nhân dân. Thực hiện các quyền hạn, nghĩa vụ trong triển khai chính sách công. Cũng như thực hiện tiếp cận các tiền năng, mục tiêu dân tộc.
– Các nhà hoạt động xã hội xuất sắc. Trong ý nghĩa đóng góp với sự phát triển của xã hội. Dựa trên các tiêu chuẩn, tiêu chí xác định phù hợp.
– Hay những người có đóng góp đặc biệt cho sự phát triển của trường. Được thực hiện trong hoạt động phong tặng ở các cơ sở giao dục. Trong điều kiện, căn cứ và đáp ứng các tiêu chuẩn khác nhau.
Đối tượng được phong tặng:
Như vậy, với các phân tích ở trên, có thể xác định với nhóm đối tượng được phong tặng danh hiệu này. Là điều kiện cần trong căn cứ đánh giá điều kiện của đối tượng. Nội dung này cũng được quy định trong khoản 1 Điều 4 Nghị định 84/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 4. Phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự
1. Đối tượng được phong tặng:
a) Nhà giáo, nhà khoa học;
b) Nhà hoạt động chính trị, xã hội.”
Ở đó, thể hiện với hai nhóm đối tượng cụ thể. Dựa trên việc đánh giá về năng lực, trình độ, học vấn. Và dựa trên các cống hiến, đóng góp đối với đất nước, với nhân dân. Mang đến các tiếp cận trong phát triển đất nước.
Mục đích của việc phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự:
Mục đích này cũng được thể hiện trong ý nghĩa của các điều kiện phong tặng. Qua đó, mang đến hiệu quả trong các lĩnh vực, khía cạnh khác nhau. Và tiếp cận hiệu quả với nghiên cứu, phát minh để ứng dụng trên thực tế. Cũng như thúc đẩy mọi người xung quanh về tấm gương tiêu biểu. Từ đó học tập, rèn luyện để cống hiến nhiều hơn.
Mục đích phong tặng danh hiệu này được quy định tại khoản 2 Mục I Thông tư 26/2008/TT-BGDĐT. Trong đó xác định với các ý chính sau:
– Việc phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự nhằm mục đích tôn vinh, ghi nhận công lao của các nhà hoạt động chính trị, xã hội có uy tín quốc tế. Của các nhà giáo, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài. Trong giá trị đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam.
– Tăng cường tình hữu nghị và sự hợp tác giữa Việt Nam với các nước. Khi có yếu tố nước ngoài, xác định với các giá trị công nhận không chỉ ở phạm vi lãnh thổ Việt nam. Mà còn là sự tự hào, tình hữu nghị với các nước bạn. Trong sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp nghiên cứu khoa học hay các đóng góp khác. Đều hướng đến phát triển, hiệu quả tiếp cận mới cho nước ta trong quan hệ quốc tế.
– Việt nam mong muốn được hợp tác với tinh thần thiện chí. Các chủ thể khác nhau trong đóng góp giá trị mới cho đất nước ta được phát triển. Tiến sĩ danh dự mang đến sự cao quý, sự chân trọng và bày tỏ sự đánh giá sâu sắc với các cống hiến, đóng góp đó.
2. Tiến sĩ danh dự tiếng Anh là gì?
Tiến sĩ danh dự tiếng Anh là Honorary Doctor.
3. Phong tặng tiến sĩ danh dự:
Quy định với việc phong tặng danh hiệu trong hoạt động giáo dục. Được thực hiện với các cơ sở giáo dục đại học, trong nhu cầu tiếp cận và định hướng nghề nghiệp. Nội dung này được quy định trong khoản 1 Điều 79
“1. Nhà hoạt động chính trị, xã hội có uy tín quốc tế, nhà giáo, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam được cơ sở giáo dục đại học phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự.”
Đây là quy định trong thực hiện hoạt động phong tặng tiến sĩ danh dự trong các cơ sở giáo dục đại học. Ngoài ra, các đối tượng khác cũng được quy định ở các văn bản có giá trị liên quan.
4. Điều kiện phong tặng tiến sĩ danh dự?
4.1. Quy định điều kiện về chủ thể:
Để được phong tặng danh hiệu, phải đáp ứng nhiều điều kiện khác nhau. Được xác định là điều kiện cần và điều kiện đủ. Từ đó mang đến tiêu chuẩn đảm bảo, ý nghĩa đối với các giá trị đóng góp trong sự nghiệp của chủ thể đó.
Nội dung quy định điều kiện được phong tặng trong khoản 2 Điều 4 Nghị định 84/2020/NĐ-CP như sau:
Điều 4. Phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự
Điều kiện được phong tặng:
Điều kiện về chủ thể:
Là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài. Có nhiều thành tích đóng góp ở các khía cạnh, lĩnh vực khác nhau theo quy định. Như vậy, nhằm thể hiện với việc công nhận với đối:
+ Đối tượng người Việt nam đang sinh sống, làm việc tại quốc gia khác. Nhưng luôn hướng đến tìm kiếm lợi ích tốt nhất trong phát triển đất nước. Hướng về quốc gia, dân tộc với các đóng góp giá trị, mang đến tác động lớn.
+ Đối tượng người nước ngoài nhưng đóng góp lớn với nước ta. Trong giáo dục, khoa học, các vấn đề xã hội. Để từ đó tạo cơ sở cho Việt nam có thể nâng tầm giá trị. Thực hiện trong đổi mới, hội nhập và phát triển với thế giới.
Với các giá trị đóng góp được công nhận:
– Có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam. Được một cơ sở giáo dục đại học đào tạo trình độ tiến sĩ của Việt Nam đồng ý phong tặng. Đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
– Có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam. Có uy tín quốc tế. Có nhiều thành tích, công lao đóng góp cho tình hữu nghị, cho sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam. Được một cơ sở giáo dục đại học đào tạo trình độ tiến sĩ của Việt Nam đồng ý phong tặng. Đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Phải được công nhận và phong tặng bởi tổ chức có thẩm quyền theo quy định. Đó là cơ sở giáo dục đại học đào tạo trình độ tiến sĩ.
4.2. Điều kiện trong hoạt động nghiệp vụ:
Các điều kiện cũng được xác định trong nội dung Điều 3 Thông tư số 26/2008/TT-BGDĐT. Thể hiện trong tiêu chuẩn, điều kiện đáp ứng đối với các chủ thể khác nhau. Điều kiện được phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự như sau:
– Đối với các nhà giáo, nhà khoa học:
Phải đáp ứng đủ hai tiêu chí xác định dưới đây.
– Là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam. Xác định với điều kiện về chủ thể, về các giá trị đóng góp ở các mức độ và tính chất khác nhau. Đảm bảo với tiêu chuẩn đề ra theo quy định.
– Được một cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ (sau đây gọi là cơ sở đào tạo tiến sĩ) của Việt Nam công nhận và đồng ý phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự. Chủ thể có được quyền trong phong tặng danh hiệu. Mang đến các ý nghĩa đối với giá trị cao quý trong chủ thể công nhận danh hiệu đó. Và mang đến các giá trị tự hào, khi có sự liên hệ giữa hai quốc gia. Trong thúc đẩy ý nghĩa quan hệ hợp tác, tình hữu nghị.
– Đối với các nhà hoạt động chính trị, xã hội:
Phải đảm bảo đủ điều kiện với các tiêu chí xác định sau:
– Có uy tín quốc tế, trong giá trị đóng góp, xây dựng cho hoạt động chung trong phát triển kinh tế quốc tế. Có nhiều thành tích, công lao đóng góp cho tình hữu nghị, cho sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam. Mang đến việc tiếp cận hiệu quả trong quan hệ giữa Việt nam với các chủ thể Luật quốc tế khác. Cũng như thúc đẩy Việt nam tham gia vào thị trường chung của thế giới.
– Được Đại sứ quán nước đó gửi công hàm đề nghị phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự.
– Được một cơ sở đào tạo tiến sĩ chấp thuận.
Với hai quốc gia đều đánh giá cao trong cống hiến của của chủ thể đó. Mang đến việc đề nghị và chấp thuận, trên tinh thần xét điều kiện, đáp ứng tiêu chuẩn mà Việt nam và nước bạn quy định.
Các văn bản pháp luật có liên quan tới bài viết:
– Nghị định 84/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục;
– Thông tư số 26/2008/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Hướng dẫn về trình tự, thủ tục phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự.