Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới: Pháp luật hình sự Liên Bang Nga; Pháp luật hình sự Hy Lạp; Pháp luật hình sự Nhật Bản.
Không chỉ được ghi nhận trong pháp luật hình sự Việt Nam và các văn bản pháp luật hình sự quốc tế, mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người là một loại tội phạm và được ghi nhận trong văn bản pháp luật hình sự của mỗi quốc gia.
Do có các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình tội pháp khác nhau, nên pháp luật mỗi nước lại có những quy định khác nhau về loại tội phạm này. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, học viên đã nghiên cứu tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người trong pháp luật hình sự của một số quốc gia dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Pháp luật hình sự Liên Bang Nga:
Trong BLHS Liên Bang Nga tội phạm về môi trường được quy định tại chương 26 Các tội phạm về sinh thái từ điều 246 đến điều 258. Trong đó điều 248 và điều 249 BLHS Liên Bang Nga có sự tương đồng về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người ở điều 240 BLHS Việt Nam.
Điều 248 BLHS Liên Bang Nga quy định tội vi phạm các quy định về an toàn khi tiếp xúc với các độc tố vi sinh hay độc tố sinh học khác
1. Vi phạm các quy định về an toàn khi tiếp xúc với các độc tố vi sinh hay độc tố sinh học khác, nếu gây tổn hại cho sức khoẻ của con người, lan truyền dịch bệnh cho người hay động vật hoặc các hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù đến 3 năm kèm theo tước quyền đảm nhiệm những chức vụ nhất định hay làm nghề nhất định trong thời hạn đến 3 năm hay không kèm theo hình phạt này. 2. Cũng hành vi đó nếu vô ý gây chết người, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm, kèm theo tước quyền đảm nhiệm những chức vụ nhất định hay làm nghề nhất định trong thời hạn đến 3 năm.
Điều 249 BLHS Liên Bang Nga quy định tội vi phạm các quy định về thú y và các quy định về kiểm soát dịch bệnh và sâu hại cây cối
1. Vô ý vi phạm các quy định về thú y gây lan truyền dịch bệnh cho súc vật hay gây những hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt lao động cải tạo đến 2 năm hoặc bị hạn chế tự do đến 3 năm hoặc bị phạt tù đến 3 năm. Vi phạm các quy định về chống bệnh tật và sâu hại cây cối gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt lao động cải tạo đến 1 năm hoặc bị phạt hạn chế tự do đến 2 năm hoặc bị phạt tù đến 2 năm.
Trong khi tôi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người được quy định chung tại điều 240 BLHS Việt Nam thì BLHS Liên Bang Nga lại tách hai tội này thành hai tội riêng biệt. BLHS Việt Nam thì không quy định cụ thể về việc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh như ở BLHS Liên Bang Nga mà chỉ xét trên khía cạnh mặt trung gian làm nguồn lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người.
2. Pháp luật hình sự Hy Lạp:
Tại điều 285, Bộ luật Hình sự của Hy Lạp, tội phạm dẫn đến nguy cơ bệnh truyền nhiễm phát tán sẽ bị phạt đến 5 năm tù giam và phạt hành chính.
Trường hợp vi phạm các biện pháp kiểm dịch làm lây truyền bệnh cho người khác, án phạt từ 5 đến 10 năm tù giam. Nếu vi phạm dẫn đến chết người, đối tượng bị phạt tù từ 10 đến 15 năm giam giữ. Ở mức nghiêm trọng nhất, nếu hành vi gây ra thương vong ở số lượng người lớn, đối tượng sẽ bị phạt tù chung thân.
Ngoài ra, các tội danh trên sẽ được xem xét giảm nhẹ tình tiết nếu nó được xác định là do sơ suất. Trong trường hợp vô ý phạm tội, bị cáo bị phạt tiền hoặc tù đến 2 năm.
So với điều 240 BLHS Việt Nam quy định về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người thì điều 285 BLHS Hy Lạp có phần xử phạt tội này mạnh tay hơn, khắt khe hơn.
Điểm khác biệt nữa giữa điều 240 BLHS Việt Nam và điều 285 BLHS Hy Lạp thì điều 240 BLHS Việt Nam quy định về người thực hiện hành vi phạm tội là do lỗi “cố ý” tức là nhận thức được hành vi của mình làm nhưng vì những động cơ khác nhau mà vẫn thực hiện hành vi mà pháp luật cấm. Trong khi đó điều 285 BLHS Hy Lạp lại quy định người thực hiện hành vi phạm tội vừa do lỗi “vô ý và lỗi “cố ý” để thực hiện hành vi của mình. Đây cũng là tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cho tội phạm này.
Qua đó có thể thấy, mỗi quốc gia đã đặt ra các quy định riêng, nhưng điểm chung là đều có tính răn đe nghiêm khắc, nhằm ngăn chặn làn
3. Pháp luật hình sự Nhật Bản:
Bộ luật hình sự Nhật Bản là một trong những bộ luật cơ bản nhất cấu thành “Sáu Luật” của Nhật đã và đang được áp dụng tại Nhật Bản hiện nay. Về tội phạm môi trường và làm lây lan nguồn bệnh, dịch bệnh thì được BLHS Nhật Bản quy định tại điều 142 đến 147.
Điều 142. Gây ô nhiễm nước sạch
Người nào gây ô nhiễm nước sạch dùng làm nước uống và bằng cách đó làm cho nước không bảo đảm tiêu chuẩn sử dụng, thì bị phạt tù khổ sai đến 6 tháng hoặc bị phạt tiền đến 100.000 Yên.
Điều 143. Gây ô nhiễm hệ thống cấp nước
Người nào gây ô nhiễm nước sạch dùng làm nước uống đã được cấp cho công chúng qua đường ống nước hoặc gây ô nhiễm nguồn nước sạch và bằng cách đó làm cho nước không bảo đảm tiêu chuẩn sử dụng, thì bị phạt tù khổ sai từ 6 tháng đến 7 năm. Điều 144. Bỏ chất độc vào nước sạch
Người nào bỏ chất độc vào nước sạch dùng làm nước uống hoặc gây ô nhiễm nước sạch bằng các chất có hại cho sức khỏe con người, thì bị phạt tù khổ sai đến 3 năm.
Điều 145. Gây ô nhiễm nước sạch dẫn đến chết người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Người nào thực hiện một trong các tội được quy định tại các điều 142, 143 và 144 trên đây mà gây chết người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, đều bị xử phạt nặng hơn so với các tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 146. Bỏ chất độc vào ống dẫn nước chính và gây chết người
Người nào bỏ chất độc vào nước sạch đã được nhà máy nước cấp cho công chúng dùng làm nước uống hoặc bỏ chất độc vào nguồn nước sạch cũng như gây ô nhiễm nước sạch hoặc nguồn nước sạch bằng các chất có hại cho sức khoẻ của con người, thì bị phạt tù khổ sai từ 2 năm trở lên. Nếu gây chết người, thì bị phạt tử hình, tù khổ sai chung thân hoặc tù khổ sai khổ sai từ 5 năm trở lên. Điều 147. Làm hư hỏng, huỷ hoại hoặc phong tỏa đường ống nước
Người nào làm hư hỏng, huỷ hoại hoặc phong tỏa đường ống nước đang cấp nước sạch dùng làm nước uống cho công chúng, thì bị phạt tù khổ sai từ 1 năm đến 10 năm. Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người hay bất kì sinh vật sống nào trên trái đất. Đây là một trong những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Nước cần cho mọi sự sống và phát triển. Nước vừa là môi trường, nhưng nó cũng chính là nguồn sống. Nước vừa mang theo vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Nhưng cũng chính là đầu vào, là nguyên liệu trong các hoạt động sản xuất, nông nghiệp. Nói một cách dễ hiểu, nếu trái đất không có nước sẽ không thể tồn tại được.
Hơn 75% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Lượng nước trên Trái Đất có vào khoảng 1,38 tỷ km. Trong đó 97,4% là nước mặn trong các đại dương trên thế giới, phần còn lại, 2,6%, là nước ngọt, tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết đóng ở hai cực và trên các ngọn núi, chỉ có 0,3% nước trên toàn thế giới là có thể sử dụng làm nước uống.
Do đó, việc cung cấp nước sạch sẽ là một trong những thử thách lớn nhất của loài người trong vài thập niên tới đây. Bởi nước là một tài nguyên có thể tái tạo, nhưng không vô hạn. Cùng với tình trạng ô nhiễm ngày một nặng và dân số ngày càng tăng.
Chính vì những lý do trên mà BLHS Nhật Bản rất chú trọng tới nguồn nước mà mình đang sử dụng. BLHS Nhật Bản quy định rất rõ về tội phạm xâm phạm đến môi trường cụ thể là xâm phạm tới nguồn nước gây ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp tới sức khỏe, tính mạng của con người.
Pháp luật Nhật Bản đương đại là sự kết hợp đặc biệt của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa với hệ thống pháp luật Anh – Mỹ. Trong nhiều thế kỷ, Nhật Bản đã khôn khéo trong việc học hỏi kinh nghiệm nước ngoài để xây dựng hệ thống pháp luật nước mình. Trong xu thế hội nhập và phát triển chung của thế giới, không một hệ thống pháp luật nào có thể tồn tại và phát triển tách biệt hoàn toàn với hệ thống pháp luật khác, nhưng cần tìm hiểu, nghiên cứu để xem xét, tiếp thu trên cơ sở đánh giá tính phù hợp của các chế định đó với các điều kiện kinh tế, xã hội và chính trị của đất nước. Mô hình BLHS Nhật Bản là kinh nghiệm quý báu cho chúng ta trong việc nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài để xây dựng BLHS phù hợp với điều kiện thực tiễn và truyền thống pháp lý đất nước, có tính khả thi và có hiệu quả cao trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo chân lý khách quan, bảo đảm quyền con người.