Quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau? Thời hạn giấy nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa bao nhiêu ngày? Trình tự và thủ tục nghỉ ốm hưởng BHXH?
Đối với người lao động hiện nay pháp luật quy định rất nhiều các quyền lợi cụ thể và chế độ cho người lao động điển hình có thể kể tới nghỉ ốm hưởng BHXH của người lao động. Để được giải quyết hưởng chế độ ốm đau người lao động cần làm các thủ tục theo quy định của pháp luật để được hưởng. Có một số thắc mắc xoay quanh vấn đề thời hạn giấy nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa bao nhiêu ngày? Vậy hãy theo dõi ngay dưới đây để được giải đáp nhé.
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Như chúng ta đã biết thì chế độ ốm đau là một trong những chính sách an sinh xã hội do nhà nước ta đề ra chế độ này mang ý nghĩa nhân văn cao cả, nhằm bảo đảm thu nhập cho người tham gia BHXH tạm thời bị gián đoạn do phải nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn,…
Thông qua chế độ này có thể thấy được những tác dụng to lớn không chỉ với người lao động, gia đình của họ mà còn với người sử dụng lao động. Đối với bản thân người lao động, chế độ hỗ trợ một phần kinh phí điều trị, duy trì cuộc sống hàng ngày, giúp người lao động nhanh chóng trở lại làm việc, ổn định đời sống.
Đối với người sử dụng lao động, bằng việc đảm bảo thu nhập cho người lao động, chế độ ấy góp phần không nhỏ trong việc ổn định tâm lý, tăng năng suất lao động, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2. Thời hạn giấy nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Thông tư số: 56/2017/TT-BYT thông tư quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc về bảo hiểm y tế. Quy định cụ thể như sau:
2. Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.
Trường hợp người lao động trong cùng một thời gian được hai, ba chuyên khoa của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau khám và cùng cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.
Trường hợp khám nhiều chuyên khoa trong cùng một ngày tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì chỉ cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, Căn cứ dựa trên quy định này ta thấy rằng pháp luật đã quy định rất cụ thể về việc thời hạn của giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Theo đó việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Riêng trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
3. Trình tự và thủ tục nghỉ ốm hưởng BHXH:
Bước 1. Lập, nộp hồ sơ
1. Người lao động: lập hồ sơ theo quy định tại mục 1.3 (Thành phần hồ sơ) và nộp cho đơn vị sử dụng lao động.
2. Đơn vị sử dụng lao động: tiếp nhận hồ sơ từ Người lao động lập Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK (mẫu số 01B-HSB) trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định; nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đơn vị sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội.
Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định
Bước 3. Nhận kết quả
+ Đơn vị sử dụng lao động: nhận Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK và tiền trợ cấp.
+ Người lao động: nhận tiền trợ cấp.
Cách thức thực hiện
1. Nộp hồ sơ
a) NLĐ nộp hồ sơ trực tiếp cho đơn vị sử dụng lao động.
b) Đơn vị sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội bằng một trong các hình thức sau:
– Qua giao dịch điện tử: đơn vị sử dụng lao động lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN; nếu chưa chuyển đổi hồ sơ giấy sang dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy đến cơ quan bảo hiểm xã hội qua dịch vụ bưu chính công ích.
– Qua dịch vụ bưu chính công ích;
– Trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Nhận kết quả
a) Đơn vị sử dụng lao động: trực tiếp nhận Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích, giao dịch điện tử; nhận tiền trợ cấp cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển qua tài khoản của đơn vị để chi trả cho Người lao động đăng ký nhận bằng tiền mặt tại đơn vị sử dụng lao động.
b) Người lao động nhận tiền trợ cấp bằng một trong các hình thức sau:
– Thông qua tài khoản cá nhân;
– Trực tiếp nhận tại cơ quan bảo hiểm xã hội trong trường hợp chưa nhận tại đơn vị mà đơn vị đã chuyển lại kinh phí cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
– Thông qua đơn vị sử dụng lao động.
– Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “Ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Thành phần hồ sơ:
1. Đối với Người lao động
Trường hợp điều trị nội trú:
+ Bản sao Giấy ra viện của Người lao động hoặc của con Người lao động dưới 7 tuổi. Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng bản sao Giấy báo tử; trường hợp Giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì bổ sung giấy tờ khác của cơ sở khám, chữa bệnh có thể hiện thời gian vào viện;
+ Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao Giấy chuyển tuyến hoặc Giấy chuyển viện.
Trường hợp điều trị ngoại trú:
+ Bản chính Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
Trường hợp Người lao động hoặc con của Người lao động khám, chữa bệnh ở nước ngoài: Bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy khám chữa bệnh do cơ sở khám chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
+ Đối với đơn vị sử dụng lao động: Bản chính Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK (mẫu 01B-HSB).
Thời hạn giải quyết:
Tối đa 6 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Đối tượng thực hiện:
Đơn vị sử dụng lao động
Lệ phí:
Không
Cơ sở pháp lý:
– Luật BHXH số 58/2014/QH13 (20/11/2014);
–
–
–
– Nghị định số 143/2018/NĐ-CP (15/10/2018);
–
– Thông tư số 46/2016/TT-BYT (30/12/2016);
– Thông tư số 56/2017/TT-BYT (29/12/2017);
– Quyết định số 838/QĐ-BHXH (29/5/2017);
– Quyết định số 595/QĐ-BHXH (14/4/2017);
– Quyết định số 888/QĐ-BHXH (16/7/2018);
– Quyết định số 166/QĐ-BHXH (31/01/2019);
– Quyết định số 505/QĐ-BHXH (27/3/2020);
– Công văn số 3432/LĐTBXH-BHXH (08/9/2016);
– Công văn số 4831/LĐTBXH-BHXH (17/11/2017).
Như vậy thông qua quy định này chúng ta cần thực hiện theo đúng trình tư và thủ tục khi muốn hưởng bảo hiểm xã hội khi nghỉ ốm đúng quy định của pháp luật đề ra.