Các hoạt động tự kiểm điểm được thực hiện là cách thức giúp Đảng viên nhìn nhận, từ đánh giá đối với trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ của mình trong tính chất quyền hạn, nghĩa vụ. Bài viết dưới đây xin giới thiệu về mẫu báo cáo tự kiểm tra, giám sát Đảng viên mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Báo cáo tự giám sát Đảng viên là gì?
Báo cáo giám sát đảng viên là báo cáo thực hiện bởi chủ thể quản lý. Với các giám sát thực hiện nghiệp vụ, các tiêu chuẩn cũng như đóng góp của Đảng viên với tổ chức Đảng. Trong nội dung báo cáo triển khai về việc kiểm tra Đảng viên với:
– Toàn bộ các hoạt động công tác trong tổ chức.
– Xác minh tiến độ thực hiện các công việc. Cũng như gắn với các nhiệm vụ mà đảng viên được giao.
– Thu thập các thông tin, tổng hợp và phân tích. Với các quy định về phạm vi quyền hạn, trình tự thủ tục trong công việc. Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, kịp thời xử lý đối với các hành vi thực hiện trái với quy định pháp luật của Đảng viên.
Như vậy, thông qua báo cáo giám sát, các cơ quan quản lý tổng hợp với hiệu quả tổ chức hoạt động của Đảng viên trong đơn vị. Thực hiện hiệu quả hoạt động theo dõi, xem xét đánh giá và đánh giá hiệu quả giá trị làm việc. Nhằm kịp thời tác động để cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng.
Tự kiểm tra:
Tự kiểm tra được thực hiện gắn với các chủ động trong đánh giá công việc. Với Đảng viên tiến hành ghi nhận các hoạt động thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ trong tổ chức. Việc kiểm tra cũng mang đến các tự nhận thức, điều chỉnh. Và báo cáo đối với các trách nhiệm được phát huy, các tồn tại cần thay đổi. Việc tự kiểm tra cũng được quản lý, giám sát trong tổ chức. Nhằm thực hiện các thông tin cung cấp chính xác với nội dung báo cáo.
Nguyên tắc giám sát:
– Các cấp quản lý thực hiện với tổ chức, cá nhân là thành viên mà mình quản lý. Tổ chức đảng cấp trên giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên. Từ đó mang đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ giám sát theo sự phân công. Với các phân công và phối hợp ở các tổ chức, đơn vị. Và hướng đến tiếp cận hiệu quả trong hoạt động quản lý nói chung. Thực hiện các cương lĩnh chính trị trong tổ chức Đảng.
– Việc giám sát phải công khai, trong hoạt động được tổ chức quản lý. Thể hiện sự dân chủ, khách quan, và mang đến hiệu quả thực hiện công việc. Đảm bảo thận trọng, đúng nguyên tắc. Thực hiện với các phương pháp công tác đảng, đúng quy định của Điều lệ Đảng. Và hướng đến điều chỉnh tác động hiệu quả để xây dựng đội ngũ chất lượng. Hướng đến các lợi ích của quốc gia, dân tộc.
– Giám sát của Đảng có các hình thức thực hiện khác nhau. Dựa trên các tiêu chí phân biệt.
+ Với cách thức thực hiện giám sát: Có giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp.
+ Với mức độ triển khai, thực hiện các hoạt động giám sát: Có giám sát thường xuyên và giám sát theo chuyên đề.
2. Mẫu Báo cáo kiểm tra, giám sát Đảng viên số 1:
ĐẢNG BỘ KHỐI DN TỈNH HÀ NỘI ĐẢNG UỶ……… Số :…………….. | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ………………., ngày …… tháng …. năm….. |
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC
Kiểm tra, giám sát của Đảng ủy………năm …….
Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam;
Căn cứ các quy định, hướng dẫn của Đảng, cấp ủy, UBKT cấp trên về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng;
Căn cứ Chương trình công tác kiểm tra, giám sát năm ….của Đảng ủy khối Doanh nghiệp tỉnh;
Thực hiện Quy chế làm việc của Đảng ủy, nhiệm kỳ………….
Đảng ủy……………… xây dựng Chương trình công tác kiểm tra, giám sát năm 20… với các nội dung như sau:
I- Nội dung và chương trình kiểm tra:
– Nội dung kiểm tra: ………
– Đối tượng kiểm tra: ……
– Lực lượng kiểm tra: ……
– Mốc thời gian kiểm tra: ……
– Thời gian tiến hành kiểm tra: ………
– Phương pháp tiến hành: ……
II- Nội dung và chương trình giám sát:
1- Giám sát thường xuyên:
– Nội dung giám sát: ……
– Đối tượng giám sát:……
– Lực lượng giám sát:……
– Phương pháp tiến hành:……
2- Giám sát chuyên đề: (Nội dung xây dựng tương tự như phần kiểm tra)
III- Tổ chức thực hiện
1/ Đảng uỷ, các chi bộ, các tổ chức đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và người lao động về kiểm tra, giám sát của Đảng; tạo sự đoàn kết thống nhất, tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng.
2/ Các cuộc kiểm tra, giám sát theo chương trình do Đảng uỷ quyết định và
3/ Đồng chí được phân công làm Tổ trưởng có trách nhiệm xây dựng đề cương, phân công nhiệm vụ các thành viên, xây dựng kế hoạch làm việc và thực hiện quy trình kiểm tra giám sát; báo cáo kết quả về Đảng ủy xem xét, quyết định.
4. Các chi bộ căn cứ các nội dung trên, phối hợp UBKT Đảng uỷ thực hiện tốt Chương trình này.
5. Chương trình này có thể được Đảng ủy bổ sung, điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu thực tế và chỉ đạo của cấp ủy cấp trên./.
Nơi nhận:– BTV Đảng ủy Khối (b/c) – UBKT Đảng uỷ Khối (b/c); – Các đ/c Đảng ủy viên (t/h); – UBKT Đảng ủy (t/h); – Các chi bộ (t/h); – Lưu ĐU. | TM. ĐẢNG ỦY BÍ THƯ |
3. Mẫu Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên số 2:
ĐẢNG BỘ……………. CHI BỘ …………… | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ______________________ |
……………, ngày…..tháng….năm…. |
BẢN TỰ KIỂM TRA
Đảng viên chấp hành theo Điều 30 của Điều lệ Đảng
Kính gửi: Chi bộ …………
Họ và tên đảng viên được kiểm tra:………
Ngày tháng năm sinh:……
Quê quán:……
Nơi cư trú hiện nay:……
Ngày vào đảng: ……/…../…… Chính thức ngày: ……/…../……
Hiện đang sinh hoạt đảng tại Chi bộ……. thuộc Đảng bộ……
Đơn vị công tác:……
Chức vụ (đảng, chính quyền, đoàn thể):………
Thực hiện Kế hoạch số …….-KH/CB, ngày…….tháng……năm….. của Chi ủy Chi bộ …… (hay Chi bộ …….) về kiểm tra đảng viên chấp hành theo điều 30, Điều lệ Đảng CSVN (khóa ……) năm 20……, tôi xin tự kiểm điểm như sau:
1/- Về nội dung, thời gian kiểm tra
* Về nội dung:
– Thực hiện 4 nhiệm vụ của người đảng viên, theo Điều 2, Chương I, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
– Việc thực hiện Quy định số 47-QĐ/TW ngày 01/11/2011 của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm.
– Kiểm tra việc khắc phục, sửa chữa những khuyết điểm đối với những đảng viên đã được kiểm tra đảng viên chấp hành trước đó.
* Vể thời gian: Theo kế hoạch kiểm tra đảng viên chấp hành năm 20…… của Chi bộ, thời gian kiểm tra là từ ngày 1/1/20… đến ngày …./…./20…..
2/- Phần tự kiểm tra
a/- Những ưu điểm:
……
……
b/- Những khuyết điểm, nhược điểm:
……
……
c/- Nguyên nhân của những khuyết điểm, nhược điểm:
* Nguyên nhân khách quan:
……
……
* Nguyên nhân chủ quan:
……
……
3/- Biện pháp khắc phục, sửa chữa những khuyết điểm
Cần nêu cụ thể các biện pháp khắc phục sửa chữa, thời gian khắc phục sửa chữa những khuyết điểm, nhược điểm.
4/- Những ý kiến, đề nghị, đề xuất:
Nêu những ý kiến, đề nghị, đề xuất của bản thân đảng viên đối với chi bộ, đảng bộ, đơn vị và BGH Nhà trường; Với cấp trên có liên quan đến nội dung được kiểm tra (nếu có)
Hay ghi không có (nếu không có ý kiến, đề nghị, đề xuất).
5/- Tự nhận xét: Chấp hành tốt (hay chưa tốt) nội dung được kiểm tra.
Trên đây là những nội dung tự bản thân kiểm tra và nhận thấy trong thời gian qua. Tuy nhiên cũng còn những khuyết điểm chưa thấy được, kính đề nghị Chi ủy và các đồng chí đảng viên trong chi bộ đóng góp thêm để bản thân sửa chữa, khắc phục và rèn luyện ngày càng hoàn thiện.
Chân thành cám ơn!
NGƯỜI TỰ VIẾT KIỂM ĐIỂM (Ký và ghi rõ họ tên) |
4. Hướng dẫn soạn báo cáo tự kiểm tra, giám sát của Đảng viên:
Các mẫu báo cáo mang đến các nội dung cần triển khai. Trong đó, điều chỉnh và phản ánh các thông tin cung cấp hiệu quả. Cũng như mang đến ý nghĩa trọng tâm trong triển khai tự kiểm tra hay giám sát. Thực hiện các nhận xét, các quyết tâm trong hoạt động Đảng cũng rất quan trọng.
Để có một mẫu báo cáo tự giám sát đảng viên đầy đủ nội dung. Chủ thể thực hiện báo cáo cần phải đảm bảo:
– Trình bày bố cục rõ ràng, với các nội dung chính theo quy định. Mẫu báo cáo tự giám sát đảng viên sử dụng đúng theo quy định của cơ quan, đơn vị. Triển khai hiệu quả đối với công tác phản ánh, đánh giá. Khách quan thực hiện so sánh trong năng lực, hành vi, các tiêu chí khác nhau với Đảng viên của đơn vị. Các nội dung xây dựng phải phù hợp tiếp cận việc phản ánh thông tin.
– Văn bản sử dụng dễ hiểu, đơn giản, phù hợp. Các đánh giá trực diện, trung thực, khách quan. Cũng như phản ánh trong điểm mạnh, điểm yếu. Các điều chỉnh, cố gắng và phát huy cần thiết trong thời gian tới.
– Nội dung báo cáo giám sát đảng viên phải thể hiện rõ:
+ Đối tượng kiểm tra. Là cơ quan quản lý thực hiện trong thẩm quyền. Hướng đến nắm được năng lực, tư tưởng,… đánh giá Đảng viên của tổ chức mình.
+ Lực lượng kiểm tra. Với đội ngũ theo quy định, Tiến hành theo các trình tự, thủ tục và thẩm quyền đảm bảo.
+ Mốc thời gian kiểm tra.
+ Thời gian tiến hành kiểm tra. Kéo dài với khoảng thời gian ngắn hay dài. Từ đó mang đến đánh giá có ý nghĩa trong khoảng thời gian đó. Như thực hiện trong năm, trong quý,…
+ Phương pháp tiến hành. Là một trong các cách tiếp cận hiệu quả mà đơn vị lựa chọn.