Quy định về điều kiện nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản? Một số quy định về xuất nhập khẩu giống thủy sản?
Vai trò của ngành Thủy sản nước ta rất quan trọng. Ngành thuỷ sản đã giúp cung cấp nguồn thực phẩm giàu năng lượng, góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn. Bên cạnh đó cũng đã góp phần sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thủy sản phong phú cũng như tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân. Việc nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản cũng rất được quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quy định về điều kiện nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản?
Mục lục bài viết
1. Quy định về điều kiện nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản:
Theo quy định cụ thể tại Điều 27 Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 thì điều kiện nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản được quy định cụ thể như sau:
– Giống thủy sản nhập khẩu sẽ cần phải được kiểm tra chất lượng theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Các chủ thể là những tổ chức, cá nhân được nhập khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; trường hợp nhập khẩu giống thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để khảo nghiệm, nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
– Tổ chức, cá nhân được xuất khẩu giống thủy sản trong các trường hợp sau đây:
+ Tổ chức, cá nhân được xuất khẩu giống thủy sản trong trường hợp không có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu;
+ Tổ chức, cá nhân được xuất khẩu giống thủy sản trong trường hợp đáp ứng điều kiện trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện;
+ Tổ chức, cá nhân được xuất khẩu giống thủy sản trong trường hợp vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế cần xuất khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất giống thủy sản tại nước xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp sau đây:
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất giống thủy sản tại nước xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp đánh giá để thừa nhận lẫn nhau.
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất giống thủy sản tại nước xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, môi trường, an toàn sinh học đối với giống thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam.
– Chính phủ quy định chi tiết Điều 27 Luật Thủy sản 2017.
Như vậy, pháp luật nước ta đã ban hành quy định rất cụ thể về điều kiện nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản. Để được nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản các cá nhân, tổ chức cần tuân thủ các quy định về điều kiện nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản được nêu trên. Việc ban hành các quy định này có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn giúp cho việc nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản đáp ứng đúng quy định và bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan.
2. Một số quy định về xuất nhập khẩu giống thủy sản:
Căn cứ pháp lý: Nghị định số 26/2019/NĐ-CP (Nghị định 26) quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thủy sản.
– Việc nhập khẩu giống thủy sản để nghiên cứu khoa học hoặc trưng bày phải có giấy phép theo đúng quy định pháp luật:
Theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP, các chủ thể là những tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu giống thủy sản chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP nhằm mục đích để nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép.
Các chủ thể là những tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu giống thủy sản gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống thủy sản bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu cụ thể sau đây:
+ Đơn đề nghị theo Mẫu số 05.NT.
+ Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thủy sản đăng ký nhập khẩu kèm theo tên tiếng Việt, tên khoa học, tên tiếng Anh (nếu có).
+ Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về khoa học công nghệ (đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu khoa học).
+ Tài liệu chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm; phương án xử lý loài thủy sản sau khi hội chợ, triển lãm kết thúc (đối với trường hợp nhập khẩu để trưng bày tại hội chợ, triển lãm).
– Việc xuất khẩu giống thủy sản bị cấm xuất khẩu sẽ cần phải được Thủ tướng Chính phủ đồng ý:
Tại Điều 23 của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP đã quy định, tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu, Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện để có thể thực hiện việc nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế thì gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản để xin cấp phép.
Pháp luật cũng quy định đối với hồ sơ đề nghị cấp phép xuất khẩu loài thủy sản bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu cụ thể sau đây:
+ Đơn đề nghị cấp phép xuất khẩu loài thủy sản theo Mẫu số 36.NT.
+ Tài liệu chứng minh xuất khẩu loài thủy sản vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế.
Tổng cục Thủy sản sẽ tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp phép xuất khẩu loài thủy sản cho tổ chức, cá nhân sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý.
– Nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải có giấy phép:
Theo quy định tại Điều 30 của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP quy định các trường hợp nhập khẩu phải được Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp Phát triển và nông thôn) cấp phép bao gồm:
+ Trường hợp thứ nhất: Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.
Bên cạnh đó thì hồ sơ đăng ký nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu cụ thể sau đây:
+ Đơn đăng ký nhập khẩu theo Mẫu số 15.NT.
+ Giấy xác nhận về việc tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam (đối với trường hợp nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm).
+ Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về khoa học công nghệ (đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu).
– Nghị định số 26/2019/NĐ-CP cũng quy định không phải xin giấy phép nhập khẩu đối với loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm:
Các tổ chức, cá nhân được phép nhập khẩu không phải xin giấy phép đối với các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam (trừ loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp) theo quy định tại Điều 67 của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP và sẽ được tái xuất, quá cảnh theo quy định của pháp luật quản lý ngoại thương.
– Nghị định số 26/2019/NĐ-CP còn quy định trước khi tàu nhập cảng 24 giờ phải
Bên cạnh đó thì Nghị định 26/2019/NĐ-CP cũng đã ban hành 4 Danh mục gồm:
+ Danh mục các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm. Trong đó quy định nhóm 1 có 126 loài; nhóm 2 có 60 loài.
+ Danh mục các loài thủy sản cấm xuất khẩu. Trong đó, quy định cụ thể 43 loài thủy sản cấm xuất khẩu.
Chúng ta nhận thấy rằng, Nghị định 26/2019/CP của Chính Phủ có hiệu lực thi hành từ ngày 25/4/2019 đã có những quy định khá cụ thể về việc xuất nhập khẩu giống thủy sản. Nghị định 26/2019/CP được ban hành và nó được dùng để thay thế 14 Nghị định của Chính phủ và bãi bỏ 9 Chỉ thị, Thông tư, Quyết định khác Việc xuất nhập khẩu giống thủy sản trong giai đoạn hiện nay có những ý nghĩa cũng như đóng góp vai trò quan trọng trong nhiều mặt của đất nước. Chính vì thế mà các quy định được nêu cụ thể bên trên là rất cần thiết và thiết thực.