Bán tài sản công là gì? Bán tài sản công theo phương thức trực tiếp? Bán tài sản công theo hình thức đấu giá?
Tài sản công là một loại tài sản quan trọng. Thực tế thì tài sản công đã góp phần giúp cuộc sống của chúng ta đầy đủ hơn, hiện đại hơn và văn minh hơn nhiều. Hiện nay, các vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý tài sản công theo quy định tại luật quản lý tài sản công của nhà nước vẫn luôn được nhiều người quan tâm. Việc bán tài sản công cũng được pháp luật quy định cụ thể. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quy định về bán tài sản công theo hai phương thức trực tiếp và đấu giá.
Mục lục bài viết
1. Bán tài sản công theo phương thức trực tiếp:
Trình tự, thủ tục bán tài sản công sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 23
– Cơ quan nhà nước có tài sản công thuộc các trường hợp được quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 43 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công lập 01 bộ hồ sơ đề nghị bán tài sản công gửi cơ quan quản lý cấp trên để xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này xem xét, quyết định.
Hồ sơ đề nghị bán tài sản công gồm các loại giấy tờ, tài liệu sau đây:
+ Văn bản đề nghị bán tài sản công của cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản công (trong đó nêu rõ hình thức bán, trách nhiệm tổ chức bán tài sản, việc quản lý, sử dụng tiền thu được từ bán tài sản): 01 bản chính.
+ Văn bản đề nghị bán tài sản công của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính.
+ Danh mục tài sản đề nghị bán (chủng loại, số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; mục đích sử dụng hiện tại; lý do bán): 01 bản chính.
+ Ý kiến của cơ quan chuyên môn về quy hoạch sử dụng đất (trong trường hợp bán trụ sở làm việc): 01 bản sao.
+ Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị bán tài sản (nếu có): 01 bản sao.
– Kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và trong thời hạn 30 ngày, chủ thể là cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định bán tài sản công hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị bán không phù hợp.
Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công được pháp luật quy định sẽ có trách nhiệm thẩm định về đề nghị bán tài sản trong trường hợp việc bán tài sản do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo thẩm quyền.
Nội dung chủ yếu của Quyết định bán tài sản công bao gồm:
+ Cơ quan nhà nước có tài sản bán.
+ Danh mục tài sản được bán (chủng loại, số lượng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do bán).
+ Phương thức bán tài sản.
+ Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công.
+ Quản lý, sử dụng tiền thu được từ bán tài sản.
– Chủ thể là cơ quan, người có thẩm quyền quyết định bán tài sản công quyết định giao cơ quan nhà nước có tài sản công hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 sẽ tổ chức bán tài sản công.
Việc giao trách nhiệm tổ chức bán tài sản công cho cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 được thực hiện dựa theo nguyên tắc sau:
+ Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 tổ chức bán đối với tài sản công do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định bán.
+ Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 tổ chức bán đối với tài sản công do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định bán.
+ Sở Tài chính tổ chức bán đối với tài sản công do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bán.
+ Phòng Tài chính – Kế hoạch tổ chức bán đối với tài sản công do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bán.
– Trong thời hạn 60 ngày (đối với trụ sở làm việc), 30 ngày (đối với tài sản khác), kể từ ngày có quyết định bán của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công.
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc bán tài sản, cơ quan nhà nước có tài sản bán hạch toán giảm tài sản; báo cáo kê khai biến động tài sản công theo quy định.
Như vậy, việc bán tài sản công sẽ được thực hiện theo quy định được nêu cụ thể bên trên. Hiện nay, ta nhận thấy, đối với việc sử dụng và quản lý tài sản công đang ngày càng có nhiều vấn đề xảy ra. Do vậy nên cần có những giải pháp quản lý tài sản công hiệu quả. Cụ thể như cấn phải triển khai thực hiện Luật quản lý, ban hành các văn bản hướng dẫn công tác quản lý tài sản công.
Bên cạnh đó nhanh chóng khắc phục những lỗ hổng trong pháp lý, những quy định hạn chế trong việc thực hiện công tác quản lý tài sản công. Cùng với đó là cần phải xây dựng một hệ thống về thực hiện giao dịch điện tử trong việc sử dụng tài sản công. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý đối với các hành vi vi phạm các vấn đề liên quan đến công tác quản lý tài sản chung cũng cần được quan tâm. Đặc biệt là mỗi người dân đều sẽ cần có ý thức, nghiêm túc thực hiện và chấp hành các quy định của nhà nước về công tác quản lý tài sản công.
2. Bán tài sản công theo hình thức đấu giá:
Theo quy định cụ thể tại Điều 24 Nghị định 151/2017/NĐ-CP, việc bán tài sản công phải thực hiện công khai theo hình thức đấu giá, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 26, khoản 1 Điều 27 Nghị định 151/2017/NĐ-CP của Chính Phủ.
Bên cạnh đó thì theo quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật đấu giá tài sản, những người sau đây không được đăng ký tham gia đấu giá:
“a) Người không có năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người tại thời điểm đăng ký tham gia đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
b) Người làm việc trong tổ chức đấu giá tài sản thực hiện cuộc đấu giá; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá; người trực tiếp giám định, định giá tài sản; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người trực tiếp giám định, định giá tài sản;
c) Người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền xử lý tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản, người ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật;
d) Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quy định tại điểm c khoản này;
đ) Người không có quyền mua tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật áp dụng đối với loại tài sản đó.”
Các cơ quan Nhà nước được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản sẽ thuê tổ chức đấu giá tài sản để nhằm thực hiện tổ chức đấu giá. Việc cơ quan Nhà nước lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản. Đối với trường hợp cơ quan Nhà nước không thuê được tổ chức đấu giá tài sản thì thành lập Hội đồng để thực hiện việc đấu giá.
Hội đồng đấu giá tài sản công bao gồm ba thành viên trở lên. Chủ tịch Hội đồng được biết đến là người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 151/2017/NĐ-CP của Chính Phủ hoặc người được ủy quyền; thành viên của Hội đồng được hiểu là đại diện cơ quan tài chính, cơ quan tư pháp cùng cấp, đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật.
Trình tự, thủ tục đấu giá tài sản công sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về việc đấu giá tài sản; cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản theo quy định của pháp luật sẽ có trách nhiệm giám sát toàn bộ quá trình bán đấu giá trong trường hợp thuê tổ chức đấu giá để nhằm mục đích có thể thực hiện bán đấu giá tài sản.
Ưu tiên đấu giá tài sản công qua Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công.
Thông tin về việc đấu giá tài sản công cũng sẽ được niêm yết, thông báo công khai theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản và các thông tin này sẽ được đăng tải trên Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công hoặc Trang thông tin điện tử về tài sản công.
Trong thời hạn 90 ngày (trường hợp bán trụ sở làm việc), 05 ngày làm việc (trường hợp bán tài sản khác), kể từ ngày ký Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, chủ thể là người trúng đấu giá có trách nhiệm thanh toán tiền mua tài sản cho cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản. Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản nộp tiền vào tài khoản tạm giữ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tiền bán tài sản.
Còn đối vớ trường hợp quá thời hạn quy định mà chủ thể là người được quyền mua tài sản chưa thanh toán đủ số tiền mua tài sản thì chủ thể là người được quyền mua tài sản sẽ có trách nhiệm cần phải nộp khoản tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản có văn bản đề nghị kèm theo bản sao Hợp đồng mua bán tài sản và chứng từ về việc nộp tiền của người được quyền mua tài sản (nếu có) gửi Cục thuế (nơi có tài sản) để xác định và ra Thông báo về số tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Số tiền chậm nộp sẽ thuộc nguồn thu của ngân sách trung ương (trong trường hợp tài sản của cơ quan nhà nước thuộc trung ương quản lý), ngân sách địa phương (trong trường hợp tài sản của cơ quan nhà nước thuộc địa phương quản lý).
Thời hạn nộp tiền cụ thể và quy định việc nộp tiền chậm nộp phải được ghi rõ tại Quy chế bán đấu giá, Hợp đồng mua bán tài sản.
Đối với trường hợp đã ký hợp đồng mua bán tài sản hoặc thanh toán tiền mua tài sản nhưng sau đó chủ thể là người mua tài sản lại quyết định không mua tài sản đó nữa thì được xử lý theo hợp đồng ký kết và pháp luật về dân sự.
Cơ quan khi được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản thì sẽ có trách nhiệm xuất hóa đơn bán tài sản công cho người mua theo quy định pháp luật hiện hành. Việc giao tài sản cho chủ thể là người mua được thực hiện tại nơi có tài sản sau khi chủ thể là người mua đã hoàn thành việc thanh toán.