Luật Bảo vệ môi trường năm 1979 của Trung Quốc là luật cơ bản nhằm bảo vệ môi trường Trung Quốc. Các biện pháp chính mà Trung Quốc sẽ thực hiện để bảo vệ môi trường biển?
Trung Quốc là quốc gia có bờ biển dài 1.800 km, với diện tích mặt biển khoảng hơn 3 triệu km2. Là quốc gia đông dân nhất thế giới với dân số ước tính khoảng 1,4 tỷ người. Cùng với tốc độ phát triển đáng kinh ngạc của nền kinh tế để vươn lên lớn thứ hai trên thế giới nên sự suy thoái và ô nhiễm môi trường nói chung, trong đó có môi trường biển nói riêng của Trung Quốc là một tác dụng phụ không thể tránh khỏi. Dựa trên bề dày lịch sử khai thác biển (khoảng 5.000 năm trước đây) với nghề khai thác muối biển, Trung Quốc đã sớm quan tâm đến việc xây dựng một chính sách quản lý biển ngay từ khi giải phóng đất nước năm 1949. Trung Quốc đã xây dựng Chiến lược biển với bốn yếu tố cơ bản là: xác định việc mở rộng quản lý biển là hạt nhân của chiến lược chính trị biển; khẳng định việc xây dựng chiến lược cường quốc biển là hạt nhân của chiến lược phát triển kinh tế biển; xác định an ninh biển và an ninh quốc gia là vấn đề trọng tâm trong chiến lược phòng vệ biển; khẳng định và coi trọng việc sử dụng kỹ thuật cao kết hợp với kỹ thuật thông thường trong chiến lược khoa học – kỹ thuật biển.
Để bảo vệ môi trường, khai thác sử dụng biển ngày càng có hiệu quả hơn, Trung Quốc hết sức coi trọng công tác phòng ngừa và xử lý ô nhiễm biển. Kể từ thập kỷ 70 của thế kỷ 20 đến nay, căn cứ vào chính sách bảo vệ môi trường quốc gia kết hợp với đặc điểm bảo vệ môi trường biển, Trung Quốc đã đề ra chiến lược bảo vệ môi trường biển, quy định những quy tắc và căn cứ cơ bản trong việc bảo vệ môi trường biển, từng bước kiện toàn cơ chế quản lý, phân công trách nhiệm cụ thể giữa các ngành, các cấp và các địa phương để bảo vệ tốt môi trường biển.
Kể từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, các Bộ, ngành của Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật nhằm chuẩn hóa công tác quản lý và sử dụng vùng biển. Luật quản lý và sử dụng vùng biển nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã quy định việc quản lý chủ quyền vùng biển, phân vùng chức năng biển, sử dụng cơ chế bồi hoàn các vùng biển; quy định những căn cứ pháp lý cho việc quản lý, sử dụng các vùng biển …
Luật Bảo vệ môi trường năm 1979 của Trung Quốc là luật cơ bản nhằm bảo vệ môi trường Trung Quốc và nó đưa ra 5 nguyên tắc để bảo vệ môi trường. Để đi vào các quy định cụ thể trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển thì luật Bảo vệ môi trường Biển của Trung Quốc đã được thông qua năm 1982 và được sửa đổi, bổ sung gần nhất năm 2017, quy định các nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, tổ chức cá nhân trong việc phòng chống ô nhiễm môi trường. Mục đích của Luật này là bảo vệ và cải thiện môi trường biển, bảo vệ tài nguyên biển, ngăn ngừa và kiểm soát thiệt hại do ô nhiễm, duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ sức khỏe con người, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế – xã hội.
Luật gồm 97 Điều chia thành 10 chương gồm: Những quy định chung (I); Giám sát và Quản lý Môi trường Biển (II); Bảo vệ sinh thái biển (III); Phòng ngừa và Kiểm soát Thiệt hại của Ô nhiễm đối với Môi trường Biển do Các chất Ô nhiễm trên Đất liền gây ra (IV); Phòng ngừa và Kiểm soát ô nhiễm Thiệt hại đến Môi trường Biển do các Dự án Xây dựng ven biển (V); Phòng ngừa và Kiểm soát Thiệt hại Ô nhiễm Môi trường Biển do Các Dự án Xây dựng Biển (VI); Phòng ngừa và Kiểm soát Thiệt hại Ô nhiễm Môi trường Biển do Đổi chất thải (VII); Phòng ngừa và Kiểm soát Thiệt hại Ô nhiễm Môi trường Biển do Tàu thuyền và Hoạt động Liên quan gây ra (VIII); Trách nhiệm pháp lý (IX); Điều khoản bổ sung (X).
Sau đó, một số quy định cụ thể đã được chính phủ Trung Quốc ban hành, chẳng hạn như Quy định về Phòng ngừa và Kiểm soát ô nhiễm Biển do Tàu gây ra; Quy định về Bảo vệ và Kiểm soát Môi trường liên quan đến Dầu ngoài khơi. Thăm dò và Khai thác, Quy định về kiểm soát việc bán phá giá chất thải trên biển, các quy định về Phòng ngừa và Kiểm soát ô nhiễm Môi trường do Phá tàu, Quy định về Phòng ngừa và Kiểm soát Thiệt hại Ô nhiễm đối với Môi trường Biển do Các chất gây ô nhiễm Nguồn gốc từ Đất liền, và Các Quy định về Ngăn ngừa và Kiểm soát Thiệt hại Ô nhiễm Môi trường Biển từ các Dự án Xây dựng Bờ biển.
Ngoài ra, hàng chục quy tắc và tiêu chuẩn đã được ban hành liên quan đến bảo vệ môi trường biển bởi các cơ quan chính phủ. Tất cả các luật, quy định và quy tắc này đã hình thành khuôn khổ pháp lý cho việc bảo vệ môi trường biển. Bên cạnh đó, các chương trình,
Trong những năm gần đây, hệ thống quản lý về bảo vệ môi trường biển Trung Quốc từng bước được hình thành: Cục bảo vệ môi trường nhà nước chịu trách nhiệm về công tác bảo vệ môi trường biển cho cả nước; cơ quan quản lý nhà nước về biển có trách nhiệm tổ chức điều tra, quan trắc, giám sát môi trường biển, nghiên cứu khoa học và ngăn ngừa ô nhiễm gây hại môi trường biển do hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi và việc đổ chất thải trên biển, chính quyền bến cảng có trách nhiệm giám sát, điều tra và xử lý việc thải chất ô nhiễm của tàu thuyền, giám sát vùng nước bến cảng và ngăn ngừa ô nhiễm gây ra thiệt hại cho môi trường biển do tàu thuyền gây ra; chính quyền cảng cá nhà nước chịu trách nhiệm giám sát việc thải chất ô nhiễm của tàu đánh cá và giám sát ngư trường, cơ quan bảo vệ môi trường của lực lượng vũ trang chịu trách nhiệm giám sát hoạt động xả thải ô nhiễm của tàu quân sự và giám sát vùng nước cảng hải quân; và cơ quan bảo vệ môi trường của chính quyền nhân dân địa phương ở các vùng ven biển có trách nhiệm thực hiện công tác bảo vệ môi trường nhằm ngăn ngừa thiệt hại do ô nhiễm do các dự án xây dựng ven biển và các chất ô nhiễm từ đất. Mạng lưới phối hợp này đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các luật liên quan và bảo vệ hiệu quả môi trường biển.
Sau đây là những biện pháp chính mà Trung Quốc sẽ thực hiện để bảo vệ môi trường biển:
– Kiểm soát các nguồn ô nhiễm sẽ được tăng cường bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng cho nước ở tất cả các phần của các con sông đổ ra biển, thiết lập một hệ thống kiểm soát tổng lượng ô nhiễm thải ra các vùng biển trọng điểm, xác định các chỉ số xả thải biển của các chất gây ô nhiễm chính, và hạn chế nghiêm ngặt việc xả thải trên mức ban đầu;
– Việc điều tra, giám sát và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển sẽ được đẩy mạnh thông qua việc cải thiện mạng lưới giám sát ô nhiễm, tăng cường giám sát bằng vệ tinh, tàu và các trạm quan trắc ngoài khơi, và hoàn thiện hệ thống thực thi pháp luật;
– Sẽ dần dần được thu tiền đối với hành vi xả thải ô nhiễm, và khuyến khích mọi tầng lớp xã hội phát triển công nghệ và ngành bảo vệ môi trường biển;
– Đẩy mạnh xây dựng hệ thống giám sát biển và dự báo, báo động thiên tai, hoàn chỉnh với mạng quan trắc, mạng thu thập và liên lạc dữ liệu, mạng dự báo – báo động và dịch vụ, hệ thống kiểm soát chất lượng dữ liệu.
Ngoài các quy định nhằm mục đích bảo vệ môi trường biển đã được nội luật hoá, còn các điều ước quốc tế về môi trường biển mà Trung Quốc là thành viên bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, Công ước về Đa dạng sinh học CBD 1992, Công ước Quốc tế về Trách nhiệm Dân sự đối với Thiệt hại do Ô nhiễm Dầu CLC 1992, Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển MARPOL 73/78 và Công ước London 1972 về ngăn ngừa ô nhiễm biển do đổ chất thải và các vật chất khác Công ước Basel 1989 về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới của chất thải nguy hại và việc tiêu huỷ chúng, Công ước Stockholm 2001 về Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy…
Là một quốc gia thành viên của các điều ước quốc tế về môi trường, cần phải tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo hiệp ước, điều này đương nhiên sẽ có tác động đến luật pháp Trung Quốc. Ví dụ, Luật Bảo vệ Môi trường Biển ở Trung Quốc quy định việc thực hiện một hệ thống dự phòng cho các sự cố ô nhiễm biển lớn. Đây là việc thực hiện nghĩa vụ hiệp ước của Trung Quốc theo điều 199 của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển liên quan đến việc “Các quốc gia nên cùng nhau phát triển và thúc đẩy các kế hoạch dự phòng để đối phó với các sự cố ô nhiễm trong môi trường biển”.
Như chúng ta đã biết, tất cả các biển của Trung Quốc đều là biển nửa kín theo Công ước Luật Biển của Liên Hợp quốc. Do đó, tất cả các Quốc gia ven biển giáp biển Trung Quốc được yêu cầu phối hợp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển.
Hợp tác khu vực và các thể chế bảo vệ môi trường biển không phải là điều mới mẻ trong thực tiễn. Dưới sự tài trợ của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), một số thỏa thuận khu vực đã được thực hiện cho các vùng biển khác nhau trên khắp thế giới. Nổi bật trong các tổ chức khu vực về bảo vệ môi trường biển mà Trung Quốc tham gia là NOWPAP, PEMSEA, TEMM… Ngoài ra, hợp tác song phương về bảo vệ môi trường biển đã là một điển hình thành công trong thực tiễn cấp Nhà nước. Đã có một số chương trình hợp tác cho các vùng biển Trung Quốc. Ví dụ, Trung Quốc và Hàn Quốc đã khởi động chương trình bảo vệ biển Hoàng Hải vào năm 1995.
Có hai mục tiêu rõ ràng trong Chương trình Nghị sự 21 về Đại dương của Trung Quốc là:
– Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường biển, thúc đẩy trao đổi học thuật và trao đổi dữ liệu, thông tin, giới thiệu các phương pháp quản lý tiên tiến của nước ngoài và các phương tiện khoa học công nghệ, đẩy mạnh phát triển sự nghiệp bảo vệ môi trường biển quốc gia;
– Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong việc bảo vệ môi trường biển, và đóng góp vào việc chung tay bảo vệ môi trường của các vùng biển xung quanh.
Như đã trình bày tại Chương I, vấn đề bảo vệ môi trường biển không chỉ là nghĩa vụ một quốc gia đơn lẻ nào mà đòi hỏi sự nỗ lực hợp tác của tất cả các quốc gia trên thế giới. Trung Quốc nhận thức rõ được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình nên việc hợp tác với các quốc gia trong khu vực cũng như các tổ chức quốc tế để việc bảo vệ môi trường biển đạt được hiệu quả thông qua các tổ chức như NOWPAP, PEMSEA, COBSEA… Ngoài ra, Trung Quốc đã tham gia các tổ chức quốc tế, bao gồm Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO/IOC), Ủy ban Khoa học về Nghiên cứu Đại dương (SCOR), Ủy | ban Khí tượng Hàng hải (CMM), Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), Tổ chức Khoa học Biển Bắc Thái Bình Dương (PICES), và Hội nghị Khoa học và Công nghệ Thái Bình Dương (PACON).